Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 33 - 35)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Quân đội, Chi nhánh Thái Nguyên

Ngân Hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Thái nguyên (MB Thái Nguyên) tiền thân là Phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh Điện Biên Phủ được thành lập vào năm 2008. Với những nỗ lực không ngừng của các cấp lãnh đạo và nhân viên ngân hàng, sau gần 3 năm đi vào hoạt động MB Thái Nguyên đã từng bước khẳng định và được Ngân hàng Quân đội nâng cấp quản lý MB Thái Nguyên từ phòng giao dịch lên thành Chi nhánh Thái Nguyên từ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Chỉ tính

riêng 6 tháng đầu năm 2011, Phòng giao dịch Ngân hàng TMCP Quân đội -Chi nhánh Thái Nguyên đã huy động vốn được trên 40% so với năm 2010; tổng tài sản đạt gần 500 tỷ đồng, trong đó có trên 8.000 khách hàng cá nhân và trên 300 khách hàng doanh nghiệp đang sử dụng các dịch vụ của MB; MB Thái Nguyên vươn lên đứng top 3 Ngân hàng TMCP trên địa bàn tỉnh.

Trong nhiều năm nỗ lực, bên cạnh những thành tựu nổi bật mà Chi nhánh thu được từ cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa như tăng trưởng của dư nợ cho vay doanh nghiệp đạt kết quả khả quan, tỷ lệ nợ xấu của cho vay doanh nghiệp thấp hơn trung bình ngành và thấp hơn hệ thống ngân hàng TMCP Quân đội, chênh lệch thu chi lãi từ hoạt động cho vay doanh nghiệp không ngừng tăng thì cho vay của Chi nhánh đối với doanh nghiệp còn nhiều bất cập, hạn chế tồn tại cần khắc phục là: tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn của SMEs tăng, tỷ lệ chênh lệch thu chi lãi từ cho vay doanh nghiệp trên dư nợ cho vay doanh nghiệp có xu hướng giảm.

Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên là do cả từ phía chủ quan của chi nhánh như: chưa áp dụng triệt để quy trình cho vay, công tác thẩm định còn phức tạp nhưng chưa thực sự hiệu quả, việc kiểm tra,giám sát các khoản vay còn yếu kém, chất lượng cán bộ, nhân viên của Chi nhánh chưa đồng đều, nhiều cán bộ trẻ chưa có kinh nghiệm thực tiễn, Chi nhánh thiếu thông tin tín dụng về khách hàng doanh nghiệp, đối tượng cho vay của Chi nhánh chưa đa dạng. Cũng như những nguyên nhân khách quan từ doanh nghiệp như: năng lực quản lý, năng lực lập dự án và thực hiện dự án của các doanh nghiệp còn hạn chế; đạo đức kinh hoanh của doanh nghiệp chưa tốt, gây mất uy tín đối với ngân hàng; doanh nghiệp thiếu minh bạch trong việc cung cấp thông tin cho ngân hàng. Hay do nguyên nhân từ Môi trường kinh tế thiếu ổn định, có nhiều biến động xảy ra ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp ,điều đó làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động cho vay và thu nợ của Chi nhánh, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, thiếu sự đồng bộ gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Đứng trước thực trạng cho vay còn nhiều bất cập như vậy, MB Thái nguyên đã có những hướng giải quyết tích cực nhằm nâng cao chất lượng cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp của mình. Cụ thể:

Nâng cao chất lượng công tác thẩm định khách hàng và thẩm định dự án

Chi nhánh sử dụng đến những biện pháp sau đây nhằm tăng cường khả năng đánh giá và phân tích SMEs: Nâng cao chất lượng thông tin về SMEs từ các nguồn như thông tin do khách hàng cung cấp trong hồ sơ, gặp mặt và phỏng vấn trực tiếp khách hàng, tham quan nơi sản xuất của doanh nghiệp và địa điểm triển khai dự án, thông tin từ bên ngoài; Nâng cao trình độ phân tích và đánh giá thông tin về SMEs thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn từ sách báo, tài liệu ngân hàng và từ chính những cán bộ tín dụng dày dạn kinh nghiệm.

Nâng cao chất lượng TSĐB, đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tiền vay

Trong quá trình định giá TSĐB vận dụng linh hoạt, đơn giản, gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo an toàn, và tuỳ từng trường hợp cụ thể, tránh khuôn phép máy móc, gây khó khăn, trở ngại cho khách hàng. Bên cạnh đó, SMEs có phương án kinh doanh tốt nhưng tiềm lực tài chính hạn chế, do đó không đáp ứng đủ yêu cầu của Chi nhánh. Vì thế, Chi nhánh có sự linh hoạt trong công tác giải quyết cho vay đối với các doanh nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay và nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát hàng tháng, hàng quý

Để từ đó có biện pháp uốn nắn, sửa chữa sai sót. CBTD đề xuất các giải pháp nhằm giúp lãnh đạo có phương hướng và biện pháp xử lí hữu hiệu, giúp Ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 33 - 35)