Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên trong gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 49 - 58)

5. Kết cấu luận văn

3.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Thái Nguyên trong gia

2014-2016

Giai đoạn 2014-2016 là giai đoạn phục hồi của nền kinh tế thế giới. Trong đó, kinh tế Việt Nam cũng đã và đang có những chuyển biến tích cực. Thị trường tiền tệ được điều hành linh hoạt và hoạt động ổn định trở lại. Đây là nền móng vững

chãi cho các NHTM phát triển. Giai đoạn này cũng đánh dấu bước tiến mạnh mẽ của BIDV Thái Nguyên về quy mô và kết quả kinh doanh. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình kinh doanh giai đoa ̣n 2014 - 2016 của BIDV Thái Nguyên

(tỷ đồng) STT Chỉ tiêu Năm 2014 (tỷ đồng) Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Chênh lệch 15/14 16/15 ST % ST % 1 Tổng tài sản 5.582 6.989 8.388 1.407 25,21 1.399 20,02

2 Lợi nhuận trước thuế 149,1 164,5 187,2 15,4 10,33 22,7 13,80

3

Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người (trđ/người)

1,14 1,16 1,17 0,02 1,75 0,01 0,86

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm 2014 - 2016 của BIDV Thái Nguyên Xét về quy mô hoạt động, Tổng tài sản có xu hướng tăng mạnh qua các năm.

Năm 2016, tổng tài sản đạt 8.388 tỷ đồng tăng 20% so năm 2015, tuy có thấp hơn

năm 2015 (25,2%) song vẫn cao hơn mức tăng trưởng chung của hệ thống BIDV (16,7%).

Xét về kết quả kinh doanh, Lợi nhuận trước thuế đạt 187,2 tỷ đồng hoàn

thành 101,7% kế hoạch, tăng 13,8% so với năm 2015, cao hơn khá nhiều mức tăng

trưởng lợi nhuận của toàn hệ thống BIDV (đạt 7%), đứng thứ 16/190 chi nhánh trên

toàn hệ thống.

Ngoài ra, mặc dù kinh doanh trong điều kiện khó khăn xong 2016 năng suất lao động không ngừng được nâng cao: Nguồn vốn huy động đạt 36 tỷ đồng/người, tăng

20%, dư nợ đạt 50 tỷ đồng/ người tăng 19% so năm 2015, LNTT bình quân đạt 1,29 tỷ

Trong đó, tình hình cụ thể các mặt hoạt động như sau:

i) Hoạt động huy động vốn

Giai đoạn 2014-2016 là giai đoạn mà chi nhánh gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động do chính sách lãi suất kém cạnh tranh của BIDV so với các ngân hàng khác. Tuy nhiên, vượt lên trên những khó khăn đó, BIDV Thái Nguyên đã vận dụng một cách linh hoạt các loại hình sản phẩm tiền gửi phù hợp, tiện ích và hấp dẫn với nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tích lũy, tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi… Đồng thời, chi nhánh luôn chủ động bám sát những diễn biến lãi suất trên địa bàn để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. Kết hợp với việc sử dụng các hình thức quảng cáo, khuyến mại như tặng quà, hình thức dự thưởng, quay số trúng thưởng… đã góp phần thu hút khách hàng đến với BIDV và nâng cao nguồn vốn huy động cho Ngân hàng. Quy mô nguồn vốn liên tục tăng qua các năm được thể hiện trong bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.2: Huy động vốn từ năm 2014-2016 của BIDV Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm 2014 (tỷ đồng) Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Chênh lệch 15/14 16/15 ST % ST % 1. Tổng huy động cuối kỳ 3.672 4.288 5.164 616 16,78 876 20,43

+ Theo đối tượng huy động

- Tiền gửi của ĐCTC 321 180 49 (141) (43,93) (131) (72,78)

- Tiền gửi của TCKT 515 624 837 109 21,17 213 34,13

- Tiền gửi cá nhân 2.836 3.484 4.278 648 22,85 794 22,79

+ Theo cơ cấu nguồn vốn

- HĐV ngắn hạn 2.176 2.797 3.382 621 28,54 585 20,92 - HĐV trung dài hạn 1.496 1.491 1.782 (5) (0,33) 291 19,52 + Theo loại tệ - VND 3.571 4.159 5.077 588 16,47 918 22,07 - Ngoại tệ 101 128 87 27 26,73 (41) (32,03) 2. Huy động vốn bình quân 3.210 3.943 4.835 733 22,83 892 22,62 3. Thị phần huy động vốn 14,3% 13,3% 13,4% -1,0% 0,1%

Biểu đồ 3.1. Huy động vốn từ năm 2014 - 2016 của BIDV Thái Nguyên

Xét về tổng nguồn vốn huy động cuối kỳ có sự tăng trưởng cao, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2015 nguồn vốn huy động là 4.288 tỷ đồng tăng 16,78% so với năm 2014; năm 2016 nguồn vốn huy động là 5.164 tỷ đồng tăng 20,43% so với năm 2015. Trong tổng nguồn huy động của toàn chi nhánh thì tiền gửi cá nhân chiếm tỷ trọng lớn. Đây cũng là nguồn vốn tương đối ổn định, bền

vững, có mức tăng trưởng mạnh qua 2 năm trở lại đây. Năm 2015 tiền gửicá nhân

tăng 22,85% so với năm 2014, năm 2016 nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 794 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 22,79% so với 2015, chiếm 82,8% tổng nguồn vốn. Huy động vốn cá nhân của chi nhánh nhiều thời điểm suy giảm đặc biệt là ở các đối tượng khách hàng có nguồn tiền gửi lớn do có sự lôi kéo từ các TCTD khác trên địa

bàn với các chính sách cạnh tranh hơn. Tiền gửi của các định chế tài chính (ĐCTC)

giảm mạnh liên tiếp trong hai năm 2015-2016 với tốc độ giảm lầm lượt là 44% và 72,8%. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là đối tượng ổn định qua các năm. Huy

động vốn cuối kỳ khách hàng doanh nghiệp: 837 tỷ đồng, tăng 34% so với đầu năm,

chiếm 16,1% tổng nguồn vốn. Trong đó nguồn vốn KKH là 479 tỷ đồng, chiếm 57% nguồn vốn KHDN. HĐV KHDN có xu hướng tăng chậm thậm chí giảm trong giai đầu năm do hoạt động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, dòng tiền từ

SXKD của khách hàng luân chuyển chậm, nhiều khách hàng phải sử dụng nguồn tiền gửi để trả nợ hoặc để phục vụ hoạt động SXKD và chỉ tăng trở lại trong giai đoạn cuối năm.

Xét về cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ từ nguồn vốn dài hạn sang nguồn vốn ngắn hạn. Tỷ trọng nguồn vốn dài hạn trong tổng nguồn vốn huy động giảm dần qua các năm: năm 2014 chiếm 40,7%, năm 2015 là 34,8% và năm 2016 chỉ còn là 34,5%. Điều đó có thể nói đây là một sự chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn tương đối mạnh mẽ do thời gian qua lãi suất thường xuyên biến động, giá cả thay đổi người gửi tiền có xu hướng chuyển từ gửi các kỳ hạn dài hạn sang gửi các kỳ hạn ngắn hơn.

Tại BIDV Thái Nguyên, nguồn vốn VND luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn vốn gần 97%, và có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt, năm 2016, huy động vốn đồng Việt Nam tăng 918 tỷ đồng tương ứng tốc độ tăng 22,1%. Tiền gửi ngoại tệ giảm cả về quy mô lẫn tỷ trọng huy động vốn.

Huy động vốn bình quân tại chi nhánh cũng có sự tăng trưởng tốt qua các năm, cụ thể, năm 2014 là 3.210 tỷ đồng, năm 2015 là 3.943 tỷ đồng tăng mạnh 22,83% so với năm 2014 và năm 2016, huy động vốn bình quân đạt 4.385 tỷ đồng, tăng 22,6% so với năm 2015.

Tích cực trong việc huy động vốn cũng góp phần vào việc tăng thị phần huy động vốn cho BIDV CN Thái Nguyên nói riêng và BIDV trên địa bàn nói chung. Thị phần huy động có giảm nhẹ 1,2% năm 2015 song lại tăng trở lại trong năm 2016 đạt 4,4%.

ii) Hoạt động tín dụng

Song song với hoạt động huy động vốn, công tác sử dụng vốn cũng có vai trò rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn là để cho vay, nếu huy động được nhiều mà không có kế hoạch sử dụng vốn tốt, không cho vay ra được, thì dẫn đến “ách tắc” vốn; cho vay được mà không thu hồi được nợ lại càng không tốt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. Do vậy, sử dụng vốn cần được chú trọng đặc biệt, cần có kế hoạch, chiến lược rõ ràng, vì chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả khôn lường, có thể đi tới phá sản bất cứ một ngân hàng nào.

Nhận thức rõ điều này, BIDV Thái Nguyên luôn coi trọng công tác sử dụng vốn, đặt nghiệp vụ tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và của NHNN Việt Nam với phương châm “phát triển - an toàn - hiệu quả”. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ với các doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành, trong những năm qua, công tác cho vay của BIDV Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu tốt đẹp, khả quan. Có thể nhận thấy điều đó qua bảng số liệu những năm vừa qua.

Bảng 3.3: Kết quả hoạt động tín dụng giai đoa ̣n từ 2014 - 2016 của BIDV Thái Nguyên

Chỉ tiêu Năm 2014 (tỷ đồng) Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Chênh lệch 15/14 16/15 ST % ST % 1. Tổng dư nợ 4.739 6.030 7.172 1.291 27,24 1142 18,94 Theo thời hạn - Tín dụng ngắn hạn 3.625 4.521 5.387 896 24,72 866 19,16 - Tín dụng trung dài hạn 1.114 1.509 1.785 395 35,46 276 18,29 Theo TPKT - Bán lẻ 585 1.041 1.391 456 77,95 350 33,62 - Bán buôn 4.154 4.989 5.781 835 20,10 792 15,87

Theo loại tiền tệ

- VNĐ 4.566 5.813 6.743 1.247 27,31 930 16,00

- USD, EUR 173 217 429 44 25,48 212 97,62

2. Dư nợ bình quân 4.130 5.482 6.428 1.352 32,74 946 17,26 3. Tỷ lệ nợ xấu (%) 0,12 0,038 0,080 (0,08) 0,04

4. Thị phần tín dụng (%) 17,4 18,7 18,1 1,30 (0,60)

Biểu đồ 3.2. Kết quả tín dụng giai đoạn từ 2014 - 2016 của BIDV Thái Nguyên

Tổng dư nợ tín dụng liên tục tăng qua các năm trong các năm 2015, 2016 lần lượt là 1.291 tỷ và 1.142 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 27% và 18%. Tuy nhiên về thời điểm cho vay đã có sự thay đổi. Sang năm 2015, Chi nhánh cho vay đều trong năm thay vì tập trung tại thời điểm cuối năm như năm 2014, dẫn đến dư nợ bình quân luôn được giữ ở mức cao (5.482 tỷ năm 2015) song tốc độ tăng cao hơn hẳn tốc độ tăng dư nợ cuối kỳ, đạt trên 33%. Đặc biệt, trong năm 2016 dư nợ tiếp tục đà tăng trưởng tương đối đều trong các tháng, do vậy dư nợ

bình quân tăng khá cao (tăng 17,2% so với năm 2015).

Cho vay VND luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ và có xu hướng tăng qua các năm với tốc độ tăng mạnh lần lượt là 27% và 16% trong các năm 2015 và 2016.

Xét về thời hạn tín dụng, tín dụng nợ ngắn hạn thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ (Từ 74-76,5%). Dư nợ trung dài hạn đạt 1.785 tỷ đồng, tăng 18,3% so với năm 2015, chiếm 24,8% tổng dư nợ và nằm trong cơ cấu được giao

(<47%). Dư nợ ngắn hạn đạt 5.387 tỷ đồng, tăng 19,2% so năm 2015, chiếm 75,2%

tổng dư nợ. Kết quả tích cực này là do chi nhánh đã triển khai đồng bộ các biện pháp như đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tốt, tận dụng tối đa các gói tín dụng ưu đãi của BIDV ngay từ những ngày đầu năm nhằm gia tăng số dư bình quân; đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực ưu tiên, điều hành giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng theo chủ trương của NHNN.

Dư nợ tín dụng bán lẻ tăng trưởng tốt từ đầu năm và duy trì trong giai đoạn cuối năm, thể hiện ở tăng trưởng dư nợ bình quân tăng cao hơn khá nhiều so với tăng trưởng dư nợ cuối kỳ. Kết quả tích cực là do chi nhánh đã đẩy mạnh triển khai nhiều gói ưu đãi tín dụng bán lẻ ngay từ đầu năm tạo điều kiện để gia tăng dư nợ.

Đến 31/12/2016 dư nợ bán lẻ tổng đạt 1.391 tỷ đồng, tăng 30% so 2015; dư nợ bán

lẻ (trừ cầm cố thế chấp) đạt 1.188 tỷ đồng, tăng 29,8% so 2015, hoàn thành 103%

KH giao (cả hệ thống hoàn thành 105% KH). Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/TDN đạt

19,4% cao hơn năm 2015 (17,8%) và đang tiến gần hơn tới tỷ trọng của toàn hệ thống (24,5%).

Hoạt động tín dụng tại BIDV Thái Nguyên vẫn còn có một số điểm hạn chế đó là chi nhánh chủ yếu tập trung cho vay các đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp quy mô lớn, các dự án có dư nợ lớn chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ của toàn chi nhánh, dư nợ đối với các khách hàng cá nhân còn thấp, chiếm tỷ lệ nhỏ, các sản phẩm tín dụng bán lẻ chưa phát triển rộng rãi, khách hàng truyền thống của chi nhánh là các đơn vị xây lắp trong toàn tỉnh, đôi khi bị chậm tiến độ trả nợ Ngân hàng theo cam kết, đây cũng là đối tượng khách hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng.

Hiện nay, BIDV nói chung và BIDV Thái Nguyên nói riêng đang tăng cường triển khai mở rộng các sản phẩm bán lẻ. Các sản phẩm bán lẻ có ưu điểm là đem lại doanh thu cao, ít rủi ro, đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ phi ngân hàng, mở rộng khả năng mua bán chéo giữa cá nhân và doanh nghiệp với NHTM, từ đó gia tăng và phát triển mạng lưới khách hàng hiện tại và tiềm năng của NHTM.

iii) Hoạt động dịch vụ khác

Tại BIDV Thái Nguyên ngoài hai hoạt động chính là huy động và sử dụng nguồn vốn, còn cung cấp nhiều loại dịch vụ khác như: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ phi Tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ WU, dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán, dịch vụ đại lý ủy thác, dịch vụ Ngân hàng điện tử, dịch vụ bảo hiểm,...

Bảng 3.4: Thu phí dịch vụ giai đoa ̣n 2014 - 2016 của BIDV Thái Nguyên

Đơn vị: tỷ đồng

STT Tên chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

1 Dịch vụ Ngân quỹ 45,65 35,82 36,34 2 Dịch vụ Thẻ 2.600,00 3.740,00 4.239 3 Dịch vụ Bảo lãnh 6.847,50 9.300,00 7.000 4 Dịch vụ Phi Tín dụng 1.070,70 376,11 417 5 Dịch vụ Thanh toán 16.724,50 16.079,20 14.302 6 Dịch vụ Tài trợ TM 9.752,50 5.912,00 5.400 7 Dịch vụ WU 394,25 135,32 140 8 Dịch vụ Tư vấn Phát hành CK - - - 9 Dịch vụ Đại lý Ủy thác - - - 10 DV Ngân hàng Điện tử (BSMS) 2.552,25 1.241,76 1.694 11 Dịch vụ Bảo hiểm 78,85 27,86 54 12 Dịch vụ Khác 1.433,80 2.951,93 2.118 Tổng thu DV ròng 41.500 39.800 35.400

1 Kinh doanh Ngoại tệ và Phái sinh 1.900 2.700 2.760

Tổng thu KDNT+PS 1.900 2.700 2.760 Tổng 43.400 42.500 38.160

Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thái Nguyên

Trong giai đoạn 2014-2016, BIDV Thái Nguyên đã tích cực đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ đến khách hàng, bên cạnh việc phát triển các dịch vụ truyền thống, có thế mạnh, Chi nhánh đã tập trung phát triển các dịch vụ đặc thù, dịch vụ bán lẻ, tận dụng tốt các mối quan hệ với khách hàng tổ chức để triển khai bán chéo sản phẩm. Trong đó, các dịch vụ mang lại nguồn thu lớn nhất lần lượt là từ dịch vụ thanh toán, dịch vụ tài trợ thương mại, dịch vụ bảo lãnh và dịch vụ thẻ với mức tỷ trọng cao lần lượt là 40,4%, 19,8%, 15,3% và 12,% (năm 2016). Trong đó dịch vụ

bảo lãnh giảm mạnh, đạt 7 tỷ đồng (giảm 2,3 tỷ đồng so với 2015), tài trợ thương

mại đạt 5,4 tỷ đồng (giảm 0,5 tỷ đồng so 2015), trong khi các dịch vụ khác như thanh toán, ngân hàng điện tử, thẻ vẫn tăng trưởng so với năm 2015 do đáp ứng nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng lên trong dân cư, góp phần phát triển các dịch vụ đi kèm như ATM, POS, thanh toán hoá đơn tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, thấu chi tài khoản, trả lương qua tài khoản…

Thu dịch vụ chủ yếu từ hoạt động bán buôn, đạt 23,3 tỷ đồng (giảm tuyệt đối 4,4 tỷ đồng so 2015), chiếm 66% tổng nguồn thu dịch vụ. Thu dịch vụ từ hoạt động

bán lẻ đạt 12,1 tỷ đồng (tương đương năm 2015), chiếm 34% tổng thu dịch vụ. Như

vậy thu dịch vụ từ bán lẻ không tăng trưởng trong khi thu dịch vụ từ bán buôn giảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 49 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)