Phương pháp chọn mẫu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 68)

Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế với 8 nhân tố, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông.

3.6.3.2 Kích thước mẫu khảo sát

Để sử dụng EFA, kích thước mẫu phải lớn. Tuy nhiên, việc xác định kích thước mẫu phù hợp là rất phức tạp nên thông thường dựa vào kinh nghiệm. Theo Hair và cộng sự (2006) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) cho rằng để sử dụng EFA, kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Theo Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Nguyễn Đình Thọ (2011) thì kích thước mẫu trong phân tích hồi quy bội phụ thuộc vào nhiều nhân tố ví dụ như mức ý nghĩa (significant level), độ mạnh của phép kiểm định (power of the test), số lượng biến độc lập. Theo Green (1991) và Tabachnick và Fidell (2007) trích trong Đinh Phi Hổ (2014, trang 46) thì quy mô mẫu có thể được xác định theo công thức: n  50 + 8k, với k là số biến độc lập của mô hình.

Trong nghiên cứu này, số lượng biến độc lập đưa vào phân tích là 8 với 52 biến quan sát. Như vậy số biến tối thiếu của luận văn phải là n = 50 + 8*8 = 114. Ở đây tác giả sử dụng mẫu nghiên cứu chính thức n = 230> 90 phù hợp với công thức trên và phù hợp trong việc chạy phân tích EFA và hồi quy bội.

3.6.3.3 Đối tượng khảo sát

Toàn bộ cán bộ công chức làm việc tại Cục Thuế Bình Dương

3.6.3.4 Phạm vi khảo sát

Tình hình hoạt động thu thuế tại Cục Thuế Bình Dương

3.6.3.5 Thu thập dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ các bảng câu hỏi khảo sát thu về. Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến các cán bộ công chức theo hình thức gửi trực tiếp.

3.6.3.6 Phân tích và xử lý dữ liệu

Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu và sau đó phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 20 phục vụ cho việc phân tích, thống kê, xử lý dữ liệu và chạy hồi quy tuyến tính bội.

Phân tích mô tả: Sử dụng thống kê mô tả (giá trị trung bình, giá trị lớn nhất/ nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, phương sai) để làm rõ các thuộc tính của đối tượng khảo sát.

Kiểm định sự khác biệt của các tham số, mô hình: sử dụng các kiểm định như kiểm định t, kiểm định F, sig để xác định sự khác biệt của các tham số trung bình và mô hình có ý nghĩa.

Kiểm định chất lượng thang đo: Sử dụng kiểm định Cronbach Anpha để xác định chất lượng thang đo xây dựng.

Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sử dụng kiểm định KMO, Bartlett và phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện.

Phân tích hồi quy tuyến tính: Sử dụng các kiểm định của các hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, tự tương quan, và phương sai phần dư để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3 luận văn đã trình bày phương pháp nghiên cứu xuyên suốt của luận văn với các nội dung chính như sau:

- Phương pháp định lượng: Luận văn sử dụng mô hình hồi quy đa biến để

đánh giá sự tác động các yếu tố của hệ thống KSRR ảnh hưởng tới Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế TNDN tại Cục thuế tỉnh Bình Dương. Trong đó biến phụ thuộc là Kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế, biến độc lập là các yếu tố của hệ thống Kiểm soát rủi ro bao gồm 52 thang đo.

- Phương pháp định tính: Thông qua các câu hỏi tới nhóm thảo luận có liên

quan và nhiều đối tượng khác nhằm khẳng định sự cần thiết của thang đo các nhân tố Kiểm soát rủi ro đồng thời giải thích các kết quả trong phương pháp định lượng.

Từ 2 phương pháp trên sẽ làm nền tảng để phân tích giá trị, đánh giá độ tin cậy của thang đo, kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy và kiểm định các giả thuyết được thực hiện ở các chương 4.

CHƯƠNG 4:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Giới thiệu Cục thuế Bình Dương

Cục Thuế tỉnh Bình Dương được thành lập ngày 14/12/1996 theo Quyết định số 1131 TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở chia tách Cục Thuế tỉnh Sông Bé. Qua gần 20 xây dựng và phát triển, Cục Thuế tỉnh Bình Dương đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, trưởng thành về mọi mặt, duy trì sự đoàn kết, nhất trí trong nội bộ, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, góp phần tích cực trong việc thúc đẩy, phát triển sản xuất kinh doanh và đầu tư trên địa bàn quản lý.

Tên cơ quan: Cục Thuế tỉnh Bình Dương Địa chỉ: 328 Đại lộ Bình Dương, Phường Phú Hòa, TP. Thủ Dầu Một, Tỉnh Bình Dương

Điện thoại: 0650.3822523 Fax: 0650.3824001

Cục thuế tỉnh Bình Dương có nhiệm vụ thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về thu thuế, phí, lệ phí, thu khác trên địa bàn và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Ban đầu, Cục Thuế tỉnh Bình Dương có 7 Chi Cục thuế huyện, thị và 11 phòng thuộc văn phòng Cục thuế. Qua sắp xếp, tổ chức theo mô hình quản lý thuế mới – mô hình chức năng, từ 7/2007 đến nay, Cục thuế tỉnh Bình Dương hiện nay có 9 Chi Cục (Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên, Bắc Tân Uyên, Bàu Bàng, Dầu Tiếng, Phú Giáo) và 16 phòng thuộc Văn phòng Cục Thuế với biên chế là 620 cán bộ công chức và 48 cán bộ hợp đồng.

Sơ đồ tổ chức bộ máy tại văn phòng Cục thuế như sau:

Hình 4.1: Sơ đồ tổ chức văn phòng Cục thuế tỉnh Bình Dương

4.1.1 Chức năng nhiệm vụ

Các phòng ban Cục Thuế đều thực hiện chức năng quản lý thu thuế, trong đó một số phòng ban trực tiếp thực hiện chức năng kiểm soát thuế. Cụ thể như sau:

Bảng 4.1: Chức năng nhiệm vụ của từng phòng trực tiếp thực hiện chức năng kiểm soát rủi ro về thuế TNDN

Phòng Nhiệm vụ

Tuyên truyền hỗ trợ Tuyên truyền hỗ trợ NNT Kê khai và kế toán

thuế

Cập nhật dữ liệu kê khai và nộp thuế

Kiểm tra thuế số 1 Quản lý thu thuế các DN nhà nước

PHÓ CỤC TRƯỞNG Phòng TT& HT NNT Phòng Kiểm tra thuế số 1 Phòng Kiểm tra thuế số 2 Phòng Kiểm tra thuế số 3 Phòng Tin học Phòng HC- QT- TV-AC Phòng QLN& CCNT Phòng Thanh tra thuế số 1 Phòng Thanh tra thuế số 2 Phòng KK & KT thuế Phòng QLT Thu nhập cá nhân Phòng QL các khoản thu từ đất Phòng Kiểm tra nội bộ Phòng TH- NV-DT Phòng Tổ chức cán bộ PHÓ CỤC TRƯỞNG CỤC TRƯỞNG Phòng Thanh tra Giá chuyển nhượng

Kiểm tra thuế số 2 Quản lý thu thuế các DN ngoài quốc doanh Kiểm tra thuế số 3 Quản lý thu thuế các DN đầu tư nước ngoài

Thanh tra thuế số 1 Thực hiện công tác thanh tra theo kế hoạch được giao Thanh tra thuế số 2

Thanh tra thuế số 3 Thực hiện công tác thanh tra chống chuyển giá

Kiểm tra nội bộ Xử lý khiếu nại tố cáo và phối hợp công tác thanh kiểm tra thuế

Phòng tuyên truyền hỗ trợ:

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ cho người nộp thuế, công tác đối thoại, đầu mối tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp các vướng mắc cho người nộp thuế về chính sách pháp luật thuế.

Phòng Kê khai và kế toán thuế

Tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.

Xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch thực hiện công tác kê khai, kế toán thuế và thống kê thuế trên địa bàn. Thực hiện công tác kế toán thuế đối với người nộp thuế (cập nhật chứng từ nộp thuế).

Phòng Kiểm tra:

Thực hiện kiểm tra, giám sát kê khai thuế, chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối vớ NNT thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.

Xây dựng nội dung chương trình, thực hiện công tác kiểm tra thuế (kiểm tra tại trụ sở NNT, hoàn thuế, miễn giảm thuế, xử lý vi phạm,...) và báo cáo kết quả thực hiện công tác kiểm tra theo quy định.

Phòng thanh tra:

Triển khai thực hiện công tác thanh tra thuế, việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thuế hàng năm, xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua thanh tra, lập hồ sơ khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định...

Phòng Kiểm tra nội bộ:

Triển khai thực hiện công tác thanh tra thuế, việc chấp hành pháp luật thuế, giải quyết tố cáo hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý.

Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra thuế hàng năm, xử lý vi phạm pháp luật về thuế qua thanh tra, lập hồ sơ khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế theo quy định...

4.1.2 Quy trình nghiệp vụ

Sau khi hướng dẫn NNT hiểu về chính sách thuế, NNT có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo đúng quy định. Nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời NNT có hành vi vi phạm gian lận thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện chức năng thanh kiểm tra. Quy trình thanh kiểm tra hiện nay thực hiện theo Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng cục Thuế. Quy trình này quy định rõ công việc phải thực thi và phân công, phân nhiệm rõ ràng giữa các cá nhân trong bộ phận quản lý thu và được thực hiện theo trình tự sau:

Bước 1: Lập kế hoạch thanh kiểm tra

Bước 2: Tổ chức thực hiện phân tích chuyên sâu các DN trong kế hoạch thanh tra kiểm tra (kiểm tra tại cơ quan thuế).

Bước 3: Kiểm tra thanh tra tại trụ sở NNT

Bước 4: Báo cáo kết quả thực hiện thanh kiểm tra (xử lý vi phạm)

Trường hợp NNT có vi phạm cơ quan thuế sẽ áp dụng các chế tài phù hợp để xử lý theo Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/06/2007 của Chính phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

Hình 4.2: Sơ đồ nội dung quy trình thanh kiểm tra

4.2.Thực trạng về công tác kiểm soát rủi ro trong ngành thuế Việt Nam

Luật kiểm toán nhà nước 2015 số 81/2015/QH13 được Quốc hội ban hành, luật này áp dụng cho cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, kiểm toán nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đối với hoạt động kiểm toán nhà nước. Luật kiểm toán nhà nước 81/2015/QH13 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước đối với tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính, bao gồm cả việc căn cứ vào các quy định của pháp luật, xây dựng và duy trì hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ thích hợp và có hiệu quả.

Trên cơ sở đó, Tổng cục thuế Việt Nam cũng đã chủ động xây dựng và ban hành một số các Quyết định đưa ra các quy trình nhằm hạn chế và kiểm soát rủi ro hiệu quả. Trong đó có 3 quyết định quan trọng sau đây tác giả muốn làm rõ: Thứ nhất, Quyết định 118/QĐ-TCT ngày 26/01/2011 và Quy trình thanh tra kiểm tra nội bộ ngành thuế. Thứ hai, Quyết định 601/QĐ-TCT Về việc ban hành Quy trình

lập kế hoạch Phòng kiểm tra

các tiêu chí đánh giá rủi ro) - Lập danh sách thanh tra, kiểm tra

Phòng Kiểm tra tại trụ sở CQT

- Phân tích hồ sơ khai thuế của NNT

- Yêu cầu NNT cung cấp thông tin giải trình

Thanh tra tại trụ sở NNT

- Ban hành QĐ thanh kiểm tra - Thực hiện thanh kiểm tra - Lập biên bản thanh kiểm tra - Xử lý vi phạm hành chính - Lưu hồ sơ

tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế. Thứ ba, Quyết định 1391/QĐ-TCT Về việc triển khai thí điểm ứng dụng Phân tích thông tin rủi ro của Người nộp thuế để lập kế hoạch thanh tra thuế (TPR). Ba quyết định trên cung cấp khá đầy đủ các quy trình hướng dẫn và kiểm soát các rủi ro trong nội bộ cơ quan thuế cũng như các rủi ro thông tin của người nộp thuế. Hiện tại Cục thuế Bình Dương đang triển khai hệ thống kiểm soát rủi ro theo bộ ba quyết định này. Nội dung của 3 quyết định nêu trên được tóm tắt và trình bày chi tiết tại Phụ lục II.

4.3. Đánh giá tình hình thu thuế TNDN tại Bình Dương qua các năm 4.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương 4.3.1 Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương

Bình Dương thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước.

Vào những năm đầu của thập niên 90, Bình Dương vẫn còn là tỉnh nghèo, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, là một tỉnh thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn quá nhỏ bé. Tuy nhiên, từ thời khắc lịch sử 14 năm về trước (năm 2000), Bình Dương đã bắt đầu trỗi dậy với chủ trương đổi mới được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực 4 phương quy tụ về... Kinh tế - xã hội của Bình Dương đã có những thành tựu đáng nể thể hiện qua chỉ tiêu GDP của Bình Dương tăng dần qua các năm từ 2011-2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, bộ mặt đô thị hóa đã được hình thành rõ nét. Trong năm 2011 kinh tế của tỉnh tiếp tục có tăng trưởng, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng 14% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2011 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp với tỉ lệ tương ứng là 62,2% - 33,7% - 4%. Đến năm 2015 tổng sản phẩm (GDP) tăng 13,2% so cùng kỳ; trong đó, khu vực công nghiệp tăng 15,8%, nông nghiệp tăng 4%. Qua

(Bảng 4.2) cho thấy năm 2011 GDP chỉ đạt 62.876 tỷ đồng và tăng dần qua các năm đến năm 2015 đạt 121.577 tỷ đồng (tăng 1.93 lần so với năm 2011)

Bảng 4.2: GDP và cơ cấu kinh tế qua các năm của Bình Dương

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2011 2012 2013 2014 2015

GDP (tỷ đồng) 62.876 77.488 95.044 107.400 121.577

Nông lâm ngư nghiệp 2.598 2.918 3.152 3.222 3.283

Công nghiệp xây dựng 39.105 48.009 58.341 65.299 73.311

Dịch vụ 21.173 26.561 33.551 38.879 44.983

Cơ cấu kinh tế (%)

Nông lâm ngư nghiệp 4,1 3,8 3,3 3 2,7

Công nghiệp xây dựng 62,2 62,0 61,4 60,8 60,3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát rủi ro trong công tác thu thuế thu nhập doanh nghiệp tại cục thuế bình dương​ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)