Một vấn đề giải quyết có căn cứ khoa học, thì cần xây dựng khung hình hay quy trình nghiên cứu tùy theo tính chất của vấn đề được nghiên cứu.
(+) (+) (+) (+) (+) Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế (+) (+)
X1 = Môi trường quản lý X2 = Thiết lập mục tiêu
X3 = Nhận dạng sự tiềm tàng X4 = Đánh giá rủi ro
X5 = Phản ứng với rủi ro X6 = Hoạt động kiểm soát X7 = Thông tin và truyền thông X8 = Giám sát (+) (+) (+) (+) (+) (+)
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu - Tự tác giả xây dựng
3.3 Phương pháp nghiên cứu 3.3.1Các câu hỏi nghiên cứu 3.3.1Các câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trong quá trình nghiên cứu tác giả lần lượt đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và giải quyết như sau:
1. Cơ sở lý luận nào cần thiết cho việc hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Cục thuế Bình Dương ?
2. Thực trạng hiện nay về công tác kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Cục thuế Bình Dương.
3. Các yếu tố nào dẫn đến việc rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Cục thuế Bình Dương ?
- Kiểm tra phương sai trích
- Kiểm tra các nhân tố rút trích
- Loại các biến có mức tải nhân tố nhỏ
Thang đo nháp
- Kiểm tra hệ số ronbach alpha biến tổng
- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ Đo lường độ tin
cậy Cronbach Alpha
Phân tích nhân tố
khám phá EFA
Cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu định lượng (n = 230)
Phân tích mô hình hồi quy đa biến
Thảo luận nhóm (n=17)
Thang đo chính thức
4. Giải pháp nào nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Cục thuế Bình Dương ?
3.3.2Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính:
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 1, tác giả đã hệ thống hóa nghiên cứu lý
luận hệ thống KSRR theo COSO 2004 và sự vận dụng của INTOSAI tương ứng. Lý do chọn theo COSO 2004 vì mục tiêu của đề tài nhấn mạnh đến cả yếu tố kiểm soát bên trong và bên ngoài tại Cục thuế Bình Dương. Mặc khác Cục thuế Bình Dương là một đơn vị hoạt động công nên luận văn cần nghiên cứu thêm lý thuyết INTOSAI – một lý thuyết ứng dụng hệ thống kiểm soát nội bộ trong hoạt động công của Hoa Kỳ tương ứng, nhằm vận dụng 8 yếu tố cơ bản của KSRR một cách phù hợp nhất
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, số 3 tác giả chọn theo phương pháp
định tính và cả định lượng. Với phương pháp định tính, tác giả tìm hiểu và đánh giá các dữ liệu thứ cấp, sơ cấp và thông tin phi tài chính về thực trạng công tác tổ chức hệ thống KSRR hiện nay, các văn bản quy định về hệ thống KSRR của Cục thuế Bình Dương nói chung và tại các Chi cục nói riêng, đánh giá công tác thu thuế và thất thu thuế hàng năm tại Cục thuế, ý kiến của cấp lãnh đạo và cán bộ quản lý, cán bộ thu thuế tại Cục thuế. Các dữ liệu thứ cấp tài chính được tác giả phân tích hàng năm, tính tỷ lệ so sánh để đánh giá các nhân tố tác động trong hệ thống KSRR đến công tác thu thuế. Các số liệu sơ cấp thu về từ bảng khảo sát câu hỏi, tác giả sử dụng phương pháp định lượng thống kê mô tả để so sánh tỷ lệ các câu trả lời, từ đó đánh giá thực trạng hệ thống KSRR và nguyên nhân thất thu thuế tại Cục thuế Bình Dương.
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu thứ 4, tác giả dùng phương pháp so sánh và
suy diễn, tổng hợp giữa lý luận và thực trạng nhằm xây dựng quan điểm hoàn thiện hệ thống KSRR tại Cục thuế Bình Dương. Qua đó tác giả đưa ra nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống KSRR theo cơ sở lý luận COSO 2004 và INTOSAI theo 8 yếu tố cấu thành để giải quyết nguyên nhân tồn tại trong hệ thống KSRR, tăng hiệu quả
chống thất thu thuế TNDN tại Cục thuế. Mặc khác, tác giả cũng đề ra một số kiến nghị ở các cấp cao hợn Cục thuế nhằm hoàn thiện tổ chức hệ thống KSRR tại Cục thuế một cách hiệu quả.
Phương pháp định lượng:
- Thiết kế thang đo các yếu tố của hệ thống KSRR.
- Đánh giá giá trị và độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá (EFA).
- Đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy.
- Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành tổ chức nhập liệu và xử lý trên phần mềm SPSS 20 và Microsoft Excel 2010.
Phương pháp thực hiện thảo luận nhóm:
Để tăng thêm tính chặt chẽ và thực tế, tác giả đã thảo luận nhóm chuyên gia là 2 người (Thầy Phạm Ngọc Toàn – GVC Khoa Kiểm toán trường ĐH Kinh Tế TP.HCM, ông Võ Đức Chín – Phó trưởng phòng Kiểm tra thuế số 2 - Cục Thuế tỉnh Bình Dương) đây là những người có kinh nghiệm, chuyên môn về kiểm soát rủi ro với bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Và thảo luận nhóm với số người được phỏng vấn là 15 người (gồm 05 người là thuộc lớp cao học kế toán 13SKT11 có am hiểu về thuế và 10 người là cán bộ công chức tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương). Trong buổi thảo luận, tác giả đặt những câu hỏi mang tính gợi mở để các thành viên cùng trao đổi, chia sẻ ý kiến. Cuối buổi thảo luận, tác giả tổng hợp các ý kiến và đi đến thống nhất sử dụng 8 yếu tố tác động tới kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương được các chuyên gia đồng tình và được sử dụng chính thức. Trong quá trình này, tác giả cũng tiến hành điều chỉnh lại bảng câu hỏi, cho phù hợp hơn.
3.4 Thu thập dữ liệu nghiên cứu
Một hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhưng dữ liệu nghiên cứu không thu thập đầy đủ và khách quan dẫn đến kết quả nghiên cứu sai lệch. Để bảo đảm dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả tổ chức ghi nhận dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:
Dữ liệu thứ cấp:
Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng Phòng tại Cục thuế Bình Dương
Hệ thống các văn bản về KSRR của Tổng cục thuế Việt Nam, Cục thuế Bình Dương.
Số liệu thuế thu được và khoản thất thu thuế tại Cục thuế Bình Dương trong vòng 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015 trong các Báo cáo tổng kết công tác thuế hằng năm.
Các bảng đánh giá sơ kết và tổng kết về thu thuế và chống thất thu thuế, nguyên nhân tồn tại và cách giải quyết tại Cục thuế hàng năm.
Dữ liệu sơ cấp:
Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, sau khi xây dựng hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát này đến trực tiếp Ban lãnh đạo và các phòng ban thuộc Cục thuế Bình Dương. Sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhằm tiếp thu và đánh giá chất lượng và ghi nhận các câu trả lời một cách khách quan nhất.
Cách thiết kế câu hỏi khảo sát
Trên cơ sở kiến thức và hiểu biết chung về hệ thống kiểm soát rủi ro và tình hình hoạt động thực tế tại Cục thuế Bình Dương. Tác giả đã thiết lập một bảng câu hỏi khảo sát nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các cán bộ cấp cao của Cục thuế Bình Dương. Với mục đích là thăm dò ý kiến về thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tại Cục thuế dưới góc nhìn của Lãnh đạo và cán bộ quản lý, cán bộ thực thu thuế. Việc này giúp tác giả có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng hệ thống kiểm soát rủi ro tại Cục thuế Bình Dương và sau đó có cơ sở để xây dựng nên bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này.
Bảng câu hỏi chính thức, tác giả đánh giá chung về thực trạng hiện tại của hệ thống kiểm soát rủi ro tại Cục thuế Bình Dương thông qua các câu hỏi được thiết kế theo nhóm với thang đo Likert 5 mức độ. Nhằm đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến 8 nhân tố cốt lõi của hệ thống kiểm soát rủi ro bao gồm:
Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận diện sự tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.
3.5 Đánh giá thực trạng HTKSRR tại Cục thuế Bình Dương
Theo dữ liệu thứ cấp (chi tiết Hình 4.5 và Phụ lục II)
Theo kết quả của bảng khảo sát (chi tiết Phụ lục III):
Sau khi tiến hành nhập liệu và xử lý số liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích sự đánh giá của CB-CNV của Cục thuế Bình Dương về thực trạng hiện tại của công tác kiểm soát rủi ro được tác giả trình bày chi tiết Phụ lục III.
Theo kết quả khảo sát ta có thể thấy được rằng nguồn nhân sự tại Cục thuế Bình Dương chưa thể đáp ứng được nhu cầu công việc với 121/230 người đánh giá đồng quan điểm với yếu tố này chiếm tỷ lệ 52,6%. Những người đưa ra nhận định ngược lại chiếm tỷ lệ không cao khoảng 26,1% (60/230). Bên cạnh đó cũng có 49/230 người chưa đưa ra được đánh giá chung về yếu tố này chiếm 21,3%.
Đối với yếu tố công chức của Cục thuế đã thực hiện các quy trình nghiệp vụ theo đúng như Tổng cục thuế quy định hay chưa cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể có 150/230 người bày tỏ quan điểm đồng ý chiếm tỷ lệ 65,2%, đây có thể nói là một tỷ lệ khá thuyết phục. Số người không đồng ý chiếm khoảng 20% (46/230) và khoảng 14,8% (34/230) số đáp viên chưa đưa ra nhận định cụ thể trong câu hỏi này.
Việc thanh tra giám sát phòng kiểm tra thuế tại Cục thuế được đánh giá là chưa thật sự chặt chẽ. Theo kết quả nghiên cứu có tới 136/230 người bày tỏ ý kiến đồng ý với nhận định này chiếm 59,1%. Số người đánh giá ngược lại chiếm 27,4% với 63/230 người lựa chọn. Những người không tham gia trả lời câu hỏi này chiếm 13,5% (31 người).
Việc tuyên truyền và phổ biến các Luật, Nghị định và các Thông tư mới được Cục thuế Bình Dương thực hiện trên cả ba phương thức đó là: “ Tổ chức các cuộc tập huấn - Giải quyết các thắc mắc cho DN”, “Cập nhật thông tin trên trang
báo cho các doanh nghiệp”. Đây là phương án mà đa số các ý kiến đánh giá lựa chọn với 81/230 người đồng ý và nó chiếm tỷ lệ 35,4%.
Khi được hỏi về xu hướng trốn thuế của các Doanh nghiệp trong thời gian tới thì đa số các ý kiến nhận định cho rằng sẽ tăng với 110/230 người đồng ý chiếm tỷ lệ 47,8%. Số người có quan điểm ngược lại chiếm 27.0% và số người chưa đưa ra một nhận xét cụ thể nào chiếm 25,5%.
Đối với loại hình Doanh nghiệp nào có tỷ lệ trốn thuế cao nhất, theo kết quả khảo sát, tác giả đánh giá được rằng tất cả các loại hình Doanh nghiệp đều có tỷ lệ trốn thuế cao như nhau và đều này phản ánh khá chính xác tình trạng hiện thời tại Cục thuế.
Việc trốn thuế của Doanh nghiệp nó phục thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong phạm vi khảo sát tại Cục thuế, tác giả đưa ra sau đây một số các nhân tố thường gặp để thuận lợi cho công tác đánh giá. Và kết quả tác giả thống kê được cho thấy rằng, phần lớn các Doanh nghiệp trốn thuế phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố
“ Hệ thống kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tiễn” với 33,5% số người lựa chọn. Các yếu tố khác chiếm tỷ lệ không cao, chỉ
khoảng 13.5% - 21.3%.
Đối với những Doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, Cục thuế đã có các biện pháp xử lý như sau: “Truy thu và xử lý theo luật định” riêng đối với trường hợp có liên quan đến vi phạm hình sự thì Cục thuế tiến hành chuyển hồ sơ qua công an để điều tra làm rõ trách nhiệm.
Đi cùng với công tác sử dụng các chế tài để xử lý vi phạm trong ngành thuế. Cục thuế Bình Dương cũng có những biện pháp cụ thể nhằm tăng khả năng nhận diện và phòng ngừa các rủi ro. Với đa số các ý kiến đánh giá nhận định rằng Cục thuế đang nổ lực “Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra DN”, “Nâng cao
trình độ chuyên môn thuế, kế toán cho đội ngũ công chức thuế” và “Tuyên truyền
vận động nhằm nâng cao ý thức người nộp thuế”. Trong số 230 người tham gia
Đa số các ý kiến đều cho rằng Cục thuế Bình Dương đang xây dựng cho mình một quy trình quản lý thuế nhằm tìm kiếm và kiểm soát tốt các rủi ro từ bên trong cũng như bên ngoài Cục thuế. Kết quả khảo sát chi tiết đối với câu hỏi này cụ thể như sau: với 129/230 người đồng ý với quan điểm này chiếm tỷ lệ 56,1%, những người cho rằng Cục thuế Bình Dương chưa xây dựng quy trình tìm kiếm rủi ro chỉ chiếm 30,1%.
Trong công tác xây dựng các mục tiêu thu của đơn vị, Cục thuế đã có sự đánh giá đối với các Doanh nghiệp dựa trên tình hình hiện tại ở Doanh nghiệp đó, dựa trên tình hình khó khăn chung của nền kinh tế để từ đó có thể đưa ra một hạn mức thuế phù hợp với các Doanh nghiệp. Đó là đánh giá của đa số các ý kiến của các đáp viên, cụ thể có tới 136/230 người đồng ý chiếm tỷ lệ 59.1%, số người không đồng ý chiếm 24.2% (56 người) và có khoảng 16.8% số đáp viên không tham gia trả lời câu hỏi này.
Sau khi phân tích và nhận diện được các rủi ro, Cục thuế sẽ nhanh chóng
“Gởi danh sách các Doanh Nghiệp rủi ro cho toàn phòng” để các phòng có
phương hướng hoạt động cụ thể. Đó là nhận định nhận được đa số các ý kiến đồng ý trong cuộc khảo sát này.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các công tác, đánh giá và nhận diện các rủi ro thì Cục thuế Bình Dương chưa xây dựng được các chính sách nhằm phân bổ các nguồn lực cho công tác xử lý các rủi ro đó. Đây là một công tác khá quan trọng, nó tác động trực tiếp đến việc sử dụng có hiệu quả hay không đến các nguồn lực tại đơn vị. Vậy nên có lẽ sắp tới Cục thuế Bình Dương cần để ý nhiều hơn đến công tác này.
Qua đánh giá ở trên giúp ta có cái nhìn tổng quan về tình hình kiểm soát các rủi ro cũng như quá trình nhận diên và xử lý các rủi ro đó. Hướng và cách thức phản ứng với các rủi ro tại Cục thuế Bình Dương. Đây là nền tảng căn bản để tác giả tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và đưa ra các giải pháp đúng đắn trong chương sau.
3.6 Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi 3.6.1 Thiết kế thang đo 3.6.1 Thiết kế thang đo
Mô hình nghiên cứu được đề xuất trong chương 2 bao gồm: Biến phụ thuộc: Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế 8 biến độc lập:
X1 = Môi trường quản lý X2 = Thiết lập mục tiêu X3 = Nhận dạng sự tiềm tàng X4 = Đánh giá rủi ro
X5 = Phản ứng với rủi ro X6 = Hoạt động kiểm soát X7 = Thông tin và truyền thông X8 = Giám sát
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (1) Hoàn toàn không quan trọng, (2) Không quan trọng, (3) Bình thường, (4) Quan trọng, và (5) Hoàn toàn quan trọng. Dựa vào phần cơ sở lý thuyết ở chương 2, các thang đo được xây dựng