Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 56 - 58)

Một hệ thống phương pháp nghiên cứu phù hợp, nhưng dữ liệu nghiên cứu không thu thập đầy đủ và khách quan dẫn đến kết quả nghiên cứu sai lệch. Để bảo đảm dữ liệu nghiên cứu có độ tin cậy cao, tác giả tổ chức ghi nhận dữ liệu gồm dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Cụ thể:

Dữ liệu thứ cấp:

Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng Phòng tại Cục thuế Bình Dương

Hệ thống các văn bản về KSRR của Tổng cục thuế Việt Nam, Cục thuế Bình Dương.

Số liệu thuế thu được và khoản thất thu thuế tại Cục thuế Bình Dương trong vòng 5 năm, từ năm 2011 đến năm 2015 trong các Báo cáo tổng kết công tác thuế hằng năm.

Các bảng đánh giá sơ kết và tổng kết về thu thuế và chống thất thu thuế, nguyên nhân tồn tại và cách giải quyết tại Cục thuế hàng năm.

Dữ liệu sơ cấp:

Để thu thập các dữ liệu sơ cấp, sau khi xây dựng hoàn thiện bảng câu hỏi chính thức tác giả đã tiến hành gửi bảng câu hỏi khảo sát này đến trực tiếp Ban lãnh đạo và các phòng ban thuộc Cục thuế Bình Dương. Sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp nhằm tiếp thu và đánh giá chất lượng và ghi nhận các câu trả lời một cách khách quan nhất.

Cách thiết kế câu hỏi khảo sát

Trên cơ sở kiến thức và hiểu biết chung về hệ thống kiểm soát rủi ro và tình hình hoạt động thực tế tại Cục thuế Bình Dương. Tác giả đã thiết lập một bảng câu hỏi khảo sát nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia là các cán bộ cấp cao của Cục thuế Bình Dương. Với mục đích là thăm dò ý kiến về thực trạng công tác kiểm soát rủi ro tại Cục thuế dưới góc nhìn của Lãnh đạo và cán bộ quản lý, cán bộ thực thu thuế. Việc này giúp tác giả có cái nhìn bao quát hơn về thực trạng hệ thống kiểm soát rủi ro tại Cục thuế Bình Dương và sau đó có cơ sở để xây dựng nên bảng câu hỏi chính thức phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của luận văn này.

Bảng câu hỏi chính thức, tác giả đánh giá chung về thực trạng hiện tại của hệ thống kiểm soát rủi ro tại Cục thuế Bình Dương thông qua các câu hỏi được thiết kế theo nhóm với thang đo Likert 5 mức độ. Nhằm đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến 8 nhân tố cốt lõi của hệ thống kiểm soát rủi ro bao gồm:

Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận diện sự tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin truyền thông và Giám sát.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)