5. Kết cấu luận văn
3.2.2. Thực trạng quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân
3.2.2.1. Diễn biến thay đổi quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân
Quy trình tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên áp dụng theo quy trình chung trong toàn hệ thống BIDV. Trong giai đoạn 2012-2017, quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân đã có 3 lần được sửa đổi và thay mới, cụ thể như sau:
- Năm 2012, BIDV ban hành Quyết định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012 về Quy định về cấp tín dụng bán lẻ.
- Năm 2013, BIDV ban hành Quyết định số 1468/QĐ-NHBL2 ngày 28/03/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quyết định số 4599/QĐ- NHBL2 ngày 02/11/2012.
- Năm 2014, BIDV ban hành Quyết định 6959/QĐ-NHBL ngày 03/11/2014
về Quy định về cấp tín dụng bán lẻ (Kèm theo Cẩm nang hướng dẫn quy định cấp
tín dụng bán lẻ) và thay thế Quyết định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012.
- Năm 2016, BIDV ban hành Cẩm nang hướng dẫn quy định cấp tín dụng
bán lẻ có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 (theo Công văn 5155/BIDV-NHBL ngày
23/06/2016) thay thế Cẩm nang hướng dẫn quy định cấp tín dụng bán lẻ có hiệu lực
từ ngày 15/11/2014 (theo Công văn 8020/CV- NHBL ngày 03/11/2014).
Diễn biến thay đổi quy trình tín dụng khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2012-2017 tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên cụ thể tại các bảng 3.9, 3.10, 3.11:
Bảng 3.9: Diễn biến thay đổi quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012-2013
Stt Nội dung thay đổi Quyết định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012 Quyết định 1468/QĐ-NHBL ngày 28/03/2013
1 Sửa đổi “Thẩm quyền quyết định giải ngân”
- Trường hợp qua thẩm định rủi ro tại chi nhánh: + Khoản cấp tín dụng giải ngân một lần hoặc giải ngân lần đầu thì cấp quyết định giải ngân là: (i) Giám đốc chi nhánh đối với khoản cấp tín dụng do Hội đồng tín dụng cơ sở hoặc Giám đốc chi nhánh thực hiện phán quyết tín dụng.
(ii) Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng cá nhân đối với khoản cấp tín dụng do Phó Giám đốc phụ trách quản lý rủi ro thực hiện phán quyết tín dụng hoặc một số khoản cấp tín dụng do Giám đốc chi nhánh thực hiện phán quyết tín dụng (khi có ủy
quyền bằng văn bản của Giám đốc chi nhánh).
- Trường hợp qua thẩm định rủi ro tại chi nhánh:
+ Đối với khoản cấp tín dụng giải ngân một lần hoặc giải ngân lần đầu thì cấp quyết định giải ngân là:
(i) Giám đốc chi nhánh, hoặc
(ii) Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng cá nhân. Mức thẩm quyền cụ thể của Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng cá nhân do Giám đốc chi nhánh chủ động quyết định trên cơ sở đánh giá năng lực, kinh nghiệm chuyên môn.
+ Khoản giải ngân nhiều lần thì cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân các lần tiếp theo là:
(i) Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng cá nhân, hoặc
(ii) Lãnh đạo Phòng quan hệ khách hàng cá nhân, hoặc
(iii) Lãnh đạo Phòng Giao dịch.
+ Đối với khoản cấp tín dụng giải ngân nhiều lần thì cấp có thẩm quyền quyết định các lần giải ngân tiếp theo là:
(i) Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng cá nhân, hoặc (ii) Lãnh đạo Phòng quan hệ khách hàng cá nhân, hoặc
(iii) Lãnh đạo Phòng giao dịch.
Trong đó, mức thẩm quyền quyết định giải ngân từng lần đối với 01 khoản vay của lãnh đạo Phòng quan hệ khách hàng cá nhân, lãnh đạo Phòng Giao dịch tối đa không quá 02 tỷ đồng. Giám đốc chi nhánh chủ động giao mức cụ thể đối với từng cấp trên cơ sở đánh giá năng lực, kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ, quy mô hoạt động của Phòng.
Stt Nội dung thay đổi Quyết định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012 Quyết định 1468/QĐ-NHBL ngày 28/03/2013
- Trường hợp qua thẩm định rủi ro tại Hội sở chính:
+ Cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân là Phó Giám đốc chi nhánh phụ trách tác nghiệp.
+ Trường hợp Phó Giám đốc chi nhánh phụ trách tác nghiệp đi vắng, thì cấp có thẩm quyền quyết định giải ngân là Giám đốc chi nhánh.
2
Sửa đổi “Thẩm quyền phê duyệt sửa đổi, bổ sung thông tin khoản vay (hạn mức vay, thời
hạn vay)”
Phó Giám đốc chi nhánh phụ trách tác nghiệp
Phó Giám đốc chi nhánh phụ trách tác nghiệp hoặc Trưởng phòng
Quản trị tín dụng hoặc Lãnh đạo Phòng Giao dịch phụ trách tác nghiệp
3 Bổ sung “Khoản cho vay đầu tư dự án đối với khách hàng bán lẻ không phải qua thẩm định rủi ro”
Không có quy định Khoản cho vay đầu tư dự án đối với khách hàng bán lẻ không phải qua thẩm định rủi ro khi mức thẩm quyền phán quyết tín dụng cụ thể đối với khách hàng đó chưa vượt mức thẩm quyền phán quyết không qua thẩm định rủi ro của chi nhánh đối với khách hàng bán lẻ”.
4 Bổ sung “Thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh, phê duyệt phát hành thư bảo lãnh/cam kết bảo lãnh tại chi nhánh”
Không có quy định * Thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh tại chi nhánh:
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh đối với trường hợp không qua thẩm định rủi ro tại chi nhánh gồm: Giám đốc chi nhánh hoặc Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng cá nhân hoặc lãnh đạo phòng giao dịch (đối với PGD được Hội sở chính
giao thẩm quyền).
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt cấp bảo lãnh đối với trường hợp qua thẩm định rủi ro tại chi nhánh: Hội đồng tín dụng cơ sở hoặc Giám đốc chi nhánh hoặc Phó Giám đốc phụ trách khối quản lý rủi ro.
Stt Nội dung thay đổi Quyết định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012 Quyết định 1468/QĐ-NHBL ngày 28/03/2013
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt phát hành bảo lãnh là Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp.
- Trường hợp Phó Giám đốc phụ trách tác nghiệp đi vắng thì cấp có thẩm quyền phê duyệt phát hành bảo lãnh là Giám đốc chi nhánh.
* Thẩm quyền ký phát hành thư bảo lãnh/cam kết bảo lãnh tại chi nhánh được thực hiện theo quy định hiện hành của BIDV.
5 Sửa đổi “Lãi suất cho
vay”
Lãi suất cho vay là lãi suất thả nổi, thời hạn điều chỉnh lãi suất thực hiện theo quy định cụ thể của BIDV trong từng thời kỳ
- Đối với khoản cấp tín dụng trung, dài hạn, lãi suất cho vay là lãi suất thả nổi, thời hạn điều chỉnh lãi suất thực hiện theo quy định cụ thể của BIDV trong từng thời kỳ hoặc theo quy định cụ thể tại sản phẩm (nếu có).
- Đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn, lãi suất cho vay là lãi suất thả nổi hoặc cố định tùy theo tính chất khoản cấp tín dụng, đối tượng khách hàng…”.
6 Sửa đổi, bổ sung “Phương thức trả nợ”
Đối với các khoản vay có thời hạn dưới 12 tháng: Chi nhánh có thể xem xét, quyết định phương thức trả nợ gốc cuối kỳ, phù hợp với thời điểm khách hàng phát sinh nguồn thu nhập để trả nợ
- Đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn: Chi nhánh có thể xem xét, quyết định phương thức trả nợ gốc cuối kỳ, lãi trả định kỳ hàng tháng hoặc quý phù hợp với quy định cụ thể của sản phẩm (nếu có) hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng.
- Phương thức trả nợ linh hoạt: Chi nhánh chủ động định kỳ hạn trả nợ theo định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng, đảm bảo thu hồi nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn”.
7 Sửa đổi “Hồ sơ giải
ngân chứng minh mục đích giải ngân của khách hàng”
Chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích giải ngân của khách hàng (không áp dụng đối với các khoản
vay tiêu dùng tín chấp; chiết khấu, cầm cố GTCG/TTK mục đích tiêu dùng)
Chứng từ, tài liệu chứng minh mục đích giải ngân của khách hàng (riêng đối với các khoản vay tiêu dùng tín chấp, chiết khấu, cầm cố
GTCG/TTK mục đích tiêu dùng, chi nhánh chủ động xem xét bổ sung sau cho phù hợp)
Stt Nội dung thay đổi Quyết định 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012 Quyết định 1468/QĐ-NHBL ngày 28/03/2013
8 Sửa đổi “Kiểm tra giám
sát khách hàng, khoản vay sau giải ngân”
Sau khi giải ngân: Cán bộ tín dụng thực hiện định kỳ hàng năm việc kiểm tra hoạt động của dự án
sản xuất, kinh doanh và/hoặc kết quả sản xuất, kinh doanh (nếu có) phù hợp với thực tế của từng đối tượng khách hàng và sản phẩm cho vay.
Sau khi giải ngân: Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra định kỳ
hàng quý hoặc tối thiểu 6 tháng/lần hoạt động của dự án sản xuất
kinh doanh và/hoặc kết quả sản xuất kinh doanh (nếu có) phù hợp với thực tế của từng đối tượng khách hàng hoặc theo quy định cụ thể của sản phẩm (nếu có).
Cán bộ tín dụng thường xuyên theo dõi việc trả nợ vay của khách hàng đảm bảo khách hàng trả nợ vay đúng hạn. Trường hợp khách hàng trả nợ không đúng lịch đã cam kết, phải kiểm tra ngay nguồn trả nợ của khách hàng. Nếu phát hiện dấu hiệu rủi ro thì báo cáo lãnh đạo phòng và cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng để xử lý kịp thời.
9 Sửa đổi “Thu nợ thủ
công khi tài khoản tiền gửi của khách hàng có tiền khi đến hạn”
Trường hợp tài khoản tiền gửi của khách hàng đủ tiền trả nợ khi đến hạn thì ngân hàng được quyền
chủ động thu nợ gốc và lãi vay (quyền này thể hiện
rõ trong hợp đồng tín dụng)
Trường hợp tài khoản tiền gửi của khách hàng có tiền khi đến hạn thì ngân hàng được quyền chủ động trích tài khoản của khách hàng để thu nợ gốc và lãi vay (quyền này thể hiện rõ trong Hợp đồng tín
dụng):
(Nguồn: Phòng KHCN - BIDV Chi nhánh Thái Nguyên và tổng hợp của tác giả)
Bảng 3.10: Diễn biến thay đổi quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2012-2014
Nội dung Quy định cấp tín dụng bán lẻ cũ
(QĐ4599/QĐNHBL2) Quy định cấp tín dụng bán lẻ mới (QĐ6959/QĐ-NHBL) Lý do đề xuất chỉnh sửa
1. Thể thức văn bản
Gồm 1 văn bản Quy định cấp tín dụng bán lẻ: Bao gồm 3 Chương:
+ Chương I - Quy định chung + Chương II – Quy định cụ thể + Chương III- Điều khoản thi hành
Gồm 2 văn bản:
1. Quy định cấp tín dụng bán lẻ
2. Cẩm nang hướng dẫn triển khai quy định cấp tín dụng bán lẻ.
Trong đó:
- Theo yêu cầu của phương án tái cơ cấu văn bản chỉ đạo của BIDV tại Nghị quyết 1054/NQ-HĐQT: + Các điều khoản (mục đích yêu
Nội dung Quy định cấp tín dụng bán lẻ cũ
(QĐ4599/QĐNHBL2) Quy định cấp tín dụng bán lẻ mới (QĐ6959/QĐ-NHBL) Lý do đề xuất chỉnh sửa
Quyết định số 4599/QĐ-NHBL2 có các điều khoản về:
- Mục đích, yêu cầu - Giải thích từ ngữ
- Căn cứ pháp lý và tài liệu tham khảo
- Thẩm quyền phán quyết tín dụng và phê duyệt giải ngân.
Và 5 Phụ lục:
+ Phụ lục Lưu đồ quy trình cấp tín dụng bán lẻ + Phụ lục 1: Mẫu biểu
+ Phụ lục 2: Danh mục hồ sơ vay vốn
+ Phụ lục 3: Đánh giá, thẩm định khách hàng + Phụ lục 4: Bảo hiểm tài sản bảo đảm.
+ Các nội dung về mức cho vay, thời hạn cho vay, bảo đảm tiền vay... đối với 1 khoản cấp tín dụng bán lẻ chưa có văn bản quy định cụ thể. + Quy trình cấp tín dụng bán lẻ đầy đủ.
* Cẩm nang hướng dẫn triển khai Quy định cấp tín dụng bán lẻ:
+ Quy định lưu đồ cấp tín dụng bán lẻ, chi tiết một số bước cụ thể tại Quy trình cấp tín dụng bán lẻ và các Phụ lục của QĐ4599.
+ Bổ sung, chỉnh sửa các Mẫu biểu, thống nhất quy định tại 01 văn bản là Cẩm nang.
+ Bổ sung quy định về tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay, bảo lãnh
được lược bỏ.
+ Điều khoản về thẩm quyền tại Chương I cũng được lược bỏ vì nội dung phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tín dụng bán lẻ đã được tách riêng, quy định tại Quyết định số 2838/QĐ-NHBL ngày 29/5/2014.
+ Thực hiện phân tách QĐ cấp tín dụng bán lẻ thành 02 văn bản (Quy định cấp tín dụng bán lẻ và
Cẩm nang) để phù hợp với yêu
cầu tái cơ cấu văn bản chỉ đạo.
2 Nội dung Chương I
Chương I QĐ4599 và Mục I Chương II Quyết định số 4599 hiện đang bao gồm các điều khoản về Điều kiện khách hàng, đồng tiền cho vay, bảo đảm tiền vay, lãi suất phí và phương thức trả nợ...và tại các quy định sản phẩm cụ thể cũng quy định các điều khoản này, trong đó, có nhiều nội dung đang quy định trùng lắp giữa quy định cấp tín dụng bán lẻ và quy định sản phẩm.
Chương I: “Các nội dung cơ bản về cấp tín dụng
bán lẻ” quy định các điều khoản chung, áp dụng
cho tất cả các loại hình sản phẩm tín dụng bán lẻ (điều kiện khách hàng, đồng tiền cho vay, thời
gian thẩm định xét duyệt tín dụng...) hoặc áp
dụng cho các loại hình cấp tín dụng bán lẻ chưa có quy định sản phẩm. Vì vậy, tại quy định sản phẩm, sẽ chỉ quy định các nội dung đặc thù của riêng sản phẩm đó.
Tránh sự trùng lặp một nội dung được quy định tại nhiều văn bản khác nhau.
Bảng 3.11: Diễn biến thay đổi quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân giai đoạn 2014-2017
TT Nội dung Cẩm nang ban hành theo Công văn
8020/CV-NHBL ngày 03/11/2014
Cẩm nang ban hành theo Công văn 5155/CV-NHBL ngày 23/06/2016 I Chỉnh sửa, bổ sung 1 Nguyên tắc triển khai cấp tín dụng bán lẻ và áp dụng các bước trong quy trình cấp tín dụng bán lẻ
Chưa đề cập rõ thành một nội dung riêng biệt, cụ thể
Bổ sung: Trong mọi trường hợp, Chi nhánh lưu ý tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật (tại các Luật, Nghị định, Thông tư,
văn bản hướng dẫn) có liên quan về đối tượng cho vay, mục đích
sử dụng vốn vay, tiến độ thanh toán với chủ đầu tư trong mua bán bất động sản hình thành trong tương lai…và các văn bản liên quan, hiện hành của BIDV trong quá trình cấp tín dụng bán lẻ.
2
Tài liệu chứng minh mục đích sử dụng vốn vay/bảo lãnh
+ Đối với các khoản mục chi tiêu từ 100 triệu trở lên với mục đích tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình: Tài liệu chứng minh là hóa đơn/hợp đồng mua bán.
+ Trường hợp tài liệu là bảng kê hàng hóa/hóa đơn bán lẻ: Chi nhánh chủ động xem xét, đánh giá tính phù hợp của chứng từ.
+ Đối với các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ từ 100 triệu trở lên: Tài liệu chứng minh là hóa đơn (trừ các chi phí không yêu
cầu hóa đơn theo quy định của pháp luật), hoặc hợp đồng kinh
tế/hợp đồng mua bán, hoặc các chứng từ hợp pháp khác.
+ Trường hợp tài liệu là bảng kê hàng hóa/tài liệu khác: Chi nhánh chủ động xem xét, đánh giá tính phù hợp của chứng từ.
3
Mục đích vay vốn/bảo lãnh của khách hàng
Chưa đề cập tại Công văn 8020/BIDV-NHBL ngày 03/11/2014.
Bổ sung, cập nhật văn bản hướng dẫn của Luật, Thông tư và các hướng dẫn khác có liên quan khi cho vay khách hàng mua nhà ở thương mại tại các dự án xây dựng, phát triển nhà ở.
(i) Chi nhánh đánh giá lựa chọn dự án tốt, tính thanh khoản cao, đảm bảo chủ đầu tư thực hiện đúng, đầy đủ các nghĩa vụ tài chính, thuế, các loại phí và các quy định khác có liên quan của pháp luật trong đầu tư,
TT Nội dung Cẩm nang ban hành theo Công văn 8020/CV-NHBL ngày 03/11/2014
Cẩm nang ban hành theo Công văn 5155/CV-NHBL ngày 23/06/2016