5. Kết cấu luận văn
3.4.1. Kết quả đạt được
Qua việc phân tích thực trạng chất lượng tín dụng KHDN, có thể thấy hoạt động cho vay của Chi nhánh đối với các khách hàng này đang có những chuyển biến tích cực. Nhận thức được tầm quan trọng của các KHDN trong nền kinh tế hiện nay, trong những năm qua Chi nhánh không chỉ quan tâm và tập trung vào các khách hàng truyền thống, các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp lớn, mà còn chú ý nhiều đến các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng này. Đồng thời Chi nhánh cũng thực hiện đúng các quy định, chỉ thị về cho vay đối với các KHDN của Nhà nước, của hệ thống ngân hàng, và của cả Chi nhánh nói riêng. Những kết quả, thành tựu nổi bật mà Chi nhánh thu được từ tín dụng KHDN là:
Thứ nhất, tăng trưởng của dư nợ tín dụng KHDN đạt kết quả khả quan
Dư nợ tín dụng KHDN không ngừng tăng lên qua các năm. Năm 2014, dư nợ tín dụng KHDN mới chỉ dừng lại ở con số 4.154 tỷ đồng thì chỉ sau 2 năm, dư nợ tín dụng KHDN đã tăng 39,2%, đạt 5.781 tỷ đồng, chiếm 80,61% trong tổng dư nợ toàn Chi nhánh. Để đạt được kết quả như vậy, ngân hàng đã sử dụng nhiều chính sách khách hàng mềm dẻo lại rất linh hoạt đã giúp cho ngân hàng không những đã
giữ được khách hàng cũ, khách hàng truyền thống mà còn thu hút ngày càng nhiều hơn khách hàng mới. Đây là những bước chuyển biến phát triển của BIDV Thái Nguyên, nó phù hợp với chủ trương chính sách, đường lối kinh tế của Nhà nước.
Thứ hai, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu có xu hướng giảm, thấp hơn trung bình ngành và thấp hơn hệ thống ngân hàng BIDV.
Năm 2014, tỷ lệ nợ xấu tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên là
0,116% trong khi Tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh là 0,12%, thấp hơn tỷ lệ TƯ
giao <1%. Năm 2015, tỷ lệ này BIDV là 0,038%; trong khi tỷ lệ nợ xấu tín dụng
KHDN tại BIDV Thái nguyên là 0,036%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng và BIDV. Đến năm 2016, tỷ lệ này tuy có tăng nhẹ, song tỷ lệ nợ xấu tín dụng KHDN vẫn đảm bảo thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của toàn chi nhánh và trong cả hệ thống ngân hàng BIDV.
Thứ ba, dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập và rủi ro tín dụng liên tiếp giảm
Giai đoạn 2014-2016, chi nhánh đã chủ động tích cực kiểm soát chất lượng tín dụng, quyết liệt xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng nên chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt. Trong khi dư nợ bình quân hàng năm đều tăng ở mức 21% (năm 2015) và 20% (năm 2016) thì dự phòng rủi ro tín dụng cần phải trích lập lại liên tiếp giảm ở mức 13,9% (năm 2015) và 27,3% (năm 2016). Điều này cho thấy chất lượng tín dụng đã được nâng cao, rủi ro tín dụng giảm đáng kể.