Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 100 - 102)

5. Kết cấu luận văn

4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng

Để cạnh tranh được với các ngân hàng khác trên địa bàn thì chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng (CBTD) được xem là yếu tố then chốt. Yêu cầu về đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ cao và đạo đức nghề nghiệp hiện nay luôn là vấn đề trăn trở của ngân hàng. Đội ngũ CBTD có chất lượng, có kinh nghiệm, có tâm huyết với

nghề, có đạo đức nghề nghiệp sẽ góp phần quan trọng, quyết định đến hiệu quả của hoạt động tín dụng tại bất kỳ NHTM nào. Đội ngũ CBTD chịu trách nhiệm thẩm định, tham mưu phê duyệt cho vay và quản lý các khoản tín dụng, khách hàng vay vốn. Vì vậy đội ngũ CBTD có chất lượng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra rủi ro ở các phần hành công việc từ đó làm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay của Chi nhánh.

Hiện nay, đội ngũ CBTD tại BIDV Thái Nguyên được đánh giá là vừa yếu, vừa thiếu vì vậy, trong thời gian tới Chi nhánh cần không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc của đội ngũ CBTD ở một số nội dung sau:

- Tiếp tục bổ sung đội ngũ CBTD tại Chi nhánh đặc biệt là đội ngũ CBTD làm việc tại trụ sở Chi nhánh, nơi tập trung phần lớn khách hàng và dư nợ tín dụng của Chi nhánh. Việc bổ sung cần dựa trên trình độ của ứng viên tham gia dự tuyển phải đảm bảo được yêu cầu của công việc, đồng thời có thể kết hợp sử dụng các trường hợp thuyên chuyển công tác từ các NHTM khác trên địa bàn;

- Tiếp tục tổ chức và tạo điều kiện cho đội ngũ CBTD được học tập, nâng cao trình độ thu thập hồ sơ, nắm bắt thông tin thị trường, thông tin về khách hàng, thẩm định đánh giá nhu cầu vay vốn/khách hàng vay vốn để từ đó có quyết định cho vay hợp lý;

- Chi nhánh cần thực hiện các biện pháp khen thưởng, khuyến khích động viên bằng vật chất cụ thể đối với các CBTD có nhiều cố gắng, đóng góp cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh, các CTBD có mức dư nợ cao, không có nợ quá hạn, đối tượng khách hàng phong phú… để từ đó khuyến khích, động viên tinh thần làm việc của toàn thể CBTD trong Chi nhánh;

- Chi nhánh cần tổ chức các buổi toạ đàm, buổi nói chuyện, truyền đạt kinh nghiệm giữa Ban lãnh đạo Chi nhánh, lãnh đạo phòng tín dụng, các CBTD cũ và các CBTD mới được tuyển dụng để thiết thực hướng dẫn các cán bộ mới có thể sớm tiếp cận được với công việc và thực hiện công việc theo đúng chiến lược tín dụng của Chi nhánh;

- Thực hiện luân chuyển cán bộ giữa các phòng nghiệp vụ với nhau để tránh tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu khách hàng, đòi tiền hoa hồng của khách hàng.

- Chi nhánh cần thiết lập một môi trường làm việc hiệu quả, năng động, một chính sách tiền lương thoả đáng và chế độ khen thưởng thích hợp đối với cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ làm tín dụng nói riêng. Môi trường làm việc cần đảm bảo cho mọi người cảm nhận được sự thoải mái, hoà hợp và ấm cúng, nhất là đối với những cán bộ sống xa nhà, tạo cho họ có đủ phương tiện và điều kiện làm việc, đặc biệt là bố trí nơi ăn, chốn ở ổn định cho cán bộ ( nếu có nhu cầu)..có như vậy họ mới thực sự yên tâm công tác, phát huy hết năng lực, phẩm chất và sự say mê, sang tạo, sự năng động trong công việc.

- Chi nhánh cần quán triệt sâu sắc nội quy lao động và chuẩn mực đạo đức người cán bộ BIDV Thái Nguyên theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh do Chi nhánh ban hành tới từng CBTD để từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động tín dụng để đảm bảo hoạt động tín dụng của Chi nhánh được an toàn và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) luận văn thạc sĩ nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)