Đánh giá thực trạng HTKSRR tại Cục Thuế Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 58 - 61)

Theo dữ liệu thứ cấp (chi tiết Hình 4.5 và Phụ lục II)

Theo kết quả của bảng khảo sát (chi tiết Phụ lục III):

Sau khi tiến hành nhập liệu và xử lý số liệu nghiên cứu. Kết quả phân tích sự đánh giá của CB-CNV của Cục thuế Bình Dương về thực trạng hiện tại của công tác kiểm soát rủi ro được tác giả trình bày chi tiết Phụ lục III.

Theo kết quả khảo sát ta có thể thấy được rằng nguồn nhân sự tại Cục thuế Bình Dương chưa thể đáp ứng được nhu cầu công việc với 121/230 người đánh giá đồng quan điểm với yếu tố này chiếm tỷ lệ 52,6%. Những người đưa ra nhận định ngược lại chiếm tỷ lệ không cao khoảng 26,1% (60/230). Bên cạnh đó cũng có 49/230 người chưa đưa ra được đánh giá chung về yếu tố này chiếm 21,3%.

Đối với yếu tố công chức của Cục thuế đã thực hiện các quy trình nghiệp vụ theo đúng như Tổng cục thuế quy định hay chưa cũng nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Cụ thể có 150/230 người bày tỏ quan điểm đồng ý chiếm tỷ lệ 65,2%, đây có thể nói là một tỷ lệ khá thuyết phục. Số người không đồng ý chiếm khoảng 20% (46/230) và khoảng 14,8% (34/230) số đáp viên chưa đưa ra nhận định cụ thể trong câu hỏi này.

Việc thanh tra giám sát phòng kiểm tra thuế tại Cục thuế được đánh giá là chưa thật sự chặt chẽ. Theo kết quả nghiên cứu có tới 136/230 người bày tỏ ý kiến đồng ý với nhận định này chiếm 59,1%. Số người đánh giá ngược lại chiếm 27,4% với 63/230 người lựa chọn. Những người không tham gia trả lời câu hỏi này chiếm 13,5% (31 người).

Việc tuyên truyền và phổ biến các Luật, Nghị định và các Thông tư mới được Cục thuế Bình Dương thực hiện trên cả ba phương thức đó là: “ Tổ chức các cuộc tập huấn - Giải quyết các thắc mắc cho DN”, “Cập nhật thông tin trên trang

báo cho các doanh nghiệp”. Đây là phương án mà đa số các ý kiến đánh giá lựa chọn với 81/230 người đồng ý và nó chiếm tỷ lệ 35,4%.

Khi được hỏi về xu hướng trốn thuế của các Doanh nghiệp trong thời gian tới thì đa số các ý kiến nhận định cho rằng sẽ tăng với 110/230 người đồng ý chiếm tỷ lệ 47,8%. Số người có quan điểm ngược lại chiếm 27.0% và số người chưa đưa ra một nhận xét cụ thể nào chiếm 25,5%.

Đối với loại hình Doanh nghiệp nào có tỷ lệ trốn thuế cao nhất, theo kết quả khảo sát, tác giả đánh giá được rằng tất cả các loại hình Doanh nghiệp đều có tỷ lệ trốn thuế cao như nhau và đều này phản ánh khá chính xác tình trạng hiện thời tại Cục thuế.

Việc trốn thuế của Doanh nghiệp nó phục thuộc vào rất nhiều các yếu tố, trong phạm vi khảo sát tại Cục thuế, tác giả đưa ra sau đây một số các nhân tố thường gặp để thuận lợi cho công tác đánh giá. Và kết quả tác giả thống kê được cho thấy rằng, phần lớn các Doanh nghiệp trốn thuế phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế chưa đáp ứng được nhu cầu thực

tiễn” với 33,5% số người lựa chọn. Các yếu tố khác chiếm tỷ lệ không cao, chỉ

khoảng 13.5% - 21.3%.

Đối với những Doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, Cục thuế đã có các biện pháp xử lý như sau: “Truy thu và xử lý theo luật định” riêng đối với trường hợp có liên quan đến vi phạm hình sự thì Cục thuế tiến hành chuyển hồ sơ qua công an để điều tra làm rõ trách nhiệm.

Đi cùng với công tác sử dụng các chế tài để xử lý vi phạm trong ngành thuế. Cục thuế Bình Dương cũng có những biện pháp cụ thể nhằm tăng khả năng nhận diện và phòng ngừa các rủi ro. Với đa số các ý kiến đánh giá nhận định rằng Cục thuế đang nổ lực “Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra DN”, “Nâng cao

trình độ chuyên môn thuế, kế toán cho đội ngũ công chức thuế”“Tuyên truyền

vận động nhằm nâng cao ý thức người nộp thuế”. Trong số 230 người tham gia

Đa số các ý kiến đều cho rằng Cục thuế Bình Dương đang xây dựng cho mình một quy trình quản lý thuế nhằm tìm kiếm và kiểm soát tốt các rủi ro từ bên trong cũng như bên ngoài Cục thuế. Kết quả khảo sát chi tiết đối với câu hỏi này cụ thể như sau: với 129/230 người đồng ý với quan điểm này chiếm tỷ lệ 56,1%, những người cho rằng Cục thuế Bình Dương chưa xây dựng quy trình tìm kiếm rủi ro chỉ chiếm 30,1%.

Trong công tác xây dựng các mục tiêu thu của đơn vị, Cục thuế đã có sự đánh giá đối với các Doanh nghiệp dựa trên tình hình hiện tại ở Doanh nghiệp đó, dựa trên tình hình khó khăn chung của nền kinh tế để từ đó có thể đưa ra một hạn mức thuế phù hợp với các Doanh nghiệp. Đó là đánh giá của đa số các ý kiến của các đáp viên, cụ thể có tới 136/230 người đồng ý chiếm tỷ lệ 59.1%, số người không đồng ý chiếm 24.2% (56 người) và có khoảng 16.8% số đáp viên không tham gia trả lời câu hỏi này.

Sau khi phân tích và nhận diện được các rủi ro, Cục thuế sẽ nhanh chóng

“Gởi danh sách các Doanh Nghiệp rủi ro cho toàn phòng” để các phòng có

phương hướng hoạt động cụ thể. Đó là nhận định nhận được đa số các ý kiến đồng ý trong cuộc khảo sát này.

Bên cạnh việc thực hiện tốt các công tác, đánh giá và nhận diện các rủi ro thì Cục thuế Bình Dương chưa xây dựng được các chính sách nhằm phân bổ các nguồn lực cho công tác xử lý các rủi ro đó. Đây là một công tác khá quan trọng, nó tác động trực tiếp đến việc sử dụng có hiệu quả hay không đến các nguồn lực tại đơn vị. Vậy nên có lẽ sắp tới Cục thuế Bình Dương cần để ý nhiều hơn đến công tác này.

Qua đánh giá ở trên giúp ta có cái nhìn tổng quan về tình hình kiểm soát các rủi ro cũng như quá trình nhận diên và xử lý các rủi ro đó. Hướng và cách thức phản ứng với các rủi ro tại Cục thuế Bình Dương. Đây là nền tảng căn bản để tác giả tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và đưa ra các giải pháp đúng đắn trong chương sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)