Thiết kế thang đo và xây dựng bảng câu hỏi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 61)

3.6.1 Thiết kế thang đo

Mô hình nghiên cứu được đề xuất trong chương 2 bao gồm: Biến phụ thuộc: Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế 8 biến độc lập:

X1 = Môi trường quản lý X2 = Thiết lập mục tiêu X3 = Nhận dạng sự tiềm tàng X4 = Đánh giá rủi ro

X5 = Phản ứng với rủi ro X6 = Hoạt động kiểm soát X7 = Thông tin và truyền thông X8 = Giám sát

Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (1) Hoàn toàn không quan trọng, (2) Không quan trọng, (3) Bình thường, (4) Quan trọng, và (5) Hoàn toàn quan trọng. Dựa vào phần cơ sở lý thuyết ở chương 2, các thang đo được xây dựng cụ thể như sau:

Biến phụ thuộc:

Thang đo Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế

KSRR là một quy trình được thực hiện hàng ngày để xác định những vấn đề tiềm tàng trước khi nó trở thành một vấn đề nghiêm trọng. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhận dạng vào những rủi ro trọng yếu, đánh giá khả năng xảy ra và ảnh hưởng có thể có, đưa ra phương thức phản ứng rủi ro và do đó luôn ở thế chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lực để đối phó với rủi ro. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp phải thiết lập những nguyên tắc và phương pháp để có được một hiểu biết tốt nhất về những yếu tố gây ra biến động trong doanh nghiệp và ghi nhận xu hướng chuyển động của thế giới.

Mỗi doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro tác động đến nhiều bộ phận khác nhau. Và KSRR đòi hỏi người quản lý không chỉ quản lý các rủi ro riêng

biệt mà còn phải hiểu được sự tác động lẫn nhau của các rủi ro đó. Từ đó, giúp doanh nghiệp có cái nhìn hệ thống đối với các loại rủi ro và phản ứng hiệu quả hơn đối với rủi ro, phục vụ cho việc thực hiện mục tiêu tổng thể của doanh nghiệp.

Dựa trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng biến quan sát cho thang đo KSRR như sau:

Bảng 3.2: Thang đo Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế

Biến

quan sát

KSRR1 Tiếp nhận ý kiến góp ý từ nhân viên thuế

KSRR2 Nâng cao trình độ chuyên môn, kế toán cho nhân viên trong bộ phận kiểm tra thuế.

KSRR3 Lãnh đạo Cục thuế phải giám sát việc thực hiện công việc của từng CBCC thông qua các báo cáo.

KSRR4 Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp trên quản lý.

Biến độc lập

(1)Thang đo Môi trường quản lý

Cơ sở lý thuyết trong chương 2 cho thấy Môi trường quản lý phản ánh sắc thái chung của một đơn vị, chi phối ý thức của các thành viên trong đơn vị về rủi ro và đóng vai trò nền tảng cho các yếu tố khác của KSRR. Nó tạo nên cấu trúc và phương thức vận hành về quản trị rủi ro trong đơn vị.

Qua đó, các biến quan sát của thang đo Môi trường quản lý được xây dựng như sau:

Bảng 3.3: Thang đo Môi trường quản lý

Biến quan

sát

MTQL1 Cơ quan thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định kỳ và chấp nhận điều chỉnh khi phát hiện sai sót

MTQL2 Lãnh đạo Cục thuế thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với nhân viên.

MTQL3 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận.

MTQL4 Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho các nhân viên.

MTQL5 Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động.

MTQL6 Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của mỗi nhân viên.

MTQL7 Hình thức khen thưởng, kỷ luật

(2)Thang đo Thiết lập mục tiêu

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng Các mục tiêu được thiết lập đầu tiên ở cấp độ chiến lược, từ đó đơn vị xây dựng bốn mục tiêu tổng quát: Chiến lược, hoạt động, báo cáo, và tuân thủ. Việc thiết lập các mục tiêu của đơn vị là điều kiện đầu tiên để nhận dạng, đánh giá và phản ứng với rủi ro.

Do đó, tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo Thiết lập mục tiêu như sau:

Bảng 3.4: Thang đo Thiết lập mục tiêu

Biến

quan sát

TLMT1 Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế trên địa bàn.

TLMT2 Nhà quản trị cần nắm vững các thông tin để có thể đưa ra các mục tiêu hiệu quả cho tổ chức

TLMT3 Chú trọng đào tạo nâng cao năng lực nhân viên phục vụ cho mục tiêu hạn chế các rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

TLMT4 Nâng cao hệ thống trang thiết bị nhằm phục vụ cho nhu cầu làm việc của nhân viên và quá trình chuyển tải thông tin.

TLMT5 Phải có một hệ thống báo cáo rõ ràng và đáng tin cậy.

(3)Thang đo Nhận dạng sự tiềm tàng

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra là biến cố bắt nguồn từ bên trong hoặc bên ngoài đơn vị ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Một sự kiện có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến đơn vị và có thể cả hai.

Vì vậy, tác giả đã xây dựng các biến quan sát cho thang đo Nhận dạng sự tiềm tàng như sau:

Bảng 3.5: Thang đo Nhận dạng sự tiềm tàng

Biến quan

sát

NDTT1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế một cách rõ ràng minh bạch, có tình thống nhất giữa các văn bản.

NDTT2 Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá, nhận diện các DN thuộc đối tượng có rủi ro gian lận thuế cao.

NDTT3 Thanh tra kiểm tra đối với DN có quan hệ liên kết.

NDTT4 Kiểm tra thanh tra đối với các loại hình doanh nghiệp có rủi ro cao trong việc kê khai thuế.

NDTT5 Hệ thống máy móc thiết bị đảm bảo được sự kết nối thông tin với các cơ quan liên quan.

NDTT6 Đạo đức của Cán bộ thuế.

(4)Thang đo Đánh giá rủi ro

Nhìn chung các nghiên cứu chỉ ra rằng Các nhân tố bên trong và bên ngoài có thể tạo ra các sự kiện ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của đơn vị. Mặc dù một số nhân tố có tính chất chung đặc trưng cho từng ngành, nhưng sự tác động đối với từng đơn vị cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, bởi vì mục tiêu và sự lựa chọn của mỗi đơn vị trong quá khứ của mỗi đơn vị là không giống nhau. Trong việc đánh giá rủi ro, đơn vị phải xem xét các sự kiện trong hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của riêng đơn vị mình chẳng hạn như: quy mô của đơn vị, sự phức tạp của các hoạt động, mức độ tác động của các quy định lên các hoạt động của đơn vị,..

Từ đó, tác giả đưa ra các biến quan sát cho thang đo Đánh giá rủi ro như sau:

Bảng 3.6: Thang đo Đánh giá rủi ro

Biến quan

sát

DGRR1 Thất thu do sự bao che của cán bộ thuế đối với các DN trốn thuế DGRR2 Thất thu do sự chồng chéo, không nhất quán của các văn bản pháp

DGRR3 Thất thu chủ yếu từ các DN có quy mô lớn

DGRR4 Mức phạt cho hành vi trốn thuế của DN còn chưa đủ răn đe DGRR5 Mức phạt cho cán bộ thuế tiếp tay với DN còn thấp

(5)Thang đo Phản ứng với rủi ro

Sau khi đã đánh giá các rủi ro liên quan, đơn vị xác định các cách thức để phản ứng với các rủi ro đó. Các cách thức để phản ứng với rủi ro bao gồm:

Né tránh rủi ro Giảm bớt rủi ro Chuyển giao rủi ro Chấp nhận rủi ro

Đây là cơ sở để tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo Phản ứng với rủi ro như sau:

Bảng 3.7: Thang đo Phản ứng với rủi ro

Biến quan sát

PURR1 Ưu tiên thanh tra kiểm tra đối với các DN có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành nghề.

PURR2 Tăng cường thanh tra kiểm tra đối với các DN chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời gian quy định.

PURR3 Tăng cường thanh tra kiểm tra đối với các DN có tiền sử trốn thuế. PURR4 Đưa ra các quy định DN không áp dụng đúng chế độ hóa đơn chứng

từ.

PURR5 Kết hợp với các cơ quan liên quan để giảm thiểu khả năng gian lận của DN.

(6)Thang đo Hoạt động kiểm soát

Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng Các hoạt động kiểm soát bao gồm các chính sách và thủ tục được thực hiện bởi các nhân viên liên quan, nhằm đảm bảo các chính sách, chỉ thị của nhà quản lý về phản ứng với rủi ro được thực hiện.

Qua đó, tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo Hoạt động kiểm soát như sau:

Bảng 3.8: Thang đo Hoạt động kiểm soát

Biến quan

sát

HDKS1 Quy trình quản lý thuế được giản lược, bỏ bớt các trình tự thủ tục. HDKS2 Đảm bảo những nghiệp vụ có thực mới được phê duyệt.

HDKS3 Luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban theo định kỳ.

HDKS4 Thực hiện phân chia trách nhiệm giữa các phòng ban chức năng. HDKS5 Việc tiếp cận sổ sách và tài sản được giới hạn.

HDKS6 Đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ thu thực tế. HDKS7 Sử dụng phần mềm quản lý thông tin.

HDKS8 Việc kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp được tiến hành độc lập bởi các cá nhân khác với người quản lý thuế trực tiếp.

(7)Thang đo Thông tin và cách thức truyền thông

Thông tin và cách thức truyền thông là yếu tố không thể thiếu để đơn vị nhận dạng các sự kiện tiềm tàng, đánh giá và phản ứng với rủi ro. KSRR nhấn mạnh chất lượng thông tin trong điều kiện sự phát triển mạnh mẽ của khoa học về công nghệ thông tin hiện nay và nội dung thông tin phải gắn liền với việc quản lý các rủi ro tại đơn vị. Thông tin phải được cung cấp cho những người liên quan theo những cách thức và thời gian thích hợp để họ có thể thực hiện quá trình KSRR và những nhiệm vụ liên quan.

Từ đó, tác giả đã đưa ra các biến quan sát cho thang đo Thông tin và cách thức truyền thông như sau:

Bảng 3.9: Thang đo Thông tin truyền thông

Biến quan

sát

TTTT1 Thu thập thông tin thích hợp từ các cơ quan bên ngoài như bảo hiểm, lao động, kế hoạch đầu tư để thu thập các thông tin đáng tin cậy về tình hình kinh doanh, tham gia bảo hiểm… của doanh nghiệp

TTTT2 Quy trình quản lý thuế và xử lý thông tin được thay đổi kịp thời theo các chính sách thuế mới.

TTTT3 Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn DN

TTTT4 Tiếp nhận những đề xuất sang kiến cải tiến hay những bất cập trong quản lý từ nhân viên trong Cục thuế.

TTTT5 Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác, truy cập thuận tiện và hiệu quả.

(8)Thang đo Giám sát

Đây là bộ phận cuối cùng của hệ thống quản trị rủi ro doanh nghiệp. Giám sát là quá trình người quản lý đánh giá vai trò, nhiệm vụ của những người liên quan đến các yếu tố trong hệ thống KSRR trong quá trình thực hiện.

Để đạt kết quả tốt, đơn vị cần thực hiện các hoạt động giám sát thường xuyên và đánh giá định kỳ.

Từ đó, tác giả đã đưa ra các biến quan sát cho thang đo Giám sát như sau:

Bảng 3.10: Thang đo Giám sát

Biến quan

sát

GS1 Phòng thanh kiểm tra thuế được phép báo cáo trực tiếp cho người quản lý cao nhất.

GS2 Bỏ qua công việc kiểm tra ,giám sát sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế. GS3 Nâng cao trình độ chuyên môn, kế toán cho nhân viên trong bộ phận

kiểm tra thuế.

GS4 Tiếp nhận ý kiến góp ý từ nhân viên thuế, doanh nghiệp.

GS5 Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp trên quản lý.

3.6.2Xây dựng bảng câu hỏi

Dựa vào phần thang đo được thiết kế, tác giả tiến hành xây dựng bảng câu hỏi qua hai bước. Đầu tiên, bảng câu hỏi sơ bộ được xây dựng dựa trên mục tiêu nghiên cứu và thang đo đã được thiết kế. Sau quá trình khảo sát sơ bộ, những ý kiến đóng góp của người tham gia khảo sát được tiếp thu để hoàn thiện bảng câu hỏi.

Bảng câu hỏi chính thức sau khi được điều chỉnh sẽ được gửi đến đối tượng tham gia khảo sát trực tiếp hoặc qua email. Bảng câu hỏi bao gồm 4 phần, trong đó phần 1 là phần thông tin chung cho biết người tham gia khảo sát đang làm việc; phần 2 là phần thông tin thống kê cho biết các thông tin cơ bản về người tham gia khảo sát mà họ đang làm việc; phần 3 là phần khảo sát về các nhân tố ảnh hưởng đến Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế (biến độc lập) và phần 4 là phần khảo sát

về Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế (biến phụ thuộc). Để thuận tiện cho việc tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu, các biến quan sát được mã hóa tương ứng với từng nhân tố ảnh hưởng. Cấu trúc bảng câu hỏi có thể được mô tả tóm tắt trong bảng 3.11:

Bảng 3.11: Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo

STT Chỉ tiêu Số biến quan sát Thang đo

Phần 1: Thông tin chung Phần 2: Thông tin thống kê

Phần 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế

1 Môi trường quản lý 7 Likert

2 Thiết lập mục tiêu 5 Likert

3 Nhận dạng sự tiềm tàng 6 Likert

4 Đánh giá rủi ro 6 Likert

5 Phản ứng với rủi ro 5 Likert

6 Hoạt động kiểm soát 8 Likert

7 Thông tin và truyền thông 5 Likert

8 Giám sát 5 Likert

Đánh giá chung về Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế

4 Likert

(Bảng câu hỏi chi tiết được trình bày trong Phụ lục I)

3.6.3 Mô tả dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu nghiên cứu định lượng lượng

Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát từ các công chức tại Cục thuế tỉnh Bình Dương.

3.6.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế với 8 nhân tố, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông.

3.6.3.2 Kích thước mẫu khảo sát

Để sử dụng EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Theo Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví dụ như mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, trang 46) thì quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n  50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình.

Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 8 với 52 biến quan sát. Như vậy số biến tối thiếu của luận văn phải là n = 50 + 8*8 = 114. Ở đây tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n = 230> 90 phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội.

3.6.3.3 Đối tượng khảo sát

Toàn bộ cán bộ công chức làm việc tại Cục Thuế Bình Dương

3.6.3.4 Phạm vi khảo sát

Tình hình hoạt động thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương

3.6.3.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ các bảng câu hỏi khảo sát thu về. Bảng câu hỏi khảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)