4.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương
Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.
Vào những năm đầu của thập niên 90, Bình Dương vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử 14 năm về trước (năm 2000), Bình Dương đã bắt đầu trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực 4 phương quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dương đã có những thành tựu đáng nể thể hiện qua chỉ tiêu GDP của Bình Dương tăng dần qua các năm từ 2011-2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét. Trong năm 2011 kinh tế của tỉnh tiếp tục có tăng trưởng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 14% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2011 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỉ lệ tương ứng là 62,2% - 33,7% - 4%. Đến năm 2015 tổng sản phẩm (GDP) tăng 13,2% so cùng kỳ; trong đó, khu vực công nghiệp tăng 15,8%, nông nghiệp tăng 4%. Qua
(Bảng 4.2) cho thấy năm 2011 GDP chỉ đạt 62.876 tỷ đồng và tăng dần qua các năm đến năm 2015 đạt 121.577 tỷ đồng (tăng 1.93 lần so với năm 2011)
Bảng 4.2: GDP và cơ cấu kinh tế qua các năm của Bình Dương
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm 2011 2012 2013 2014 2015
GDP (tỷ đồng) 62.876 77.488 95.044 107.400 121.577
Nông lâm ngư nghiệp 2.598 2.918 3.152 3.222 3.283
Công nghiệp xây dựng 39.105 48.009 58.341 65.299 73.311
Dịch vụ 21.173 26.561 33.551 38.879 44.983
Cơ cấu kinh tế (%)
Nông lâm ngư nghiệp 4,1 3,8 3,3 3 2,7
Công nghiệp xây dựng 62,2 62,0 61,4 60,8 60,3
Dịch vụ 33,7 34,3 35,3 36,2 37
Nguồn: Báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2011-2015 của UBND tỉnh Bình Dương
4.3.2 Thực trạng hoạt động thu thuế tại Cục thuế tỉnh Bình Dương
Tính đến 31/12/2015 sau khi phân cấp doanh nghiệp về cho Chi cục thuế quản lý để khai thác nguồn thu cho địa phương thì số DN thuộc phạm vi Cục Thuế Bình Dương quản lý là 4.251 DN, trong đó số DN đang hoạt động 4.082 DN, số lượng DN ngừng hoạt động 169 DN.
Bảng 4.3: Bảng số lượng DN hoạt động thuộc Cục Thuế quản lý
Đơn vị tính: doanh nghiệp
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011– 2015 - Cục thuế Bình Dương
Số lượng DN hoạt động trên địa bàn tỉnh Bình Dương do Cục Thuế quản lý trong những năm tới sẽ tăng nhanh. Do số lượng DN được thành lập ngày càng nhiều và còn non trẻ, thiếu kiến thức về thuế nên việc chấp hành nghĩa vụ thuế còn
STT Chỉ tiêu Số lượng 1 Số lượng đối tượng nộp thuế 4.251 2 Số lượng đối tượng nộp thuế đang hoạt động 4.082 3 Số lượng đối tượng nộp thuế ngừng hoạt động 169
nhiều sai sót nên dẫn đến việc quản lý thuế rất phức tạp qua các khâu từ đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và lưu giữ chứng từ sổ sách kế toán.
Số lượng DN tăng nhanh là một thách thức lớn đối với quản lý thu thuế. Nhưng đó chỉ mới là sự phức tạp về số lượng. Trong hiện tại và tương lai, ngành Thuế tỉnh Bình Dương còn phải đối mặt với sự phức tạp của DN ở nhiều tiêu chí khác nhau. Do đó việc quản lý thu thuế vô cùng phức tạp đòi hỏi phải theo dõi chặt chẽ
Tình hình thu ngân sách của Cục thuế Bình Dương
Số liệu được thu thập dưới đây lấy từ số liệu thuế thu được, khoản thất thu thuế tại Cục thuế Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2015 trong Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm.[3]
Dựa trên số liệu thu thập được, từ số liệu thuế thu được từ các loại thuế nhỏ được tập hợp theo năm tác giả tiến hành tổng cộng các số liệu đó và đưa vào bảng thực trạng của 05 năm để có thể nhìn rõ hơn sự biến đổi tình hình thu qua các năm thể hiện trong Bảng 4.4.
Dưới đây là những số liệu thực tế tại Cục thuế Bình Dương trong những năm qua được tác giả thu thập và thống kê từ các Báo cáo tổng kết thực nhiệm vụ công tác thuế hàng năm của Cục thuế.
Bảng 4.4: Thống kê Tình hình thu thuế tại Cục thuế Bình Dương
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Số thứ
tự
Loại thuế
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện Dự toán Thực hiện I Thuế CTN NQD 8,165,500 8,399,117 10,519,300 10,772,875 11,815,300 11,993,153 12,227,081 13,362,701 12,971,000 14,884,386 1 Thuế GTGT 3,944,350 3,582,462 4,980,710 4,956,802 5,831,550 4,406,625 5,424,451 4,709,736 5,072,055 6,108,183 2 Thuế TNDN 3,169,500 3,984,879 4,448,100 4,219,016 4,705,500 6,288,971 6,072,500 7,424,329 7,262,200 7,396,476 3 Thuế TTĐB 951,110 1,204,874 968,280 1,211,798 1,127,640 882,667 535,100 717,849 492,000 830,139 4 Thuế Môn bài 9,050 7,962 9,110 8,502 10,530 8,569 7,730 7,226 7,095 7,760 5 Thuế tài nguyên 43,790 102,934 97,100 82,838 89,130 95,274 108,400 101,780 95,450 121,320 6 Thu khác 47,700 216,232 16,000 82,289 50,950 89,113 78,900 85,752 42,200 136,761
II Thuế BVMT 615,000 637,593 710,000 618,029 710,000 848,318 1,000,000 898,110 1,087,300 1,585,255
III
CÁC KHOẢN VỀ
IV THUẾ TNCN 1,210,500 1,511,148 2,005,000 2,048,169 2,530,000 2,185,629 2,500,000 2,160,702 2,522,600 2,355,755 TỔNG CỘNG 10,021,500 10,614,382 13,757,800 13,550,243 15,604,800 15,326,021 15,988,141 16,647,252 16,787,400 19,066,819
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011– 2015 - Cục thuế Bình Dương
Theo số liệu thống kê về tình hình thu Ngân sách nhà nước tại Cục thuế Bình Dương trong 05 năm gần đây từ 2011 - 2015 nhìn chung có khá nhiều sự biến động. Từ năm 2011 - 2014 Cục thuế Bình Dương đều vượt chỉ tiêu dự toán pháp lệnh chỉ riêng năm 2012, 2013 Cục thuế Bình Dương chưa hoàn thành dự toán được giao với tỷ lệ đạt 98, 49% năm 2012 và 98,21% dự toán pháp lệnh, nguyên nhân là do tình hình kinh tế xã hội có nhiều yếu tố không thuận lợi, nền kinh tế đối mặt với tình trạng làm phát, thị trường xuất khẩu gặp khó khăn, các DN vẫn chưa thể vượt khó khăn, bên cạnh đó Chính phủ đã có những biện pháp hỗ trợ giúp DN tháo gỡ khó khăn bằng các chính sách miễn giảm thuế đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả thu thuế. Trong đó năm 2011 thu được 10,614,382 triệu đồng đạt 105,92% kế hoạch pháp lệnh, năm 2012 thu được 13,550,243 triệu đồng đạt 98,49% dự toán pháp lệnh và bằng 127,66% so cùng kỳ năm trước do chịu sự tác động suy giảm kinh tế trên toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng không nhỏ, nhiều ngành nghề, lĩnh vực không tìm được khách hàng, năm 2013 thu được 15,326,021 triệu đồng đạt 98,21% dự toán pháp lệnh, năm 2014 thu được 16,647,252 triệu đồng đạt 104,12% dự toán pháp lệnh và bằng 108,12% so cùng kỳ năm trước, năm 2015 thu được 19,066,819 triệu đồng đạt 113,58% dự toán pháp lệnh và bằng 114,53% so cùng kỳ năm trước.
Về Thuế CTN NQD: trong năm 2015 nền kinh tế có sự chuyển biến tích cực
và phục hồi bằng với mức trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Về Thuế TNCN: Năm 2011 thu NSNN đạt 1.511.148 triệu đồng, đến năm
2012 tăng nhẹ lên 2.048.169 triệu đồng. Năm 2015 Quốc hội thông qua Nghị quyết ban hành về chính sách miễn thuế TNCN trong 6 tháng cuối năm 2015 đối với cá nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương tiền công và từ kinh doanh ở mức đến 5 triệu đồng số thu không đạt so với dự toán giao chiếm 93,39%.
Về Thuế bảo vệ môi trường: Từ năm 2011 - 2015 tình hình thu thuế tang giảm đột biến, đến năm 2015 tăng 176,51% so với cùng kỳ.
Các khoản thu từ đất: từ năm 2011 - 2015 số thu có tăng nhưng so với dự
toán được giao chỉ có năm 2011 và 2015 thu đạt tương đương 218,11% của năm 2011 và 116,91% của năm 2015.
Bảng 4.5: Thống kê tình hình thu thuế TNDN tại Cục thuế Bình Dương
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm Thực hiện Thuế CTN NQD DTPL Thuế TNDN Thực hiện Thuế TNDN Tỷ lệ Thuế TNDN/ Thuế CTN NQD Tỷ lệ Thuế TNDN thực thu/ DTPL Thuế TNDN Tỷ lệ Tăng trưởng Thuế TNDN 2011 8,165,500 3,169,500 3,984,879 48.80% 125.73% 2012 10,519,300 4,448,100 4,219,016 40.11% 94.85% 5.88% 2013 11,815,300 4,705,500 6,288,971 53.23% 133.65% 49.06% 2014 12,227,081 6,072,500 7,424,329 60.72% 122.26% 18.05% 2015 12,971,000 7,262,200 7,396,476 57.02% 101.85% -0.38%
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 – 2015 Cục thuế Bình Dương
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy được rằng, nguồn thuế từ phía CTN NQD chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng số nguồn thu NSNN. Bao gồm các loại thuế TNDN, GTGT, … Trong đó, thuế TNDN chiếm một tỷ lệ tương đối trong tổng số thuế CTN NQD. Bình quân hàng năm chiếm hơn 40%. Và theo như số liệu tác giả thống kê được từ năm 2011 đến 2015 của Cục thuế Bình Dương (Bảng 4.6) ta có thể thấy được rằng: Thuế TNDN có khá nhiều sự biến động, đặc biệt là năm 2013, nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN tăng cao so với năm 2012 và 2011 (khoảng 49% so với năm 2012). Sang năm 2014, bắt đầu có sự chựng lại do giá cả có sự biến động phức tạp, chỉ số giá tiêu dùng tăng, hàng hóa sản xuất trong nước chưa cạnh tranh được với hàng nhập khẩu, nhiều ngành nhiều đơn vị vẫn còn hoạt động cầm chừng. Bên cạnh đó Chính phủ đã ban hành Nghị định giảm 30% thuế TNDN phải nộp trong năm 2014 cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (trừ số thuế tính trên thu nhập từ kinh doanh xổ số, chứng khoán, ngân hàng...). Tình hình này phần nào ảnh hưởng
đến kết quả thu thuế TNDN, tuy vậy việc thu NSNN đối với thuế TNDN vẫn có sự tăng trưởng ở mức 18.05%. Đến năm 2015 nguồn thu ngân sách có tăng trưởng nhẹ, tổng NSNN thu được trong năm 2015 đối với thuế TNDN khoảng 7,396,476 triệu đồng nhưng so với năm 2014 vẫn giảm nhẹ (khoảng 0,38%).
Tình hình kiểm tra tại Cục thuế Bình Dương
Bảng 4.6 : Kết quả thanh tra, kiểm tra thuế TNDN của Cục Thuế tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2011-2015
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm
Kiểm tra tại trụ sở
DN Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế
Số lượng DN Số thuế truy thu và phạt Số lượng DN Số hồ sơ được chấp nhận Số hồ sơ phải điều chỉnh tăng sau khi
kiểm tra Số thuế điều chỉnh 2011 914 244,237 15,668 15,665 3 7,1 2012 1,186 369,281 22,507 22,491 16 51 2013 754 300,469 24,136 24,136 0 0 2014 2,726 358,023 18,437 18,437 0 0 2015 3,004 383,520 18,676 18,676 0 0 Tổng 8,584 1,272,010 99,424 99,405 19 58,7
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2011 – 2015 Cục thuế Bình Dương
Qua bảng số liệu cho thấy số thuế truy thu sau thanh tra, kiểm tra tăng dần qua các năm. Do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, người nộp thuế tìm mọi cách để gian lận trốn thuế, nợ thuế.
Kết quả kiểm tra tại cơ quan thuế với số lượng hồ sơ chấp nhận tăng qua các năm 2011 là 15.665, năm 2012 là 22.491, năm 2013 là 24.136 hồ sơ, năm 2014 là 18.437 hồ sơ và năm 2015 là 18.676 hồ sơ (các hồ sơ kiểm tra tại cơ quan thuế chủ yếu kê khai chưa đầy đủ thông tin, kê khai chưa đúng nội dung yêu cầu của bảng kê mua vào bán ra). Sau bước kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế là bước kiểm tra tại trụ sở NNT với kết quả năm 2011 là 914 hồ sơ, năm 2012 là 1.186 hồ sơ, năm 2013 là 754 hồ sơ (năm 2013 số hồ sơ giảm rất nhiều do đã chuyển một số DN về Chi cục
là 244.237 triệu đồng, năm 2012 là 369.281 triệu đồng, năm 2013 là 300.469 triệu đồng, năm 2014 là 358.023 triệu đồng, năm 2015 là 383.520 triệu đồng.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế, Cơ quan Thuế phát hiện những sai phạm phổ biến của các hành vi vi phạm về thuế GTGT, thuế TNDN...đồng thời nhận dạng các vi phạm của Doanh nghiệp theo ngành nghề, lĩnh vực...(Phụ lục HVVP).
Công tác thu nộp thuế, quản lý nợ thuế
Năm 2015, công tác quản lý nợ và xử lý thu hồi nợ thuế vẫn còn nhiều khó khăn, do nợ đọng năm 2014 chuyển sang 1.824 tỷ 976 triệu đồng, bằng 8,32% trên tổng thu ngân sách năm 2014, cao hơn mức chỉ tiêu của Tổng cục Thuế giao (5%). Mặt khác, năm 2015 trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp nợ lớn tồn tại qua nhiều năm hiện tại đang gặp khó khăn tài chính không có khả năng thanh toán nợ cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, qua thực hiện sự chỉ đạo của Tổng cục Thuế và Cục Thuế về công tác xử lý nợ đọng năm 2015, các phòng, các Chi cục Thuế đã triển khai thực hiện nghiêm túc, cương quyết xử lý các trường hợp nợ đọng dây dưa chay ỳ, đã đạt được kết quả tương đối tốt.
Qua số liệu về tình hình nợ thuế của Cục Thuế tính đến 31/12/2015 (Bảng 4.7). Tình hình nợ thuế ở mức cao
Bảng 4.7: Tình hình nợ thuế của các DN thuộc văn phòng Cục thuế tỉnh Bình Dương quản lý đến ngày 31/12/2015
(ĐVT: triệu đồng)
Đơn vị
Nợ đến 31/12/2015 Nợ khó thu Nợ chờ xử lý Nợ từ 1 đến trên 90 ngày
(nợ phải thu) Số nợ So với 12/14 So với tổng thu Số nợ So với 12/14 So với tổng nợ Số nợ So với 12/14 So với tổng nợ Số nợ So với 12/14 So với tổng thu VPC 807.013 79% 4,15% 100.508 68% 12,4% 9.695 5% 1,2% 680.550 103% 3,5% DNNN 171.103 151% 2,9% 600 87% 0,35% - - - 170.503 151% 2,8% ĐTNN 301.353 96% 3,73% 51.490 146% 17% 5.354 3% 1,77% 228.249 85,2% 2.8% NQD 334.557 116% 14,4% 48.418 105% 14,4% 4.341 95% 1,3% 281.798 118% 12,1%
Nguồn: Tính toán trên cơ sở số liệu báo cáo Công tác quản lý nợ của phòng Quản lý nợ và Cưỡng chế về thuế - Cục thuế tỉnh Bình Dương
Việc đánh giá ảnh hưởng hiệu quả kiểm soát rủi ro trong hoạt động thu thuế thì khâu thu nộp thuế cũng rất quan trọng, vì mục đích cuối cùng của công tác thu thuế là số thuế phải được nộp vào Kho bạc Nhà nước theo đúng quy định của Luật thuế hiện hành.
Qua bảng số liệu cho thấy, tình hình nợ thuế đến 31/12/2015 còn cao. Mặc dù Cục Thuế đã rất cố gắng trong công tác thu hồi nợ đọng kể cả phạt chậm nộp, thực hiện biện pháp cưỡng chế nợ thuế và bằng nhiều biện pháp đốc thu nợ, song do số thuế doanh nghiệp kê khai không được nộp kịp thời vào kho bạc.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
+ Một số DN chưa thực hiện nghiêm chỉnh chế độ thu nộp, cố tình dây dưa, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Một số công ty làm ăn thua lỗ nên không đủ điều kiện tài chính để nộp thuế. Số thuế nợ đọng còn ở vào một số công ty sau khi phát sinh nợ đọng đã ngừng hoạt động hoặc bỏ điểm kinh doanh.
+ Trong công tác cưỡng chế nợ thuế, theo quy định của Luật quản lý thuế hiện nay nếu DN chậm nộp tiền thuế thì chỉ bị phạt nộp chậm, không xử phạt vi phạm hành chính và mức phạt nộp chậm rất thấp chỉ có 0,05%/ngày nộp chậm, nếu DN nợ thuế trên 90 ngày cơ quan thuế mới được làm thủ tục theo quy định của pháp luật để cưỡng chế trong khi đó thủ tục để cưỡng chế được 1 DN vi phạm rất phức tạp và do thời gian quy định nợ trên 90 ngày mới cưỡng chế được vì vậy khi