Đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 106 - 107)

5. Kết cấu luận văn

4.3.1. Đối với Nhà nước

Bên cạnh sự hỗ trợ từ ngân hàng, cần có sự chỉ đạo và hỗ trợ từ phía Chính phủ, các bộ ban ngành và các cấp có liên quan.

Một là, Nhà nước cần tạo môi trường kinh tế chính trị ổn định, khuyến khích đầu tư: Hoạt động trong môi trường kinh tế ổn định giúp KHDN phát huy thế mạnh tốt hơn, sử dụng các nguồn lực hiệu quả. Nền kinh tế chính trị ổn định, lành mạnh tạo sự an tâm, thuận lợi cho các KHDN hoạt động, đầu tư, phát triển SXKD, tiến hành mọi hoạt động hiệu quả.

KHDN là các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính hạn chế, trình độ sản xuất kinh doanh còn yếu kém... Do đó, Nhà nước nên có biện pháp hỗ trợ KHDN vay vốn ngân hàng, giải ngân nguồn vốn ngân hàng cho KHDN vay, tăng cường đầu tư vào những ngành chủ yếu mà các KHDN đang hoạt động và phát triển, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và tình hình phát triển của kinh tế trong nước.

Hai là, Nhà nước cần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với KHDN.

Cơ sở pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, hoàn thiện rất quan trong trong việc hoạch định chính sách hỗ trợ phát triển KHDN. Cần có những quy định riêng về loại hình doanh nghiệp này để có thể hướng dẫn họ hoạt động kinh doanh đúng đắn, tuân theo pháp luật và có hiệu quả kinh tế xã hội. Chính phủ cần ban hành, sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định mới phù hợp với tình hình phát triển của các KHDN, liên quan đến KHDN, nhằm loại bỏ những rào cản chồng chéo gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp. Định kỳ nên có sự bổ sung kịp thời, theo xu hướng vận động và phát triển kinh tế chung. Nhà nước cũng nên ban hành pháp chế về KHDN như quy định quyền hạn và nhiệm vụ của Hiệp hội KHDN, bảo lãnh tín dụng cụ thể cho KHDN... Điều này phù hợp với thực tiến sẽ tạo tâm lý yên tâm cho các KHDN tập trung, chú trọng đầu tư vào SXKD, không lo vướng mắc không đáng có cho họ.

Ba là, Quy định pháp luật về vấn đề xử lý TSĐB cần rõ ràng, trao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng

Nên coi chủ động xử lý TSĐB là một quyền đương nhiên của ngân hàng, các cơ quan nhà nước liên quan phải có trách nhiệm hỗ trợ hoặc can thiệp khi có đề nghị từ phía ngân hàng như quy định tại một số nước phát triển hiện nay (Mỹ, Nhật,

Pháp...). Hiện nay, việc xử lý tài sản phải thông qua rất nhiều bộ phận ban ngành (tòa án, thi hành án, công an…), thực tế này khiến cho việc thu hồi TSĐB gặp rất nhiều thủ tục pháp lý, gây chậm trễ, thâm chí không thu hồi được. Đồng thời, cần có một văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xử lý TSĐB trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng. Nhằm cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Dân sự và các nghị định hướng dẫn liên quan về giao dịch bảo đảm. Trên cơ sở đó, các ngân hàng có một cơ sở pháp lý chắc chắn nhằm rút ngắn thời gian cũng như rủi ro trong hoạt động xử lý tài sản bảo đảm. Về việc thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là tòa án, thi hành án cần có thiện chí, làm hết trách nhiệm theo quy định của pháp luật, tránh kéo dài thời gian một cách vô lý gây khó khăn cho ngân hàng trong các vụ kiện, thi hành án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 106 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)