Từ kết quả phân tích EFA và Cronbach Anpha như trên, mô hình nghiên cứu lý thuyết chính thức điều chỉnh gồm 08 nhân tố tác động đến Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương. Cụ thể, mô hình này có 08 biến độc lập (Môi trường quản lý, Thiết lập mục tiêu, Nhận diện tiềm tàng, Đánh giá rủi ro, Phản ứng rủi ro, Hoạt động kiểm soát, Thông tin và truyền thông, Giám sát và một biến phụ thuộc (Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương).
Mô hình hồi quy này được biểu diễn như sau:
Y = β1MTQL + β2TLMT + β3NDRR + β4ĐGRR + β5 PURR + β6 HĐKS + β7
TTTT + β8GS + α
Các giả thuyết cho mô hình nghiên cứu chính thức như sau:
- Giả thuyết H1: Môi trường quản lý có tác động đến Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương.
- Giả thuyết H2: Thiết lập mục tiêu có tác động đến Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương.
- Giả thuyết H3: Nhận diện tiềm tàng có tác động đến Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương.
- Giả thiết H4: Đánh giá rủi ro có tác động đến Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương.
- Giả thiết H5: Phản ứng rủi ro có tác động đến Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương.
- Giả thiết H6: Hoạt động kiểm soát có tác động đến Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương
- Giả thuyết H7: Thông tin và truyền thông có góp phần làm tăng tính hiệu quả Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương
- Giả thuyết H8: Hoạt động giám sát có tác động đến Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương.