Đối với Cục thuế Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 121 - 159)

Một là, cần thường xuyên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thuế, kế toán mà cụ thể là khả năng phân tích BCTC của DN cho các cán bộ thuế tại Cục thuế (đặc biệt với các phòng liên quan trực tiếp đến công tác kiểm soát doanh nghiệp). Thực tế hiện nay tại Cục Bình Dương đại đa số các nhân viên đang làm công tác kiểm tra chưa đủ trình độ để đọc và phân tích BCTC của DN.

Hai là, định kỳ cần tổ chức kiểm tra kiến thức ( thuế và kế toán) cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị. Qua đó nắm bắt kịp thời trình độ cán bộ công chức để bố trí phù hợp theo năng lực.

Ba là, tăng cường công tác giáo dục, chính trị tư tưởng cho toàn thể công chức trong đơn vị.

Bốn là, đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, có kỹ năng tin học và có trình độ ngoại ngữ vào vị trí then chốt.

Năm là, công khai và minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ.

Sáu là, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra nội bộ tại Cục thuế nhằm phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm của cán bộ thuế, giảm thiểu rủi ro.

Bảy là, tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các DN có rủi ro cao về thuế như: Kinh doanh mặt hàng nông lâm thủy hải sản; doanh thu tăng bất thường, thường xuyên chuyển địa bàn, kê khai lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu….

Tám là, trong khâu của công tác kiểm tra, để tiết kiệm thời gian và chi phí, Cục thuế từ việc lập kế hoạch, xác định các trường hợp để kiểm tra. Cần lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra, nội dung và phạm vi kiểm tra vì qui trình kiểm tra chỉ có 5 ngày làm việc.

Chín là, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phù hợp đặc điểm, loại hình DN.

Mười là, cần phát triển đội ngũ chuyên sâu nghiên cứu về rủi ro trong công tác thu thuế. Công tác này bước đầu có thể kết hợp với các chuyên gia bên ngoài từ các trường Đại học, Viện nghiên cứu, công ty kiểm toán… nhưng về lâu về dài thì phải là cán bộ ngành thuế thực hiện nhằm bảo mật thông tin.

Mười một là, tăng cường công tác quản lý và sử dụng hóa đơn, kiên quyết xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.

Mười hai là, phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất giữa các phòng về các nguồn thông tin và hướng xử lý công việc.

Mười ba là, trang bị máy móc hiện đại trong hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế còn rất thấp chủ yếu còn áp dụng phương pháp thủ công, năng suất và hiệu quả quản lý thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý.

Mười bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế, giải đáp kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách thuế. Tổ chức thường xuyên tuần lễ lắng nghe ý kiến của Người nộp thuế. Nhằm nắm được tâm tư nguyện vọng của Người nộp thuế và thái độ làm việc của cán bộ thuế để có biện pháp ngăn chặn kịp thời cán bộ thuế làm khó, nhũng nhiễu doanh nghiệp, làm sao đạt được mục đích chung của ngành thuế là “ Thuế luôn là người bạn đồng hành của Người nộp thuế ”.

Mười lăm là, tăng cường kiểm tra, giám sát, chấn chỉnh kỷ cương, kỷ luật trong việc thực thi công vụ. Thường xuyên chấn chỉnh việc ứng xử văn hóa trong hoạt động công vụ tới toàn thể cán bộ công chức trong cơ quan.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển và có nhiều biến động, có nhiều DN được thành lập, Chính phủ ban hành nhiều chính sách về thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, việc thu đúng thu đủ số thuế của DN luôn là vấn đề cấp thiết của cơ quan thuế nói chung và Cục thuế Bình Dương nói riêng, muốn làm được điều đó đòi hỏi Cục thuế cần phải có một hệ thống KSRR cả bên trong lẫn bên ngoài thật tốt nhằm quản lý hiệu quả nguồn thu. Từ những phân tích và đánh giá thực trạng về hệ thống KSRR tại Cục thuế Bình Dương trong Chương 4, Chương 5 tác giả đã tiến hành phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm giúp hoàn thiện hệ thống KSRR tại Cục thuế Bình Dương bao gồm các 8 nhóm giải pháp cho từng yếu tố của hệ thống KSRR, đồng thời tác giả cũng đề xuất kiến nghị với nhà nước và ngành thuế nhằm hỗ trợ cho công tác thu thuế được hiệu quả hơn trong tương lai.

KẾT LUẬN CHUNG

Công tác chống thất thu thuế là một câu chuyện dài nhiều tập không có hồi kết. Nó được nội soi rất nhiều song vẫn thấy nan giải. Thật vậy, vấn đề này phản ánh cả về lợi ích kinh tế và lợi ích của DN mà hai lợi ích này tỉ lệ nghịch với nhau. Nhà nước luôn luôn muốn tăng nguồn thu từ thuế, còn DN luôn mong muốn đóng thuế càng ít càng tốt.

Thất thu thuế được hiểu theo hai lĩnh vực: Thất thu thực tế và thất thu tiềm năng. Thất thu thực tế là có nhiều khoản thu mà được qui định rõ ràng trong luật thuế nhưng do nhiều nguyên nhân mà dẫn đến số thu này không được nộp vào ngân sách. Còn thất thu tiềm năng là sự “lách thuế” do nguyên nhân từ kẽ hở của Luật pháp hay sự buông lỏng trong quản lý… Để đạt được mục tiêu thu đúng, thu đủ số thuế thì cơ quan thuế cần tìm hiểu và nhận dạng nguyên nhân thất thu thuế là từ đâu và có những biện pháp phản ứng phù hợp. Xuất phát từ thực tế đó đề tài :

“Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Bình Dương”

được thực hiện nhằm mục đích phân tích thực trạng và các yếu tố dẫn đến thất thu thuế TNDN, những điểm còn hạn chế trong hệ thống KSRR tại Cục thuế Bình Dương để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống KSRR giúp công tác thu thuế đạt được hiêu quả cao hơn trong tương lai.

Hạn chế của luận văn: Chưa đo lường được bằng mô hình định lượng các yếu tố nào ảnh hướng đến các đối tượng nộp thuế, không nộp thuế TNDN, đây các yếu tố rủi ro bên ngoài quan trọng.

Hướng nghiên cứu tiếp theo: Để đào sâu hơn các yếu tố nào tác động đến doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, gian lận thuế, bỏ trốn không nộp thuế TNDN, cần có nghiên cứu với mô hình định lượng riêng cho vấn đề này.

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, luận văn chắc hẳn vẫn còn vướng mắc một số tồn tại và hạn chế nhất định, cần được bổ sung, hoàn thiện. Rất mong nhận được sự tham gia đóng góp ý kiến, chỉnh sửa của Quý Thầy, Cô và các anh chị để nội dung luận văn được hoàn chỉnh hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Báo Cáo COSO 2004 của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ [2] Báo cáo INTOSAI của Hội đồng quốc gia Hoa kỳ.

[3] Báo cáo tổng kết công tác thuế từ năm 2011-2015 của Cục thuế Bình Dương.

[4] Lược theo báo cáo tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh năm 2011- 2015 của UBND tỉnh Bình Dương.

[5] Bùi Thanh Huyền “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại kho bạc nhà

nước Quận 10 TPHCM”, luận văn thạc sĩ kinh tế.

[6] Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315: Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị.

[7] Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 400 Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ.

[8] Chương 3 “Hệ thống kiểm soát nội bộ”, Thạc sĩ Đoàn Văn Hoạt, Kiểm toán, trường Đại học kinh tế TPHCM, Nhà xuất Bản Lao Động- Xã hội.

[9] Luật quản lý thuế số 78/2006/QH 11 ngày 29/11/2006.

[10] Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ bổ sung Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007.

[11] Nghị định 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ Quy định về chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

[12] Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

[13] Nghị định 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Quản lý thuế.

tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

[15] Nguyễn Thanh Bình (TPHCM - Năm 2010) “Đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ thuế: Nghiên cứu tình huống Chi cục thuế Quận Phú

Nhuận”, luận văn thạc sĩ kinh tế

[16] Quyết định số 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 và Quy trình thanh tra kiểm tra nội bộ ngành thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục thuế ban hành.

[17] Thông tư 28/2011/TT-BTC ngày 25/2/2011 của Bộ tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế.

[18] Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

[19] Nghị định số 129/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

[20] Trần Quế Anh (TPHCM - Năm 2010) “Hoàn thiện và xây dựng hệ thống

kiểm soát nội bộ cho các DN nhỏ và vừa trên địa bàn TP Cần Thơ”, luận văn thạc

sĩ kinh tế.

PHỤ LỤC I BẢNG CÂU HỎI

BẢNG CÂU HỎI VỀ KIỂM SOÁT RỦI RO TRONG CÔNG TÁC THU THUẾ TNDN TẠI CỤC THUẾ TỈNH BÌNH DƯƠNG

Họ tên người trả lời bảng câu hỏi: ………..……….. Chức vụ:………. Số điện thoại liên lạc:……….

I. PHẦN GIỚI THIỆU:

Xin chào anh(chị), tôi tên là: Nguyễn Vương Thu Thanh. Hiện tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Bình Dương” để hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế tại Trường Đại Học Công Nghệ TP.HCM. Anh(chị) vui lòng dành chút thời gian để giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dưới đây. Chúng tôi rất cảm ơn sự cộng tác và giúp đỡ của anh(chị). Các ý kiến trả lời của anh(chị) sẽ được bảo mật tuyệt đối về thông tin.

Tôi mong nhận được sự hợp tác chân tình của các anh/chị.Xin cảm ơn các anh/chị đã giúp tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu này.

II. CÂU HỎI CHUNG

S1. Theo anh/chị nguồn nhân sự cán bộ thuế tại Cục thuế hiện nay có đáp ứng đủ cho nhu cầu công việc chưa?

1. Có 2. Không

3. Chưc rõ

S2. Theo anh/chị việc thực hiện nhiệm vụ của công chức thuế tại Cục thuế đã thực hiện theo đúng quy trình tổng cục thuế đưa ra chưa?

1. Có 2. Không

3. Chưa rõ

chẽ hay không?

1. Có 2. Không

S4. Khi ban hành các luật ; nghị định; Thông tư mới thì hướng xử lý của cơ quan thuế đối với việc thông tin và truyền thông như thế nào?

1. Tổ chức các cuộc tập huấn - trả lời những thắc mắc của DN

2. Cập nhật thông tin trên trang website của Tổng cục thuế và các trang báo điện tử kinh tế

3. Gửi email thông báo cho Doanh nghiệp 4. Tất cả các trường hợp trên

S5. Theo anh/ chị, số lượng doanh nghiệp trốn thuế có xu hướng như thế nào trong thời gian gần đây?

1. Có xu hướng tăng 2. Chưa rõ

3. Có xu hướng giảm

S6. Lĩnh vực hoạt động nào chiếm tỷ lệ cao nhất về số trường hợp trốn thuế?

1. Doanh nghiệp sản xuất 2. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ 3. Doanh nghiệp thương mại 4. Tất cả các ngành nghề

S7. Việc trốn thuế của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào những yếu tố nào? 1. Khung pháp lý còn nhiều sơ hở

2. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế chưa đáp ứng nhu cầu thực tiễn

3. Có sự trợ giúp từ các công ty dịch vụ kế toán, trình độ kế toán của DN giỏi 4. Thông tin kém kịp thời

5. Chưa vận dụng triệt để việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý thuế.

S8. Khi phát hiện doanh nghiệp có hành vi trốn thuế, Cục thuế đã có những hình thức xử lý như thế nào?

1. Truy thu và xử phạt theo Luật định.

2. Truy thu và xử phạt, chuyển công an nếu có dấu hiệu vi phạm hình sự. 3. Cả 2 trường hợp trên.

S9. Cục thuế đã có những biện pháp cụ thể nào để nhằm hạn chế hành vi trốn thuế của Doanh Nghiệp?

1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với DN

2. Nâng cao trình độ chuyên môn thuế, kế toán cho đội ngũ công chức thuế 3. Tuyên truyền, vận động Người nộp thuế có ý thức, trách nhiệm trong việc kê khai thuế.

4. Tất cả các trường hợp trên.

S10. Ngành thuế có XD qui trình tìm kiểm rủi ro ảnh hưởng tới công tác thu thuế không?

1. Có 2. Không 3. Chưc rõ

S11. Ngành thuế có Xd mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình hình KD thực tế tại địa bàn hay không?

1. Có 2. Không 3. Chưa rõ

S12. Sau khi rủi ro được nhận diện, hình thức truyền đạt đến từng phòng như thế nào?

1. Họp tất cả các phòng phổ biến 2. Họp lãnh đạo từng phòng phổ biến

3. Gởi danh sách DN rủi ro cho từng phòng 4. Tất cả các trường hợp trên.

S13. Cơ quan thuế có Phân bổ nhân lực đánh giá rủi ro không? 1. Có 2. Không 3 Chưa rõ

III. PHẦN CÂU HỎI (Định lượng)

Tất cả các phát biểu dưới đây đề cập tới các vấn đề liên quan đến kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế tại Cục thuế tỉnh Bình Dương, xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của các anh/chị với mỗi phát biểu sau đây bằng cách đánh dấu (x) vào các con số.

Ý nghĩa của các dãy số từ 1 đến 5 như sau: 1- Hoàn toàn không đồng ý;

2- Không đồng ý; 3- Bình thường; 4- Đồng ý; 5- Rất đồng ý.

STT CÂU HỎI MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý

Môi trường quản lý

1

Cơ quan thuế quan tâm tới việc lập báo cáo định kỳ và chấp

nhận điều chỉnh khi phát hiện sai sót 1 2 3 4 5

2

Lãnh đạo Cục thuế thường xuyên tiếp xúc và trao đổi trực tiếp

với nhân viên. 1 2 3 4 5

3 Có sự phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận. 1 2 3 4 5 4

Xây dựng chuẩn mực đạo đức, quy trình làm việc ứng xử cho

các nhân viên. 1 2 3 4 5

5

Cơ cấu tổ chức tạo thuận lợi cho việc truyền đạt thông tin từ

trên xuống, từ dưới lên trong các hoạt động. 1 2 3 4 5 6

Phân công công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của

mỗi nhân viên. 1 2 3 4 5

7 Hình thức khen thưởng, kỷ luật 1 2 3 4 5

Thiết lập mục tiêu

8

Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình hình kinh

doanh thực tế trên địa bàn. 1 2 3 4 5

9

Nhà quản trị cần nắm vững các thông tin để có thể đưa ra các

mục tiêu hiệu quả cho tổ chức 1 2 3 4 5

mục tiêu hạn chế các rủi ro trong quá trình tác nghiệp.

11

Nâng cao hệ thống trang thiết bị nhằm phục vụ cho nhu cầu

làm việc của nhân viên và quá trình chuyển tải thông tin. 1 2 3 4 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 121 - 159)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)