Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 96)

5. Kết cấu luận văn

4.1.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP

tư & Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020

4.1.1. Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020 Phát triển Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020

4.1.1.1. Định hướng phát triển của BIDV Thái Nguyên

- Chủ động nắm bắt và bám sát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, bám sát sự chỉ đạo kế hoạch kinh doanh của ngân hàng BIDV, kết hợp đánh giá tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn để xây dựng chính sách tăng trưởng tín dụng, chính sách khách hàng hợp lý và có hiệu quả, thường xuyên nắm bắt lãi suất của các NHTM khác trên địa bàn để có những ứng xử kịp thời đảm bảo cạnh tranh tốt, tích cực chủ động trong công tác huy động vốn. Chi nhánh xác định nhiệm vụ huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, duy trì tốt quan hệ với những khách hàng truyền thống, phát triển khách hàng mới để thu hút tiền gửi về Chi nhánh.

- Tập trung chuyển hướng phát triển đối tượng KHDN có quan hệ tín dụng, đặc biệt là các KHDN có quy mô vừa và nhỏ.

- Tiếp tục nâng cao năng lực chỉ đạo điều hành theo mô hình ngân hàng TMCP, gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính. Nâng cao chất lượng kiểm tra giám sát, chú trọng kiểm soát yếu tố rủi ro đạo đức nghề nghiệp.

- Tiếp tục cơ cấu nền khách hàng, đẩy mạnh tiến độ xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng là nhiệm vụ trọng tâm, lành mạnh hóa hệ thống tài chính đảm bảo hoạt động của chi nhánh tăng trưởng gắn với mục tiêu lợi nhuận, an toàn, chất lượng, tăng trưởng bền vững. Nâng cao năng lực quản lý rủi ro, giảm thấp nhất các rủi ro trong hoạt động như rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro đạo đức…

- Phát triển mở rộng mạng lưới gắn với cấu trúc, sắp xếp, nâng cao hiệu quả, chú trọng đổi mới nâng cao năng lực cạnh tranh của các phòng giao dịch, đa dạng hóa các kênh phân phối sản phẩm ngân hàng hiện đại

4.1.1.2.Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại BIDV Thái Nguyên

Tập trung tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả ngay từ ngày đầu tháng đầu năm theo kế hoạch dư nợ HO giao trên cơ sở giữ vững khách hàng tốt, đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng mới có hiệu quả, khách hàng bán lẻ. Nghiêm túc tuân thủ quy trình quy định về thủ tục, thời gian:

*Đối với tín dụng bán buôn:

- Ưu tiên đẩy mạnh phát triển quan hệ tín dụng, dịch vụ với các với nhóm khách hàng thuộc đối tượng ưu tiên, khách hàng SME, khách hàng xuất khẩu, DN khởi nghiệp, sáng tạo, DN FDI….

- Nâng cao tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn, phấn đấu dư nợ T&DH năm 2017 đạt 30% tổng dư nợ, theo đó tập trung ưu tiên cho vay DN nhỏ và vừa, các dự án chiều sâu, mở rộng đã thực hiện tốt giai đoạn hiện tại (giai đoạn đầu) có hiệu quả.

- Tập trung chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo hướng giảm tập trung cho vay vào các đối tượng khách hàng lớn, năm 2017 thực hiện thí điểm với 5 khách hàng lớn nhất sẽ không thực hiện tăng dư nợ, đồng thời rà soát xem xét đánh giá tổng hòa lợi ích từ khách hàng đem lại, nếu KH đạt hiệu quả thấp thực hiện giảm dư nợ trước, hiệu quả cao giảm dần dư nợ sau và thực hiện chuyển dịch sang các đối tượng khách hàng nhỏ và vừa có hiệu quả cao hơn.

- Tập trung vào đối tượng khách hàng có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong khối ASEAN....

- Quyết liệt, bản lĩnh, trong công tác xử lý nợ, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong năm. Rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ tiền ẩn rủi ro và lên phương án lộ trình xử lý cụ thể chi tiết. Gắn cơ chế động lực cũng như các chế tài xử lý cán bộ trong việc thu hồi nợ xấu để tăng cường trách nhiệm của lãnh đạo cũng như cán bộ các phòng QLKH, PGD.

- Áp dụng triệt để chính sách khách hàng, chính sách lãi suất… để tăng cường khả năng thu hút khách hàng, mở rộng đối tượng quan hệ tín dụng để từ đó tìm kiếm các khách hàng vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả, đảm bảo hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.

- Chỉ đạo cán bộ tín dụng chấp hành nghiêm chỉnh các quy chế, cơ chế, quy trình tín dụng. Cán bộ tín dụng nắm rõ mục đích vay, nguồn trả nợ, giá trị tài sản

bảo đảm của khoản vay, rà soát các khoản vay đến hạn, thông báo cho khách hàng trước 30 ngày khi đến hạn. Tăng cường kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng thông qua công tác tuyển dụng đầu vào, đào tạo bổ sung thông qua các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ thường xuyên. Tài trợ, khuyến khích cán bộ tín dụng đi học thêm ngoài giờ để nâng cao kiến thức chuyên môn, khả năng ngoại ngữ. Khuyến khích việc hỗ trợ, hướng dẫn lẫn nhau giữa các cán bộ tín dụng để bổ sung kiến thức, kinh nghiệm trong việc thẩm định, cho vay và theo dõi khoản vay để từ đó nâng cao khả năng quản lý khách hàng/khoản vay.

- Hạn chế cho vay đối với lĩnh vực bất động sản và chứng khoán. Mở rộng cho vay đối với lĩnh vực thương mại, dịch vụ.

- Tăng cường nguồn lực quyết liệt xử lý thu hồi nợ, giảm nợ nhóm 2, nợ xấu, nợ xử lý rủi ro, nhanh chóng hoàn thiện các thủ tục pháp lý để khởi kiện ra toà đối với khách hàng chây ì trả nợ.

- Giao chỉ tiêu thu hồi nợ đến từng cán bộ tín dụng và trưởng phòng, có lộ trình cụ thể về thời gian, số nợ sẽ thu hồi. Kiên quyết thu hồi nợ kể cả xử lý tài sản bảo đảm và khởi kiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)