soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương
Trọng số hồi quy được thể hiện dưới hai dạng: (1) chưa chuẩn hóa (Unstandardized estimate) và (2) chuẩn hóa (Standardized estimate). Vì trọng số
hồi quy chưa chuẩn hóa, giá trị của nó phụ thuộc vào thang đo và mặt khác các biến độc lập có đơn vị khác nhau nên chúng ta không thể dùng chúng để so sánh mức độ tác động của các biến độc lập vào biến phụ thuộc trong cùng mô hình được. Trọng số hồi quy chuẩn hóa được dùng để so sánh mức độ tác động của các biến phụ thuộc vào biến độc lập. Biến độc lập nào có trọng số này càng lớn có nghĩa biến đó tác động mạnh vào biến phụ thuộc.
Căn cứ vào bảng 4.25, từ thông số thống kê trong mô hình hồi qui, phương trình hồi qui tuyến tính bội của các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương với các hệ số chuẩn hóa như sau:
KSRR = 0.014*MTQL + 0.015* TLMT + 0.028* NDTT + 0.159 ĐGRR + 0.195* PURR + 0.339* HĐKS + 0.19 TTTT + 0.189 GS
Như vậy, cả 08 nhân tố môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận dạng tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát đều có ảnh hưởng tỷ lệ thuận đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương. Tức là khi môi trường quản lý, thiết lập mục tiêu, nhận dạng tiềm tàng, đánh giá rủi ro, phản ứng rủi ro, hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát càng cao thì Kiểm soát tủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương càng cao. Theo đó, nhân tố nào có trọng số Beta chuẩn hóa càng lớn có nghĩa là nhân tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến biến phụ thuộc. Ta thấy, ở phương trình hồi quy, trong 8 nhân tố ảnh hưởng đến Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế thì nhân tố hoạt động kiểm soát ảnh hưởng mạnh nhất đến Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế với Beta = 0,339; nhân tố phản ứng rủi ro ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.195; nhân tố thông tin truyền thông ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.19; nhân tố tiếp theo giám sát ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.189; nhân tố đánh giá rủi ro ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0.159, nhân tố nhận dạng tiềm tàng ảnh hưởng thứ 6 với hệ số Beta = 0,028, nhân tố thiết lập mục tiêu ảnh hưởng thứ 7 với hệ số Beta = 0.015 và nhân tố môi trường quản lý ảnh hưởng thứ 8 với hệ số Beta = 0,014. Như vậy, giả thuyết H1,
H2, H3, H4, H5, H6, H7, H8 cho mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức được chấp nhận
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chương này tác giả tập trung đánh giá thực trạng hệ thống KSRR tại Cục thuế tỉnh Bình Dương, phân tích 8 thành phần cốt lõi của hệ thống kiểm soát rủi ro bao gồm: Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận diện sự kiện tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát thông qua việc nghiên cứu dữ liệu thứ cấp thực tế tại Cục thuế tỉnh Bình Dương, và các cá nhân là những người đang công tác tại Cục thuế Bình Dương.
Bằng phương pháp định tính và định lượng, tác giả đã tiến hành đánh giá mức độ của các yếu tố thông qua tỷ trọng các câu trả lời của CB-CNV trong Cục thuế và kết quả chay mô hình hồi quy thông qua công cụ SPSS 20. Qua đó rút ra các kết luận cần thiết, nhất là những mặt đã làm được và chưa làm được, nguyên nhân. Đây là cơ sở khoa học để tác giả đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát rủi ro trong chương 5.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu đề tài “Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương”. Luận văn rút những kết luận sau:
Dựa trên nền tảng báo cáo COSO 2004, bài nghiên cứu sử dụng công cụ phân tích hiện đại để thiết lập mô hình toán học, thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến KSRR trong công tác thu thuế TNDN tại Cục Thuế tỉnh Bình Dương.
Việc thu thập dữ liệu được thực hiện thông qua bảng câu hỏi. Căn cứ vào mô hình lý thuyết, bảng câu hỏi được chia làm hai phần gồm thống kê mô tả. Phần thống kê mô tả đưa ra cái nhìn tổng quát về mẫu khảo sát thông qua các yếu tố: Cục Thuế có áp dụng đầy đủ và đúng quy trình của Tổng cục Thuế không, tỷ lệ thuế thu được tại Cục trong những năm gần đây có xu hướng như thế nào, việc tuân thủ chấp hành pháp luật của người nộp thuế có ảnh hưởng đến hoạt động thu hay không, chính sách thuế thuế thay đổi có làm ảnh hưởng đến tình hình thu thuế của đơn vị hay không…
Qua đó, tác giả ghi nhận ý kiến khách quan của đối tượng khảo sát về thực trạng hoạt động của hệ thống KSRR tại Cục Thuế, làm cơ sở cho công tác phân tích định lượng. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho biết độ tin cậy của thang đo dùng để đo lường các thành phần của năm nhóm nhân tố đều lớn hơn 0.6, nghĩa là thang đo phù hợp với kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Kết quả phân tích nhân tố EFA trích thành 8 nhân tố hội tụ, từ 52 biến quan sát ban đầu, sau khi loại các biến quan sát có hệ số tải nhỏ hơn 0.5 thì còn lại 47 biến quan sát. Các giá trị Eigenvalues đều lớn hơn 1.
Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết: tính hiệu quả của KSRR trong công tác thu thuế tại Cục thuế tỉnh Bình Dương có 8 nhân tố gồm: Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận dạng sự tiềm tang, Đánh giá rủi ro, Phản ứng với rủi ro,
Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát. Trong đó, Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế với Beta = 0,339; nhân tố phản ứng rủi ro ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.195; nhân tố thông tin truyền thông ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.19; nhân tố tiếp theo giám sát ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.189; nhân tố đánh giá rủi ro ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0.159, nhân tố nhận dạng tiềm tàng ảnh hưởng thứ 6 với hệ số Beta = 0,028, nhân tố thiết lập mục tiêu ảnh hưởng thứ 7 với hệ số Beta = 0.015 và nhân tố môi trường quản lý ảnh hưởng thứ 8 với hệ số Beta = 0,014. Kết quả nghiên cứu mà nhóm tác giả thu được ở trên cho thấy mục đích chính của nghiên cứu này là có 8 nhân tố ảnh hưởng rõ ràng và mạnh mẽ nhất đến hệ thống kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Cục Thuế Bình Dương.
Những mặt làm được
Từng bước nâng cao hiệu quả ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế, tiếp tục vận hành tốt các chương trình do TCT cài đặt. Chú trọng nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ viên chức thuế để đáp ứng yêu cầu công tác ngày càng cao thông qua việc thường xuyên cử CBCC tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thuế.
Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng cho từng phòng, từng cá nhân trong công tác thuế.
Cục thuế xây dựng những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện trong năm, có mục tiêu thu cụ thể cho từng phòng, từng cá nhân. Từ năm 2011 - 2015 đều đạt kết quả thu vượt mức dự toán được giao.
Hàng năm đều thực hiện tuyên truyền và tổ chức các buổi hội nghị hướng dẫn DN. Năm 2011 trả lời chính sách thuế: trực tiếp 6.638 lượt, bằng văn bản là 951 văn bản, qua điện thoại 1.352 cuộc, tổ chức tập huấn và triển khai chính sách thuế: 17 lớp/8.181 người tham dự; tổ chức 9 Hội nghị đối thoại doanh nghiệp với 450 lượt người tham dự, phối hợp Báo, Đài đưa tin 26 kỳ, phát sóng 10 lần chuyên mục “Chính sách thuế và cuộc sống”, phát hành 5.300 ấn phẩm tuyên truyền (tờ rơi, tờ khai, công văn). Năm 2012 thực hiện tuyên truyền qua điện thoại 2.370 cuộc
trả lời, 5.837 lượt NNT trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế, trả lời 841 văn bản chính sách thuế, tổ chức buổi "Hội nghị lắng nghe ý kiến người nộp thuế"...
Công tác kiểm tra tại cơ quan thuế và tại DN giúp Cục truy thu và bổ sung các khoản thuế đã bị thất thu. Năm 2012 tổng số thuế kê khai điều chỉnh sau kiểm tra tại cơ quan thuế và số thuế truy thu và phạt qua kiểm tra tại DN là 369.281 triệu đồng, đạt 87.63% so với kế hoạch năm 2012; Năm 2011 tổng số kiến nghị truy thu qua công tác kiểm tra là 244.237 triệu, giảm lỗ thuế TNDN là 449 tỷ 588 triệu đồng. Năm 2013 tổng số thuế truy thu, thu hồi, phạt VPHC: 300.469 triệu đồng, đạt bằng 104%, giảm lỗ 437 tỷ 486 triệu đồng. Năm 2014 tại văn phòng Cục Thuế đã triển khai kiểm tra và đạt 102% so với kế hoạch năm, truy thu, thu hồi, phạt: 358.023 triệu đồng, giảm lỗ: 280 tỷ 558 triệu đồng. Năm 2015 Kết quả truy thu, thu hồi, phạt: 383.520 triệu đồng, giảm lỗ: 1.157 tỷ 169 triệu đồng/811 doanh nghiệp, bình quân 1 tỷ 427 trriệu đồng/doanh nghiệp.
Những mặt chưa làm được
Công việc của một công chức thuế làm công tác kiểm tra trong thực tế phát sinh quá nhiều so với quy định và số lượng DN được phân công cũng quá lớn nên không thể hoàn thành nhiệm vụ kiểm tra như yêu cầu của lãnh đạo.
Công tác rà soát, đưa DN phát sinh vào quản lý còn chậm, tình trạng sót DN vẫn còn nhiều. Số thuế thu nộp vào ngân sách sau kiểm tra còn thấp, số thuế nợ đọng còn lớn.
Việc ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và chưa phục vụ thiết thực cho các lĩnh vực công tác khác như: Ứng dụng thường bị gián đoạn, khi xử lý hồ sơ đăng ký thuế khi ghi dữ liệu khá lâu mới ghi được, các phiên bản phần mềm miễn phí hỗ trợ kê khai thuế còn xảy ra nhiều lỗi và việc nộp tờ khai tại thời gian đến hạn thường xuyên bị nghẽn, lỗi hệ thống do đường truyền quá tải; hệ thống báo cáo rất nhiều loại nhưng lại không hướng dẫn đầy đủ và cụ thể, rất hay thay đổi.
Đội ngũ cán bộ kiểm tra giám sát không đủ để đáp ứng nhu cầu kiểm tra, giám sát để có thể phát hiện hết các sai phạm, gian lận.
Nguyên nhân
Tình hình kinh tế trong những năm vừa qua gặp nhiều khó khăn và có khá nhiều biến động, Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho DN dẫn đến số thu thuế năm 2012 không đạt được chỉ tiêu dự toán được giao.
Tình hình nhân sự tại Cục thuế Bình Dương vừa mỏng vừa yếu, bình quân một cán bộ kiểm tra quản lý bình quân trên 100 DN: giải quyết các công việc sự vụ cho NNT, trả lời xác minh thuế,.. vừa phải hoàn thành kế hoạch hàng tháng về kiểm tra tại cơ quan thuế, vừa phải kiểm tra tại trụ sở NNT dẫn đến hiệu quả quản lý thực tế chưa cao như yêu cầu của lãnh đạo.
Đa số cán bộ thuế đều chỉ có kiến thức cơ bản về tài chính, kế toán, còn thiếu và yếu về nghiệp vụ trong khi hành vi gian lận thuế ngày càng tinh vi, dẫn đến việc khó phát hiện được hết các sai phạm và gian lận của NNT.
Việc sắp xếp cán bộ thực hiện công việc còn chưa hợp lý, có trường hợp cán bộ không có chuyên môn và kinh nghiệm lại được giao nhiệm vụ lớn, những cán bộ có khả năng và trình độ lại giao công việc không tương xứng với khả năng dẫn đến công việc không đạt kết quả cao ảnh hưởng đến khoản thu NSNN.
Hệ thống phần mềm kê khai hỗ trợ người nộp thuế còn đang trong quá trình áp dụng phổ biến rộng rãi đến đối tượng nộp thuế, số lượng DN kê khai qua mạng ngày càng tăng và hầu hết các DN đều dồn đến thời hạn cuối cùng để nộp tờ khai, dẫn đến tình trạng lỗi, nghẽn mạng.
Ngoài ra:
Để đánh giá tại sao các yếu tố trên lại có tác động lớn đến nhân tố Giám sát. Sau đây tác giả sẽ đi vào phân tích để làm rõ vấn đề trên.
Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên cấp trên quản lý.
Việc báo cáo kịp thời lên cấp trên quản lý các sai sót trong quy trình xử lý là vấn đề rất quan trọng. Từ đó Ban lãnh đạo mới đánh giá được mức độ của các rủi ro này và có thể đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó nhằm giúp
hoàn thiện được quy trình xử lý hiện tại, giúp phát hiện những lỗ hỏng, các sự kiện thiếu hợp lý trong quy trình hoạt động.
Thực hiện tốt công tác này còn thể hiện sự liên kết khá chặt chẽ giữa các cấp trong tổ chức. Toàn bộ các phòng ban và cá nhân luôn có sự tương tác với nhau. Việc này có thể giúp Ban lãnh đạo luôn nắm bắt được tình hình hiện tại trong tổ chức. Từ đó dễ phát hiện sai sót của hệ thống. Một tổ chức thực hiện hiệu quả công tác này, điều đó đồng nghĩa với việc tổ chức đó đang có một hệ thống kiểm soát và giám sát khá hiệu quả.
Tiếp tục công việc kiểm tra, giám sát sau khi doanh nghiệp đã nộp thuế.
Việc bỏ qua công tác kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp sau khi đã nộp thuế có thể sẽ dẫn đến việc bỏ sót các sai lầm, ảnh hưởng đến công tác thu thuế ở các kỳ sau và gây thất thoát nguồn thu NSNN. Thứ nhất, nếu công tác theo dõi bị hạn chế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cố tình lách thuế có cách xử lý báo cáo, tờ khai mà không sợ bị truy thu, phạt về những khoản tiền thuế đã trốn. Thứ hai, là dễ dẫn đến việc cán bộ thuế bắt tay với các doanh nghiệp mà không sợ bị phát hiện hay xử lý vì hồ sơ không còn được theo dõi và kiểm tra thường xuyên. Thứ ba, nó cũng tạo tiền lệ cho các cán bộ thuế trong bộ phận kiểm tra, thanh tra thuế không thực hiện đúng chức trách của mình trong công việc, bỏ sót các bước trong quy trình thanh tra kiểm tra. Thứ tư, khó có thể đánh giá được tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, ảnh hưởng đến các báo cáo gây khó khăn trong công tác xây dựng mục tiêu thuế.
Vậy nên việc luôn luôn duy trì công tác kiểm tra và giám sát các doanh nghiệp là một việc làm hết cần thiết và mang tính chất thận trọng cao. Thật khó có thể đánh giá các doanh nghiệp một cách chính xác chỉ trong một giai đoạn nào đó, điều này tất yếu sẽ mang lại những rủi ro cho Ngân sách nhà nước. Cho nên việc kiểm tra và giám sát các doanh nghiệp phải được tiến hành trường kỳ và xuyên suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó.
Phòng thanh kiểm tra thuế được phép báo cáo trực tiếp cho người quản lý cao nhất.
Đây là yếu tố cần được tiếp tục hoàn thiện và phát huy. Nó đảm bảo việc truyền tải thông tin một cách chính xác giữa người cung cấp và người tiếp nhận thông tin. Việc vượt cấp trong báo cáo sẽ tránh được tình trạng những sai phạm không được báo cáo chính xác hoặc không được phản ánh lên người quản lý cao nhất. Đặc biệt là trong trường hợp có sự thi đua thành tích giữa những người quản