Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 48)

5. Kết cấu luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

Chi nhánh Thái Nguyên

Đối với BIDV Chi nhánh Thái Nguyên, việc thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân được thực hiện theo yêu cầu của BIDV. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng nhận thức được rằng việc tuân thủ đúng, đủ quy trình tín dụng là nhiệm vụ tất yếu cần chú trọng; hoàn thiện quy trình tín dụng là trách nhiệm của tất cả các cán bộ nhân viên Chi nhánh, cụ thể: (i) Việc tuân thủ đầy đủ quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của BIDV giúp việc thực hiện các hợp đồng, giao dịch tín dụng được hoàn thiện, thong suốt hơn; (ii) Việc chuyên môn hóa trong quy trình tín dụng, sẽ thúc đẩy mỗi bộ phận hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, mỗi bộ phận sẽ hiểu sẽ cần làm gì và phải làm gì, từ đó nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thời gian giao dịch; (iii) Hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng phục vụ của ngân hàng đối với khách hàng, tạo điều kiện để tăng nguồn thu cũng như phục vụ khách hàng tốt hơn; (iv) Nâng cao chất lượng việc thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân còn là cơ hội để ngân hàng tiếp tục có được giao dịch khác với khách hàng, có thể là huy động vốn, có thể là bán các sản phẩm tín dụng khác… từ đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Tuy nhiên, để có thể tổ chức triển khai, việc thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân, ngân hàng cần phải quan tâm tới một số vấn đề như: (i) Tập trung đầu tư vào yếu tố con người bởi đây là một sản phẩm tương đối phức tạp, quy trình thực hiện chặt chẽ đòi hỏi cao về năng lực cán bộ, do vậy chi nhánh cần

phân công cho cán bộ đủ năng lực đảm nhiệm công việc; (ii) Tuân thủ nghiêm các quy định về chính sách tiền tệ, lãi suất của ngân hàng nhà nước, quy trình sản phẩm của BIDV ban hành, điều này giúp ngân hàng tránh được những rủi ro pháp lý trong hoạt động ngoại tệ cho khách hàng và bản thân ngân hàng.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012-2017 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên?

Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012-2017 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên? Ảnh hưởng của các yếu tố này đến quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân?

Câu hỏi 3: Giải pháp hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên đến năm 2020 là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết kết hợp thu thập thông tin qua tài liệu và khảo sát thực tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế được lấy từ hai nguồn: thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.

2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp

-Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Được sự đồng ý của Ban giám đốc và cán bộ tín dụng của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên, tác giả tiến hành phỏng vấn chuyên sâu theo nội dung được chuẩn bị trước. Những câu hỏi cụ thể và chú trọng vào các vấn đề liên quan đến thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân và định hướng đến năm 2020. Qua đó, tác giả có được những thông tin cần thiết cho việc đánh giá thực trạng quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012-2017 tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên và đưa ra các giải pháp phù hợp hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong thời gian tới.

Để phỏng vấn, tác giả tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Xác định nội dung phỏng vấn, địa điểm và thời gian cụ thể cho từng cuộc phỏng vấn.

Bước 2: Thiết kế câu hỏi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

Bước 3: Tiến hành phỏng vấn Ban giám đốc và cán bộ tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

Bước 4: Tổng hợp kết quả phỏng vấn.

- Phương pháp quan sát thực tế

Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức, quá trình làm việc của cán bộ tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu.

Phương pháp này gồm các bước sau đây:

Bước 1: Xác định vấn đề được quan tâm, đó là những hoạt động hàng ngày

của cán bộ tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên (công tác gặp gỡ, tiếp xúc,

thu thập thông tin khách hàng; quá trình thẩm định khách hàng; giải ngân, thu nợ và giám sát sau cho vay…) như thế nào? Trình độ của bộ phận tín dụng khách hàng cá nhân ra sao? Những vấn đề gì liên quan đến công tác tổ chức và thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên?

Bước 2: Thực hiện quan sát.

Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu và phân tích.

- Phương pháp điều tra thông tin thông qua bảng hỏi

Phương pháp điều tra thông tin thông qua bảng hỏi được tác giả thực hiện thông qua việc phát phiếu khảo sát đến các cán bộ tín dụng đang làm công tác tín dụng đối với khách hàng cá nhân và các khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

Mục tiêu khảo sát: Cuộc khảo sát nhằm đánh giá thực trạng quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012-2017 của cán bộ tín dụng và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân về việc thực hiện công tác này. Từ đó, nghiên cứu, tìm ra giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín

dụng đối với khách hàng cá nhân, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên nói riêng và chất lượng tín dụng của BIDV nói chung.

Nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi nhằm đánh giá quá trình thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của cán bộ tín dụng về trình độ chuyên môn, cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ - các yếu tố tuân thủ quy trình tín dụng trong thực hiện nhiệm vụ, trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, hiệu quả công tác thẩm định khách hàng, việc thực hiện công tác giám sát sau cho vay… Tác giả cũng tiến hành khảo sát và đo lường mức độ hài lòng của khách hàng cá nhân về quá trình cung ứng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng.

Đối tượng điều tra khảo sát: gồm hai nhóm đối tượng (i) nhóm đối tượng thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân là các cán bộ tín dụng đang làm việc tại chi nhánh; (ii) nhóm đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm tín dụng là các khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

Tổng thể mẫu và quy mô chọn mẫu:

Nhóm đối tượng thực hiện quy trình tín dụng: Tác giả tiến hành khảo sát và

phát phiếu điều tra với 37 cán bộ tín dụng (100% cán bộ tín dụng) đang làm nghiệp

vụ tín dụng khách hàng cá nhân tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

Khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với BIDV Chi nhánh Thái Nguyên: Tác giả tiến hành gửi bảng câu hỏi đến 330 khách hàng có quan hệ tín dụng với BIDV Chi nhánh Thái Nguyên trong năm 2017. Quy mô mẫu chọn được tính theo công thức sau:

Trong đó:

n = Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu

Z = Độ lệch chuẩn, mức 1,96 tương ứng với độ tin cậy ở mức 95%

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể thường ở mức 50% (0,5)

Tiêu chí chọn mẫu:

- Mẫu chọn là cán bộ tín dụng: 100% cán bộ đang làm nghiệp vụ tín dụng khách hàng cá nhân được phỏng vấn.

- Mẫu chọn là khách hàng cá nhân: Mẫu được chọn ngẫu nhiên từ các khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với Chi nhánh Thái Nguyên trong năm 2017.

Thang đo của bảng hỏi: tác giả sử dụng thang đo Likert trong nghiên cứu này. Thang đo gồm 05 mức độ:

(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý

(3) Không ý kiến (bình thường)

(4) Đồng ý một phần (5) Hoàn toàn đồng ý

2.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài được công bố chính thức ở các đơn vị có liên quan, bao gồm:

- Các văn bản pháp lý có liên quan: Các thông tư, quyết định, quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

- Các tài liệu, công trình khoa học đã công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.

- Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến tín dụng khách hàng cá nhân và quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân.

- Các tài liệu do Ngân hàng nhà nước Chi nhánh tỉnh Thái Nguyên, các cơ quan ban ngành trên địa bàn tỉnh về hoạt động của các khách hàng cá nhân trên địa bàn có quan hệ với ngân hàng.

- Các số liệu về tình hình kết quả thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2012-2017 qua các báo cáo tổng kết nội bộ của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi thu thập, thông tin được phân loại và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tác giả tiến hành lập bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ…

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình excel trên máy tính. Đối với các thông tin là số liệu định lượng, tác giả tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Đề tài được nghiên cứu dựa trên việc kết hợp nhiều phương pháp phân tích như: phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được sử dụng để mô tả các hoạt động và các chỉ tiêu phản ánh thực trạng hoạt động qua đó là căn cứ để phát hiện xu hướng và nguyên nhân của các vấn đề phát sinh cần phải giải quyết để đạt được mục đích nghiên cứu.

Áp dụng vào luận văn, tác giả tiến hành mô tả thực trạng quy trình thực hiện tín dụng đối với khách hàng cá nhân của các cán bộ tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. Từ đó, tác giả phát hiện những ưu điểm và hạn chế của cán bộ tín dụng trong quá trình thực hiện quy trình có ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng tại ngân hàng và đến sự thỏa mãn của khách hàng cá nhân có quan hệ với ngân hàng. Từ đó, đúc rút kinh nghiệm, là cơ sở đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại quy trình trong thời gian tới.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp so sánh đòi hỏi các chỉ tiêu phải đồng nhất cả về thời gian và không gian. Tùy theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch, giá trị so sánh có thể sử dụng số tuyệt đối hoặc tương đối hoặc số bình quân.

Đề tài dự kiến so sánh về quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân qua các năm về các bước và nội dung các bước trong quy trình. Qua đó, thấy được thực trạng và diễn biến quy trình tín dụng của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

Đề tài so sánh các chỉ tiêu định lượng phản ánh kết quả hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2012-2017 về số tuyệt đối và số tương đối, làm cơ sở cho việc đánh giá quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại quy trình trong thời gian nêu trên.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

2.3.1.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá quy mô và cơ cấu khách hàng cá nhân

- Quy mô khách hàng cá nhân: Quy mô khách hàng cá nhân được thu thập và tính toán trong luận văn là số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong thời gian nghiên cứu, được tổng hợp vào cuối mỗi năm và trình bày trên báo cáo tổng kết hàng năm của ngân hàng.

- Tốc độ tăng trưởng về số lượng khách hàng cá nhân

Tốc độ tăng trưởng về số lượng KHCN =

Số lượng KHCN năm N - Số lượng KHCN năm N-1

x 100% (2.1) Số lượng KHCN năm N-1

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng về mặt số lượng của khách hàng cá nhân có quan hệ với chi nhánh trong thời gian nghiên cứu. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ quy mô khách hàng cá nhân của ngân hàng càng được mở rộng.

- Cơ cấu khách hàng cá nhân là tỷ trọng số lượng khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng, được phân loại theo các tiêu thức: ngành nghề kinh doanh, giới tính và độ tuổi... Cơ cấu khách hàng cá nhân theo tiêu thức nào đó, được xác định bằng công thức sau đây:

Tỷ trọng KHCN theo tiêu thức m

= Số lượng KHCN theo tiêu thức m x 100% (2.2) Tổng số lượng KHCN

Chỉ tiêu này cho biết cơ cấu khách hàng cá nhân tại ngân hàng theo từng tiêu thức phân loại. Đây là cơ sở để đánh giá chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân của chi nhánh hiện tại và dự đoán xu hướng phát triển trong tương lai.

2.3.1.2. Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân

- Quy mô dư nợ khách hàng cá nhân: Quy mô dư nợ khách hàng cá nhân được thu thập và tính toán là dư nợ của nhóm khách hàng cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng trong thời gian nghiên cứu. Số liệu này được xem xét cả về dư

nợ cuối kỳ (cuối năm) và dư nợ trung bình và được trình bày trên báo cáo tổng kết

- Tỉ trọng dư nợ khách hàng cá nhân so với tổng dư nợ của ngân hàng

Tỷ trọng dư nợ KHCN so với tổng dư nợ của NH =

Dư nợ KHCN

x 100% (2.3) Tổng dư nợ toàn chi nhánh

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng ngân hàng đem cho vay, có bao nhiêu đồng được vay bởi các khách hàng cá nhân. Chỉ tiêu này càng lớn, cho thấy tỉ trọng dư nợ khách hàng cá nhân của chi nhánh càng cao, và ngược lại.

- Tốc độ tăng trưởng dư nợ khách hàng cá nhân

Tốc độ tăng trưởng dư nợ KHCN =

Dư nợ KHCN năm N - Dư nợ KHCN năm N-1

x 100% (2.4) Dư nợ KHCN năm N-1

Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng về mặt dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân có quan hệ với chi nhánh trong thời gian nghiên cứu. Chỉ tiêu này càng lớn, nghĩa là tốc độ tăng trưởng dư nợ khách hàng cá nhân càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)