Chất lượng tín dụng KHDN giai đoạn 2014-2016 tại BIDV ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 72 - 78)

5. Kết cấu luận văn

3.2.4. Chất lượng tín dụng KHDN giai đoạn 2014-2016 tại BIDV ch

thiết bị y tế và văn phòng,như doanh nghiệp tư nhân Thế giới số, công ty thương mại cổ phần Đất Việt,… và các doanh nghiệp thương mại vận tải có nhu cầu vay vốn để mua sắm xe ô tô phục vụ cho quá trình mở rộng quy mô doanh nghiệp, …

Trái ngược với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong cho vay doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương nghiệp, dịch vụ, cơ cấu dư nợ tín dụng KHDN hoạt động trong

ngành xây dựng có sự sụt giảm nhẹ. Năm 2015, dư nợ ngành ngành xây dựng là 1.686,3 tỷ đồng, tăng 249,0 tỷ đồng tương ứng với 17,32 % so với năm 2014. Năm 2016, dư nợ tín dụng KHDN ngành này là 1.954 tỷ đồng tăng 13,2 % so với năm 2015. Sở dĩ vẫn có sự tăng trưởng về quy mô tín dụng trong ngành này là do trong giai đoạn 2013-2015 thị trường đã có những dấu hiệu phục hồi tích cực lượng giao dịch tăng; giá cả tương đối ổn định; lượng tồn kho bất động sản tiếp tục giảm; cơ cấu hàng hóa bất động sản chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường. Gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng được triển khai sâu, rộng; tốc độ giải ngân tăng nhanh.

3.2.4. Chất lượng tín dụng KHDN giai đoạn 2014-2016 tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên Thái Nguyên

Chất lượng tín dụng KHDN là nội dung nghiên cứu sâu, rộng cần nhiều thời gian để nghiên cứu và phân tích. Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả tiến hành đánh giá chất lượng tín dụng KHDN giai đoạn 2014-2016 tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên dựa trên các nhóm chỉ tiêu đã được trình bày ở chương 2. Cụ thể như sau:

3.2.4.1. Hiệu quả kinh doanh hoạt động tín dụng KHDN tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

Dựa trên các chỉ tiêu phân tích đã được đề cập ở chương 2, tác giả tiến hành tính toán nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh hoạt động tín dụng KHDN

giai đoạn 2014-2016 tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.10: Đánh giá hiệu quả kinh doanh hoạt động tín dụng KHDN giai đoạn 2014-2016 tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 15/14 16/15

+/- % +/- %

Dư nợ cho vay (DNCV) bỉnh quân 4.130 5.482 6.428 1.352 32,74 946 17,26 - Trong đó DNCV KHDN bình quân 3.806 4.612 5.539 806 21,18 927 20,10 Tổng nguồn vốn huy động bình quân 3.210 3.943 4.835 733 22,83 892 22,62 - Trong đó huy động vốn KHDN BQ 508,6 613,88 829,3 105 20,70 215 35,09 Tổng tài sản 5.582 6.989 8.388 1.407 25,21 1.399 20,02 Doanh số cho vay KHDN 9.681 17.755 22.530 8.074 83,40 4.775 26,89

1. Hiệu suất sử dụng vốn (H1) 128,66 139,03 132,95 10 8,06 (6) (4,38) Hiệu suất sử dụng vốn KHDN (H1-KHDN) 748,33 751,29 667,91 3 0,40 (83) (11,10)

2. Hiệu suất sử dụng tài sản 73,99 78,44 76,63 4 6,01 (2) (2,30) - Hiệu suất sử dụng tài sản của KHDN 68,18 65,99 66,03 (2) (3,22) 0 0,07

3. Vòng quay vốn tín dụng KHDN 2,54 3,85 4,07 1 51,35 0 5,66

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên

Căn cứ vào bảng số liệu trên, có thể thấy trong giai đoạn 2014-2016, BIDV chi nhánh Thái Nguyên duy trì hệ số sử dụng vốn ở mức khoảng 130%. Tức là ngân hàng đã tiến hành đi vay của các ngân hàng khác để cho vay. Tuy nhiên, đây là nguồn vốn đi vay, với chi phí cao. Do đó, mức giảm 6% năm 2016 so với năm 2015 là do trong năm 2016, BIDV Thái Nguyên đã tích cực trong việc huy động vốn với mức tăng 892 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 32% của nguồn vốn huy động nói chung, tương ứng lần lượt với nguồn vốn huy động của KHDN là 215 tỷ động và 35%; cao hơn so với tốc độ gia tăng của dư nợ cho vay KHDN là 20%. Điều này phần nào cho thấy ngân hàng đã từng bước cải thiện nguồn vốn huy động để nâng cao hiệu quả tín dụng.

Hiệu suất sử dụng vốn KHDN ở mức rất cao khoảng 700% phản ánh thực trạng ở hầu hết các ngân hàng. Đó là ngân hàng sử dụng nguồn huy động cá nhân - có chi phí thấp để cho vay đối với DN và các Tổ chức kinh tế khác - nhu cầu sử

dụng vốn lớn. Chỉ tiêu này năm 2016 giảm khoảng 83% so với năm 2015 là do huy động vốn BQ của KHDN giảm mạnh hơn dư nợ cho vay bình quân của KHDN.

Số vòng quay tín dụng KHDN có biến động tăng liên tiếp qua các năm, lần lượt ở mức 2,54 vòng năm 2014; 3,85 vòng năm 2015 và 4,07 vòng năm 2016 cho thấy ngân hàng đã chủ động và tích cực hơn trong việc quay vòng vốn, nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng tài sản trong giai đoạn 2014-2016 cũng có biển động nhẹ, nhưng nhìn chung vẫn ở mức 73-78%, tức là cứ 100 đồng tài sản thì có khoảng 75,5 đồng được BIDV sử dụng để cho vay, trong đó có khoảng 66 đồng là cho vay KHDN. Nhìn chung hiệu suất sử dụng tài sản như vậy là hợp lý và đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

Hiệu quả sử dụng tài sản của từng hoạt động tín dụng được thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ chênh lệch lãi ròng giai đoạn 2014-2016 của BIDV chi nhánh Thái Nguyên

(Nguồn: Báo cáo tổng kết giai đoạn 2014-2016)

Chỉ tiêu tỷ lệ chênh lệch lãi ròng (NIM) của BIDV Thái Nguyên trong giai đoạn 2014-2016 liên tiếp ở mức thấp là do từ hoạt động tín dụng tăng thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng quy mô, (thể hiện ở NIM tín dụng liên tiếp giảm trong các

năm 2015, 2016). Trong năm 2015-2016 chi nhánh triển khai nhiều gói tín dụng ưu đãi cho đối tượng cá nhân, thực hiện giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp do vậy làm giảm đáng kể hiệu quả hoạt động của chi nhánh.

3.2.4.2. Nợ quá hạn, nợ xấu của tín dụng KHDN tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

Giai đoạn 2014-2016 cũng là giai đoạn mà chi nhánh tập trung quyết liệt thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, tận thu lãi treo. Năm 2016 với các giải pháp quyết liệt cùng các cơ chế chính sách tạo động lực cũng như áp lực trong công tác xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, lãi treo. Kết quả phân loại nợ giai đoạn 2014-2016 như sau:

Bảng 3.11: Nợ quá hạn, nợ xấu tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 15/14 16/15 +/- % +/- % Tổng dư nợ bình quân 4.130,00 5.482,00 6.428,00 1.352,00 32,74 946,00 17,26 - TĐ: dư nợ KHDN bình quân 3.806,00 4.612,00 5.539,00 806,00 21,18 927,00 20,10 Nợ quá hạn 151,70 61,50 52,10 (90,20) (59,46) (9,40) (15,28) - TĐ: Nợ quá hạn của KHDN 132,93 50,79 42,33 (82,14) (61,79) (8,46) (16,66) Nợ xấu 5,70 2,30 6,20 (3,40) (59,65) 3,90 169,57 - TĐ: Nợ xấu của KHDN 5,37 1,59 3,53 (3,78) (70,39) 1,94 122,01

Nợ quá hạn có khả năng thu hồi 111,24 44,18 36,61 (67,07) (60,29) (7,57) (17,14)

- TĐ: NQH KHDN có khả năng thu hồi 99,95 37,59 30,45 (62,36) (62,39) (7,15) (19,01)

Tỷ lệ nợ quá hạn 3,67 1,12 0,81 (2,55) (69,46) (0,31) (27,75)

- TL nợ quá hạn KHDN 3,49 1,10 0,76 (2,39) (68,47) (0,34) (30,61)

Tỷ lệ nợ xấu 0,12 0,04 0,08 (0,08) (65,04) 0,04 90,68

- TL nợ xấu KHDN 0,116 0,038 0,076 (0,08) (67,24) 0,04 100,00

Tỷ lệ NQH có khả năng thu hồi 73,33 71,83 70,26 (1,50) (2,05) (1,57) (2,19)

-TL NQH KHDN có khả năng thu hồi 75,19 74,02 71,93 (1,17) (1,56) (2,09) (2,82)

Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Căn cứ vào bảng số liệu trên có thể thấy nợ quá hạn và nợ xấu trong giai đoạn 2014-2016 có nhiều biến động. Nếu như trong năm 2015, BIDV Thái Nguyên xử lý chuyển ngoại bảng, bán nợ VAMC, nợ xấu giảm mạnh ở mức 58%. Nợ xấu tăng trở lại vào năm 2016. Trong năm này, chi nhánh đã tập trung quyết liệt thu hồi

nợ xấu, nợ ngoại bảng, nợ bán VAMC, tận thu lãi treo với các giải pháp quyết liệt cùng các cơ chế chính sách tạo động lực cũng như áp lực trong công tác xử lý nợ song nợ nhóm III, IV và V lại tăng rất mạnh ở mức 269% so với năm 2015.

Song cũng phải thấy rằng, BIDV chi nhánh Thái Nguyên đã chủ động tích cực kiểm soát chất lượng tín dụng, quyết liệt xử lý, thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng nên chất lượng tín dụng được kiểm soát tốt so mục tiêu: Tỷ lệ dư nợ xấu 0,08%, thấp hơn nhiều so với BIDV (1,84%), nợ nhóm II 0,64%.

Tỉ lệ nợ quá hạn KHDN có khả năng thu hồi tuy có chiều hướng giảm trong các năm 2015, 2016 song vẫn cao hơn tỉ lệ bình quân của cả chi nhánh. Điều này phần nào cũng thể hiện được chất lượng tín dụng KHDN là cao hơn so với mặt bằng chung của cả chi nhánh. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này cũng cho thấy mức rủi ro tín dụng KHDN ở mức thấp hơn rủi ro KHCN.

3.2.4.3. Rủi ro tín dụng KHDN tại BIDV chi nhánh Thái Nguyên

Đây là một chỉ tiêu phản ánh rõ nét hoạt động cho vay của Chi nhánh có được bảo đảm an toàn hay không. Về nguyên tắc, TSĐB là một điều kiện và cũng là cơ sở quan trọng để Chi nhánh xem xét mức độ cho vay, phòng ngừa rủi ro, tạo cơ sở pháp lý để thu hồi các khoản nợ của doanh nghiệp vay vốn, do đó dư nợ tín dụng KHDN có TSĐB càng cao càng an toàn cho Chi nhánh.

Bảng 3.12: Tình hình dư nợ tín dụng KHDN theo TSĐB

ĐVT: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng dư nợ KHDN 4.154 100 4.989 100 5.781 100

Dư nợ có TSĐB 3.248 78,2 3.981 79,8 4.659 80,6

Dư nợ không có TSĐB 906 21,8 1.008 20,2 1.122 19,4

Nguồn: Báo cáo hoạt động tín dụng của BIDV Thái Nguyên

Chi nhánh luôn thận trọng trong việc cho vay đối với các KHDN, đặc biệt là các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn. Năm 2014 tỷ lệ cho vay có tài sản đảm bảo là 78,2%, năm 2015 là 79,8%, năm 2016 là 80,6%.

Cũng như nhiều ngân hàng khác, điều kiện để vay không có TSĐB của BIDV Thái Nguyên là rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp phải đạt được các điều kiện sau: Báo cáo tài chính được kiểm toán, xếp hạng tín dụng đạt hạng từ A trở lên, hệ số thanh toán ngắn hạn > 1 lần, hệ số tự tài trợ > 15%, tỷ lệ ROE > 5%, chấp hành tốt các quyđịnh, quy chế tín dụng của ngân hàng. Các khách hàng đáp ứng được điều kiện này thường là các doanh nghiệp nhà nước, hoặc có vốn nhà nước hoặc các doanh nghiệp tư nhân lớn. Nếu thẩm định không kỹ rủi ro xảy ra với khách hàng làm ăn thua lỗ không trả được nợ ngân hàng, ngân hàng không có nguồn thu nợ thứ hai là bán tài sản thế chấp nên có thể mất trắng khoản vốn cho vay. Hiện nay khách hàng có dư nợ tín dụng lớn được vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh như Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty luyện kim màu và một số công ty khác trong ngành công nghiệp khai khoáng…

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây tỷ trọng dư nợ có TSĐB đã có sự tăng lên và dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp có TSĐB vẫn chiếm một tỷ trọng khá cao trong quy mô dư nợ tín dụng KHDN. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện nay KHDN ngày càng làm ăn có hiệu quả hơn, có khả năng trả nợ cao hơn, vì thế, dư nợ cho vay và cho vay không có TSĐB cũng cần được Chi nhánh chú trọng quan tâm mở rộng hơn. Hơn nữa, không phải lúc nào cho vay có TSĐB cũng an toàn hơn cho vay không có TSĐB, mức độ khả thi của dự án, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, năng lực sử dụng vốn mới thật sự là điều quan trọng, đảm bảo cho khoản tín dụng tránh rủi ro, Chi nhánh tránh các tổn thất. Vì vậy, Chi nhánh nên quan tâm tới hình thức cho vay này nhiều hơn nữa, có thể cho các KHDN vay tín chấp nhiều hơn - tất nhiên là có chọn lọc đối với các doanh nghiệp có uy tín, có tình hình kinh doanh tốt, có hiệu quả và có năng lực...

Bên cạnh đó, việc nâng cao chất lượng tín dụng KHDN cùng với việc đẩy mạnh xử lý nợ xấu, dự phòng rủi ro (DPRR) được trích lập và tỷ lệ trích lập DPRR cũng có xu hướng giảm qua các năm, thể hiện qua biểu đồ sau đây:

Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro giai đoạn 2014 - 2016 của BIDV chi nhánh Thái Nguyên

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016)

Quan sát biểu đồ trên có thể thấy trong giai đoạn 2014-2016 chi nhánh đã làm tốt công tác xử lý nợ. DPRR được trích lập có xu hướng giảm qua các năm. Năm 2016, tỷ lệ DPRR tín dụng KHDN giảm mạnh so với năm 2015 ở mức 0,15%, đạt 0,23%, tương ứng tốc độ giảm 39,5%, ở mức an toàn (0-5%).

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển - Chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)