Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 100 - 102)

Có 8 nhân tố được đề xuất trong mô hình, và có 8 nhân tố có mối quan hệ tuyến tính với Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế. Vì vậy, cần thiết phải kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của các hệ số hồi quy này để đi đến kết luận mối quan hệ và mức độ tác động của các nhân tố trên.

Giả thuyết:

H0: β1= β2 = β3= β4= β5 = β6 = β7 = β8 = 0; H1: β1= β2 = β3= β4= β5 =β6 = β7 = β8 ≠ 0.

Với mức ý nghĩa α = 5%

Bảng 4.25: Bảng kết quả hồi quy

Coefficientsa

Mô hình Hệ số chưa chuẩn

hóa

Hệ số chuẩn hóa

tstat Sig. Thống kê đa cộng

tuyến Beta Sai số chuẩn Beta Hệ số Tolerance Hệ số VIF Hằng số -.929 .217 -4.287 .000 MTQL -.018 .052 .014 1.994 .003 .693 1.443 TLMT .016 .048 .015 2.162 .000 .672 1.487 NDTT .031 .049 .028 2.328 .001 .619 1.615 ĐGRR .171 .109 .159 2.594 .007 .612 1.726 PURR .213 .048 .195 4.478 .000 .646 1.548 HĐKS .428 .071 .339 6.039 .000 .387 2.183 TTTT .206 .095 .190 3.346 .032 .258 2.124 GS .195 .048 .189 4.063 .000 .562 1.778 Biến phụ thuộc: KSRR

(Nguồn phân tích dữ liệu - phụ lục số 4.15)

Bảng 4.25, khi xét tstat và tα/2 của các biến để đo độ tin cậy thì các biến độc lập MTQL, TLMT, NDRR, ĐGRR, PURR, HĐKS, TTTT, GS đều đạt yêu cầu do tstat

> tα/2(8.221) = 1.970756 (nhỏ nhất là 1.994) và các giá trị Sig. đều < 0.05, thể hiện độ tin cậy khá cao. Vì vậy, bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng các biến độc lập MTQL (Môi trường quản lý), TLMT (thiết lập mục tiêu), NDTT (Nhận dạng tiềm tàng), ĐGRR (Đánh giá rủi ro), PURR (Phản ứng rủi ro), HĐKS (Hoạt động kiểm soát), TTTT (thông tin truyền thông) và GS (giám sát) có quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc Y (Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế)

Phương trình hồi quy:

Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế = 0.014*môi trường quản lý + 0.015* thiết lập mục tiêu + 0.028* nhận dạng tiềm tàng + 0.159 đánh giá rủi ro + 0.195* phản ứng rủi ro + 0.339* hoạt động kiểm soát + 0.19 thông tin truyền thông + 0.189 giám sát

Để so sánh mức độ ảnh hưởng từng nhân tố độc lập đối với Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế ta căn cứ vào hệ số Beta chuẩn hóa. Theo đó, nhân tố nào có trọng số Beta chuẩn hóa càng lớn có nghĩa là nhân tố đó ảnh hưởng càng mạnh đến

Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế thì nhân tố hoạt động kiểm soát ảnh hưởng mạnh nhất đến Kiểm soát rủi ro hoạt động thu thuế với Beta = 0,339; nhân tố phản ứng rủi ro ảnh hưởng mạnh thứ hai với hệ số Beta = 0.195; nhân tố thông tin truyền thông ảnh hưởng mạnh thứ ba với hệ số Beta = 0.19; nhân tố tiếp theo giám sát ảnh hưởng thứ tư với hệ số Beta = 0.189; nhân tố đánh giá rủi ro ảnh hưởng thứ năm với hệ số Beta = 0.159, nhân tố nhận dạng tiềm tàng ảnh hưởng thứ 6 với hệ số Beta = 0,028, nhân tố thiết lập mục tiêu ảnh hưởng thứ 7 với hệ số Beta = 0.015 và nhân tố môi trường quản lý ảnh hưởng thứ 8 với hệ số Beta = 0,014.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)