Về thiết lập mục tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 115)

Xây dựng mục tiêu thu của đơn vị phù hợp với tình hình kinh doanh thực tế

trọng, đó là bước khởi đầu để Cục thuế tiến hành phân bổ nguồn lực và xây dựng kế hoạch cho cả năm, tuy nhiên con số mục tiêu đưa ra cần hợp lý, dựa trên tình hình kinh tế năm trước, tình hình tại các Doanh nghiệp, các chính sách của nhà nước và tình hình hoạt động kinh doanh tại địa bàn Bình Dương mà tiến hành lập kế hoạch cho phù hợp, không thể với tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, số lượng DN phá sản nhiều, Chính phủ đưa ra các chính sách miễn giảm để giúp DN vượt qua khó khăn mà đưa ra một con số mục tiêu thu cao hơn gấp nhiều lần năm trước hay ngược lại. Việc xác định mục tiêu thu không phù hợp sẽ dẫn đến tình trạng lơ là khi đã đạt được mục tiêu khi mục tiêu đặt ra quá thấp hay trường hợp mục tiêu đặt ra quá cao sẽ tạo áp lực tâm lý cho cả cán bộ thuế và cả DN dẫn đến nhiệm vụ thu ngân sách không hiệu quả.

Nhà quản trị cần nắm vững các thông tin để có thể đưa ra các mục tiêu

hiệu quả cho tổ chức: Muốn đưa ra được mục tiêu thu phù hợp, cần có sự đầu tư

vào công tác đánh giá tình hình kinh tế, tình hình hoạt động tại địa bàn Bình Dương, những thống kê về số lượng DN, dựa trên mục tiêu thu của TCT để tiến hành xây dựng mục tiêu thu cho địa bàn... có như thế mục tiêu thu mới phản ánh đúng thực tế, góp phần giúp công tác lập kế hoạch và phân bổ nguồn nhân lực được thực hiện một cách có hiệu quả. Ngoài ra người quản lý cần quan tâm đến các mục tiêu “ Luôn đồng hành cùng người nộp thuế”, “Chung tay cải cách thủ tục hành chính thuế”… nhằm đem lại sự hài lòng hơn nữa cho người nộp thuế tránh trường hợp vì thủ tục hành chính nhiêu khê, cán bộ thuế quan liêu dẫn đến NNT không hiểu về những quy định mới hay cách tính thuế mới cũng không lên hỏi cán bộ thuế dẫn đến làm sai.

5.2.3 Về Nhận diện sự kiện tiềm tàng

Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế một cách rõ ràng minh

bạch, có tính thống nhất giữa các văn bản: Việc ban hành nhiều văn bản quy định

dễ dẫn đến tình trạng nhầm lẫn trong khâu áp dụng, nội dung quy định giữa các văn bản không thống nhất hay các chính sách miễn giảm được quy định ở nhiều văn bản luật nhưng lại không có sự nhất quán sẽ tạo điều kiện cho các DN dựa vào

những lỗ hổng đó để thực hiện hành vi trốn thuế. Vì thế cần có sự rõ ràng khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thuế. Tiếp nhận những ý kiến đóng góp từ bên trong cũng như bên ngoài nhằm phát hiện ra những thiếu sót hay khó khăn trong khâu áp dụng để hoàn thiện hơn văn bản pháp lý.

Kiểm tra thanh tra đối với các DN có rủi ro cao trong việc kê khai thuế:

Để nhận biết được những rủi ro xuất phát từ bên ngoài, cần có một bộ phận phân tích thông tin rủi ro của NNT một cách chuyên sâu dựa trên báo cáo tài chính của DN, tình hình hoạt động kinh doanh, lĩnh vực hoạt động của DN, tình hình nộp thuế của DN,… từ đó xếp loại rủi ro các DN từ cao đến thấp và tiến hành phân bổ nhân sự phù hợp để kiểm tra thanh tra đối với các DN có rủi ro cao.

Đạo đức của cán bộ thuế: Bên cạnh những rủi ro xuất phát từ các yếu tố

bên ngoài, Cục thuế cũng cần nhận biết những rủi ro xuất phát từ bên trong. Cần xây dựng quy trình kiểm soát chú trọng đến công tác kiểm tra nội bộ tại Cục thuế, các bộ phận thường xuyên theo dõi hoạt động, kiểm tra đối chiếu lẫn nhau nhằm phát hiện ra sai sót đặc biệt cần quan tâm chú ý đến các cán bộ phụ trách công tác thanh tra kiểm tra thuế nhằm phát hiện kịp thời và xử lý những trường hợp cán bộ suy thoái đạo đức, thiếu tinh thần trách nhiệm.

5.2.4 Về Đánh giá rủi ro

Sau khi nhận diện được các sự kiện có thể dẫn đến rủi ro thất thu thuế, Cục thuế cần quan tâm đến công tác đánh giá rủi ro, xây dựng một hệ thống phân tích đánh giá rủi ro để từ đó nhận biết được yếu tố nào có khả năng xảy ra nhiều hơn và mức độ tác động của yếu tố đó đến công tác thu thuế. Cục thuế Bình Dương cần quan tâm đánh giá cả bên trong lẫn bên ngoài, trong đó cần đặc biệt chú trọng công tác đánh giá rủi ro đối với các trường hợp thất thu do nguyên nhân khách quan và chủ quan.

5.2.5 Về Phản ứng rủi ro

Ưu tiên thanh tra kiểm tra đối với các DN có quy mô lớn, kinh doanh đa

ngành nghề: Các DN có quy mô lớn, kinh doanh đa ngành nghề là đối tượng có rủi

hành kiểm tra, thanh tra đối với các loại hình DN có quy mô lớn, hành vi trốn thuế tinh vi. Cán bộ thuế phụ trách công tác thanh tra kiểm tra cũng cần có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao để có thể phát hiện được hành vi gian lận của DN.

Tăng cường thanh tra kiểm tra đối với các DN có tiền sử trốn thuế: Các

DN đã có tiền sử trốn thuế đã từng là nguyên nhân thất thu của các năm trước đó của Cục thuế, là DN không chấp hành quyền và nghĩa vụ nộp thuế, là thành phần thiếu ý thức nộp thuế cũng như việc tuyên truyền của Cục thuế không có tác dụng với đối tượng này vì thế cần lập danh sách các DN đã từng trốn thuế nhằm chú ý kiểm tra một cách kỹ càng và cẩn thận trong năm tới tránh trường hợp DN tiếp tục hành vi gian lận thuế.

Đưa ra các quy định ấn định đối với DN không áp dụng đúng chế độ hóa

đơn chứng từ: Đối với DN không áp dụng đúng chế độ hóa đơn chứng từ thì việc

ấn định thuế là rất cần thiết. Cục thuế cần đưa ra các quy định chi tiết căn cứ để tính mức thuế phải nộp, điều này sẽ giúp cán bộ thuế dễ dàng hơn trong công tác thu thuế cũng như trong công tác kiểm tra.

5.2.6 Về Hoạt động kiểm soát

Luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban theo định kỳ: Cần xây dựng

quy trình luân chuyển nhân viên giữa các phòng ban, giúp từng cán bộ học hỏi thêm được nhiều kiến thức, tránh trường hợp một người làm một công việc quá lâu dẫn đến khả năng gian lận, bao che, thông đồng giữa các nhân viên với nhau.

Thực hiện phân chia trách nhiệm giữa các phòng ban chức năng: Cần có

công văn phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận, lập bản mô tả công việc cho mỗi cán bộ thuế trong đó thể hiện những chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng cá nhân, từng phòng ban, từng bộ phận. Việc này giúp cho cán bộ thuế biết rõ bản thân mình, phòng ban và bộ phận của mình có những nhiệm vụ cụ thể nào và phải chịu trách nhiệm cho những công việc nào, tạo tinh thần trách nhiệm cho nhân viên, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi có vấn đề xảy ra.

Việc kiểm tra nghĩa vụ nộp thuế của DN được tiến hành độc lập bởi các cá

nhân khác với người quản lý trực tiếp: Để đảm bảo tính khách quan trong công tác

thanh tra, kiểm tra thuế thì hoạt động này cần tiến hành một cách độc lập và riêng biệt với các hoạt động khác trong công tác thu thuế. Tránh trường hợp cán bộ thuế quản lý trực tiếp DN là người tiến hành thanh tra, kiểm tra DN dẫn đến đến rủi ro rất cao trong công tác thanh tra, kiểm tra.

5.2.7 Về Thông tin và truyền thông

Tổ chức các buổi tập huấn hướng dẫn DN: Cần thường xuyên tổ chức Hội

nghị đối thoại với DN, tổ chức tập huấn chính sách thuế cho các DN trên địa bàn, giải đáp chính sách tận tình, rõ ràng nhằm giúp NNT hiểu biết và chấp hành tốt nghĩa vụ và quyền lợi của việc nộp thuế, giúp DN không bỡ ngỡ khi áp dụng chính sách thuế mới.

Hệ thống thông tin trong đơn vị luôn được cập nhật kịp thời và chính xác,

truy cập thuận tiện và hiệu quả: Cần đầu tư thêm vào hệ thống máy móc trang

thiết bị cũng như đầu tư vào hệ thống phần mềm kê khai hỗ trợ người nộp thuế, giúp cho công việc truyền tải thông tin được hoạt động nhanh chóng và hiệu quả, đặc biệt là trong khi hoạt động kê khai thuế, nộp thuế qua mạng đang được áp dụng và khuyến khích NNT sử dụng phần mềm HTKKNT như hiện nay.

5.2.8 Về Giám sát

Phòng thanh kiểm tra thuế được phép báo cáo trực tiếp cho người quản lý

cao nhất: Khi phát hiện sai sót, thông tin cần được chuyển tải một cách nhanh

chóng và kịp thời, tránh trường hợp phải thông qua quá nhiều bộ phận dẫn đến thông tin báo cáo không được kịp thời, hay tình trạng thông tin không được truyền tải đến cấp cao.

Tiếp tục công việc kiểm tra, giám sát sau khi DN đã nộp thuế: DN đã nộp

thuế không đồng nghĩa với việc DN đã nộp đúng và đủ nghĩa vụ thuế phải nộp, không đảm bảo rằng không có hành vi trốn thuế, vì thế cần phải căn cứ vào nguồn nhân lực hiện tại tại Cục thuế kết hợp với phân tích đánh giá thông tin rủi ro NNT, tiến hành công tác thanh tra kiểm tra đối với các DN có rủi ro từ cao đến thấp.

Những sai sót trong quy trình xử lý được phát hiện kịp thời và báo cáo lên

cấp trên quản lý: Trong quá trình áp dụng quy trình quản lý thuế trong thực tế, cán

bộ thuế sẽ phát hiện ra những điểm còn thiếu sót và chưa hợp lý của quy trình, những rủi ro có thể gặp phải, điều cần thiết là phải có sự báo cáo lên cấp trên nhằm chấn chỉnh và hoàn thiện quy trình, nâng cao hiệu quả quản lý thuế. Để làm được việc này, Cục thuế cần thường xuyên khuyến khích cán bộ thuế góp ý, đánh giá về quy trình thực hiện quản lý thuế, tránh trường hợp chỉ quan tâm đến kết quả thu mà không quan tâm đến việc hoàn thiện quy trình.

5.3 Các kiến nghị hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống KSRR 5.3.1 Đối với nhà nước 5.3.1 Đối với nhà nước

Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành với cơ quan thuế cụ thể:

Công an, Ngân hàng, Hải quan, Sở Kế hoạch và Đầu tư…: Do hiện nay, các công

ty mới thành lập đa phần là để mua bán hóa đơn bất hợp pháp nhằm kê khai khấu trừ thuế, hoàn thuế của nhà nước.

Cần có qui định cụ thể về mức ký quỹ với nhà nhà đối với vốn điều lệ ban

đầu khi thành lập DN: Có như vậy sẽ hạn chế được rủi ro trong công tác quản lý

của nhà nước nói chung và ngành thuế nói riêng đối với các DN thành lập đăng ký vốn điều lệ chỉ toàn là vốn ảo.

5.3.2 Đối với ngành thuế

Một là, phải tập trung chú trọng nâng cao trình độ kế toán cho toàn thể công chức thuế và xem đây là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Hai là, khi ban hành chính sách thuế, pháp luật thuế Nhà nước cần quan tâm nhiều đến mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước, cá nhân và tập thể. Đảm bảo nhu cầu chi tiêu của Nhà nước để từ đó làm đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế.

Ba là, các luật khi ban hành cần phải được áp dụng trong thời gian dài. Câu từ ngắn gọn, dễ hiểu. Để khi áp dụng thì các cơ quan chức năng và các doanh nghiệp hiểu cùng một ý, tránh tình trạng “Hiểu sao cũng đúng”.

Bốn là, cần qui định rõ ràng thời gian áp dụng cho các công văn hướng dẫn dưới luật, vì hiện nay có quá nhiều văn bản hướng dẫn chính sách không còn phù hợp.

Năm là, cần tuyên truyền đến từng người dân, các DN nâng cao ý thức bảo vệ pháp luật về thuế, không nên tiếp tay và che dấu các hành vi phạm pháp gian lận trong lĩnh vực thuế.

Sáu là, khen thưởng thỏa đáng đối với Người nộp thuế chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế.

5.3.3 Đối với Cục thuế Bình Dương

Một là, cần thường xuyên đầu tư đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thuế, kế toán mà cụ thể là khả năng phân tích BCTC của DN cho các cán bộ thuế tại Cục thuế (đặc biệt với các phòng liên quan trực tiếp đến công tác kiểm soát doanh nghiệp). Thực tế hiện nay tại Cục Bình Dương đại đa số các nhân viên đang làm công tác kiểm tra chưa đủ trình độ để đọc và phân tích BCTC của DN.

Hai là, định kỳ cần tổ chức kiểm tra kiến thức ( thuế và kế toán) cho toàn thể cán bộ công chức trong đơn vị. Qua đó nắm bắt kịp thời trình độ cán bộ công chức để bố trí phù hợp theo năng lực.

Ba là, tăng cường công tác giáo dục, chính trị tư tưởng cho toàn thể công chức trong đơn vị.

Bốn là, đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ, bố trí cán bộ có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm, có kỹ năng tin học và có trình độ ngoại ngữ vào vị trí then chốt.

Năm là, công khai và minh bạch trong công tác tổ chức cán bộ.

Sáu là, tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra nội bộ tại Cục thuế nhằm phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm của cán bộ thuế, giảm thiểu rủi ro.

Bảy là, tăng cường công tác thanh kiểm tra đối với các DN có rủi ro cao về thuế như: Kinh doanh mặt hàng nông lâm thủy hải sản; doanh thu tăng bất thường, thường xuyên chuyển địa bàn, kê khai lỗ vượt quá vốn chủ sở hữu….

Tám là, trong khâu của công tác kiểm tra, để tiết kiệm thời gian và chi phí, Cục thuế từ việc lập kế hoạch, xác định các trường hợp để kiểm tra. Cần lựa chọn đúng đối tượng kiểm tra, nội dung và phạm vi kiểm tra vì qui trình kiểm tra chỉ có 5 ngày làm việc.

Chín là, xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá rủi ro phù hợp đặc điểm, loại hình DN.

Mười là, cần phát triển đội ngũ chuyên sâu nghiên cứu về rủi ro trong công tác thu thuế. Công tác này bước đầu có thể kết hợp với các chuyên gia bên ngoài từ các trường Đại học, Viện nghiên cứu, công ty kiểm toán… nhưng về lâu về dài thì phải là cán bộ ngành thuế thực hiện nhằm bảo mật thông tin.

Mười một là, tăng cường công tác quản lý và sử dụng hóa đơn, kiên quyết xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm về in, phát hành, quản lý và sử dụng hóa đơn.

Mười hai là, phải có sự phối hợp nhịp nhàng thống nhất giữa các phòng về các nguồn thông tin và hướng xử lý công việc.

Mười ba là, trang bị máy móc hiện đại trong hệ thống công nghệ thông tin tại đơn vị. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế còn rất thấp chủ yếu còn áp dụng phương pháp thủ công, năng suất và hiệu quả quản lý thấp dẫn đến hạn chế khả năng kiểm soát và quản lý.

Mười bốn là, tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ Người nộp thuế, giải đáp kịp thời những vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách thuế. Tổ chức thường xuyên tuần lễ lắng nghe ý kiến của Người nộp thuế. Nhằm nắm được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)