Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 65 - 78)

5. Kết cấu luận văn

3.1.5. Khái quát kết quả hoạt động kinh doanh

BIDV Chi nhánh Thái Nguyên có trụ sở chính ở khu trung tâm thành phố Thái Nguyên, tập trung đông dân cư, thuận tiện cho giao dịch với khách hàng. Chi nhánh có mạng lưới kinh doanh rộng khắp với 06 phòng giao dịch trên tại thành phố Thái Nguyên và 01 phòng giao dịch tại huyện Đồng Hỷ. Tiền thân là ngân hàng có vốn nhà nước, nên BIDV đã dành được sự tín nhiệm, tin yêu của khách hàng trên địa bàn. Đây là điều kiện thuận lợi để Chi nhánh Thái Nguyên mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh.

Giai đoạn 2012-2017 là giai đoạn có nhiều biến động đến sự phát triển của BIDV Chi nhánh Thái Nguyên.

Năm 2012 đánh dấu những thay đổi cơ bản trong chặng đường phát triển của BIDV, khi chính thức chuyển sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần với sự đổi mới triệt để trong nhận thức, quan điểm quản trị điều hành, cách nghĩ, cách làm, cơ chế tiền lương, thu nhập. Việc phân phối tiền lương, quỹ thu nhập theo vị trí công việc và gắn với hiệu quả công việc của cán bộ đã làm thay đổi căn bản lề lối làm việc và nhận thức về trách nhiệm của từng cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch kinh doanh, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của Chi nhánh và toàn hệ thống. Cũng trong năm này, Chi nhánh đã khai trương và đưa vào hoạt động trụ sở mới 9 tầng khang trang, hiện đại, với diện tích sàn trên 4000m². [1]

Năm 2014, nhằm mục đích khai thác triệt để địa bàn kinh doanh phía nam của Tỉnh, Chi nhánh tiến hành chia tách thành 02 chi nhánh: BIDV Chi nhánh Thái Nguyên và BIDV Chi nhánh Nam Thái Nguyên. BIDV Thái Nguyên phải đối mặt

với khó khăn về thiếu hụt nhân sự (bàn giao 28,7% về nhân sự). Chi nhánh phải đổi

mới căn bản trong quản trị điều hành từ việc cơ cấu lại, đào tạo lại nguồn nhân lực theo vị trí công việc, mô hình tổ chức, phong cách giao dịch, không gian làm việc đến những cơ chế chính sách đồng bộ tạo động lực cũng như áp lực đến từng phòng, từng cán bộ có liên quan. [1]

Trong 3 năm qua, trên cơ sở thực hiện nghiêm túc chính sách, quy định của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và hướng dẫn, chỉ đạo của BIDV, sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám đốc và nỗ lực phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên, BIDV Chi nhánh Thái Nguyên vẫn đạt được những kết quả kinh doanh khả quan.

3.1.5.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một nghiệp vụ có chức năng vô cùng quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng thương mại. Nó là tiền đề quyết định đến quy mô và khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như khẳng định vị thế và năng lực cạnh tranh của ngân hàng đó. Hoạt động huy động vốn càng được mở.rộng với cơ cấu hợp lý sẽ tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại.

Như đã phân tích ở trên, BIDV Chi nhánh Thái Nguyên là một ngân hàng có bề dày lịch sử cũng như mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn. Đây cũng là một trong những lợi thế cạnh tranh đối với các ngân hàng khác về sản phẩm huy động vốn trong nhân dân. Thêm vào đó, mỗi nhân viên của Chi nhánh đều làm việc với tinh thần, thái độ tận tụy phục vụ khách hàng, giải quyết thủ tục thuận lợi nhanh chóng, hạn chế tối đa những sai sót nhầm lẫn nghiệp vụ để đảm bảo ngày càng có uy tín đối với khách hàng. Trong những năm qua, kết quả nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn ở mức cao và tăng trưởng đều.

Kết quả sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2012-2017 được thể hiện cụ thể ở bảng 3.1. Giai đoạn 2012-2017, nguồn vốn huy động tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên có sự tăng trưởng mạnh và ổn định. Tổng nguồn vốn huy động đều

vượt kế hoạch từ 1,08% đến hơn 30%. Năm 2014 sau chia tách chi nhánh, tổng nguồn

vốn huy động giảm so với năm 2013 (trước khi phân tách). Nếu so sánh với số liệu vốn

huy động năm 2013 của riêng Chi nhánh, thì năm 2014 Chi nhánh Thái Nguyên huy động đạt 3.672 tỷ đồng, tăng 13,54%, hoàn thành 130,7% kế hoạch năm. Năm 2017, Vốn huy động ước tính đạt 6.299 tỷ đồng, gần đạt kế hoạch năm.

Như vậy, sau khi chia tách, tổng nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Thái Nguyên luôn có sự tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước ≈ 20%. Có được kết quả trên là do BIDV Chi nhánh Thái Nguyên đã đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ về tiền gửi, thẻ ATM, ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại cũng như đào tạo đội ngũ nhân viên có chuyên môn, năng động, tận tình, chu đáo.

Thị phần huy động vốn giai đoạn 2012-2017 có xu hướng giảm. Trong đó,

năm 2014, thị phần huy động vốn đạt 14,3%, giảm nhẹ so năm 2013 (năm 2013 thị

phần huy động vốn là 19,06%, trong đó sau chia tách Chi nhánh Thái Nguyên chiếm khoảng 15,5%). Thị phần huy động vốn giảm là minh chứng rõ ràng nhất về sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt về thị trường ngân hàng tài chính trên địa bàn. Chi nhánh Thái Nguyên cần có chính sách lãi suất huy động linh hoạt hơn nữa để tăng về thị phần huy động vốn và nguồn vốn huy động.

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

- Tổng vốn huy động tỷ đồng

+ Kế hoạch tỷ đồng 3.070 3.116 3.680 3.665 5.135 6.300

+ Thực hiện tỷ đồng 3.182 3.917 3.672 4.288 5.190 6.299

- Tăng trưởng so với năm trước

+ Tuyệt đối tỷ đồng 650 735 (245) 616 902 1.109

+ Tương đối % 26 23,10 (6,25) 16,78 21,04 21,37

- Thực hiện so với kế hoạch

+ Tuyệt đối tỷ đồng 112 801 116 623 55 (1)

+ Tương đối % 3,65 25,72 30,70 17,00 1,08 (0,02)

- Huy động vốn bình quân tỷ đồng 2.930 3.467 3.210 3.943 4.835 5.885

- Thị phần huy động vốn % 19,98 19,06 14,3 13,3 13,4

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2012-2016; Số liệu ước thực hiện năm 2017 của BIDV Chi nhánhThái Nguyên và tính toán của tác giả)

Bảng 3.2 thể hiện Cơ cấu nguồn vốn huy động tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên. Nguồn vốn huy động chủ yếu là tiền Việt Nam đồng, huy động từ nguồn dân cư với kỳ hạn ngắn. Cụ thể:

Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền: Tỷ trọng vốn huy động bằng tiền Việt Nam đồng luôn duy trì đều đặn ở mức cao từ khoảng 93% đến 98,4% và có xu hướng tăng dần qua các năm. Huy động vốn bằng đồng ngoại tệ có giá trị quy đôi giảm cả về lượng và tỷ trọng. Do thị trường Thái Nguyên không có nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tiết kiệm của dân cư chủ yếu bằng Việt Nam đồng. Đây cũng là chủ trương của BIDV, vì trong tình hình tỷ giá biến động thường xuyên, huy động ngoại tệ thấp sẽ tránh được rủi ro tỷ giá, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Cơ cấu huy động vốn theo nguồn huy động: Tiền huy động từ dân cư và tổ chức kinh tế đều tăng qua các năm. Huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp năm 2017 có tốc độ tăng mạnh nhất, khoảng 139,1% so với năm 2012. Trong khi đó, huy động vốn từ khách hàng cá nhân năm 2017 tăng 2.528 tỷ đồng so với 2012, tương ứng tốc độ tăng hơn 100%. Tỷ trọng nguồn huy động từ khách hàng cá nhân năm 2017 đạt mức cao là 80% tổng nguồn vốn. Đây là kết quả từ việc phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ được kiện toàn và thống nhất, kết hợp và sử dụng một cách hiệu quả nhất các kênh phân phối sản phẩm dịch vụ truyền thống và hiện đại, mở rộng dịch vụ ngân hàng điên tử để tạo lập một nền khách hàng mới. Ngoài ra, từ năm 2014 Chi nhánh đã thực hiện chuyển đổi thành công mô hình bán lẻ chuẩn theo quy định của BIDV. Không gian mới được bài trí hiện đại, tạo hình ảnh chuyên nghiệp, thuận tiện cho khách hàng và gia tăng cơ hội bán chéo sản phẩm, đồng thời đảm bảo và phát triển tốt về nhận diện thương hiệu BIDV. Mô hình bán lẻ chuẩn triển khai đã tạo được những ấn tượng tốt đẹp đối với khách hàng và được khách hàng đánh giá cao.

Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: Chi nhánh Thái Nguyên đang duy trì cơ cấu nguồn vốn huy động khá hợp lý. Tỉ trọng vốn huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn ở mức cao, có xu hướng tăng.

Năm 2017 so với năm 2012: Huy động vốn kỳ hạn dưới 12 tháng tăng mạnh nhất đạt 3.226 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 51,21% tổng nguồn vốn huy động năm 2017

và tăng 2.212 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng hơn 193,2%; Huy động vốn không kỳ hạn tăng 305 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 69,8% làm cho tỷ trọng khoản mục này tăng nhẹ 0,56% trong tổng nguồn vốn huy động. Giai đoạn 2012-2015, nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng có giảm nhẹ, từ năm 2016 đến nay tăng mạnh với tốc độ tăng trên 17%. So với tổng nguồn vốn huy động tại các năm, thì tỷ

trọng nguồn vốn huy động có kỳ hạn trên 12 tháng giảm gần 18% (từ 51,57% còn

33,59%). Nguyên nhân là nguồn vốn mà Chi nhánh huy động trong giai đoạn 2012-2017 tăng chủ yếu từ hai đối tượng là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Đặc điểm nguồn huy động từ tổ chức kinh tế là số dư lớn đối với một khách hàng nhưng kỳ hạn lại ngắn, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn và ngắn hạn do yêu cầu phục vụ sản xuất kinh doanh. Còn đối với khách hàng cá nhân, do tình hình lãi suất trong giai đoạn này có sự biến động nên khách hàng chủ yếu tập trung gửi tiền tại các kỳ ngắn hạn, thời gian và lãi suất linh hoạt và tiện lợi cho việc gửi, rút và thay đổi kỳ hạn khi thị trường lãi suất và đầu tư có biến động.

Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2012-2017 của Chi nhánh như trên là hợp lý. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần lưu ý mức độ tập trung vốn của các khách hàng lớn tại ngân hàng hiện nay khá cao, nên vốn của Chi nhánh chịu tác động mạnh khi thị

trường có biến động (vốn huy động của 20 khách hàng lớn nhất năm 2016 đạt 963

Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%)

- Theo loại tiền tệ 3.182 100 3.917 100 3.672 100 4.288 100 5.190 100 6.299 100 + Việt nam đồng 2.962 93,09 3.767 96,17 3.571 97,25 4.160 97,01 5.103 98,32 6.201 98,44

+ Ngoại tệ 220 6,91 150 3,83 101 2,75 128 2,99 87 1,68 98 1,56

- Theo đối tượng khách hàng 3.182 100 3.917 100 3.672 100 4.288 100 5.190 100 6.299 100 + Khách hàng doanh nghiệp 358 11,25 588 15,01 515 14,03 624 14,55 837 16,13 856 13,59 + Định chế tài chính 311 9,77 487 12,43 321 8,74 180 4,20 50 0,96 402 6,38 + Khách hàng cá nhân 2.513 78,98 2.842 72,56 2.836 77,23 3.484 81,25 4.303 82,91 5041 80,03 - Theo thời hạn 3.182 100 3.917 100 3.672 100 4.288 100 5.190 100 6.299 100 + Không kỳ hạn 437 13,73 733 18,71 583 15,88 740 17,26 742 14,30 957 15,19 + Có kỳ hạn dưới 12 tháng 1104 34,70 1652 42,18 1593 43,38 2057 47,97 2640 50,87 3.226 51,21 + Có kỳ hạn trên 12 tháng 1.641 51,57 1.532 39,11 1.496 40,74 1.491 34,77 1.808 34,84 2.116 33,59

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2012-2016; Số liệu ước thực hiện năm 2017 của BIDV Chi nhánhThái Nguyên và tính toán của tác giả)

3.1.5.2. Hoạt động tín dụng

Tín dụng là hoạt động sử dụng vốn, sản phẩm chủ yếu của NHTM, quyết định sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng. Đây là sản phẩm mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho NHTM. Xác định rõ tầm quan trọng của hoạt động tín dụng, ban lãnh đạo Chi nhánh đã không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng tín dụng. Là đơn vị kinh doanh nên mục tiêu lợi nhuận luôn được ưu tiên. Nhưng không vì thế mà Chi nhánh bỏ qua những quy định an toàn, chú trọng phát.triển theo cả chiều sâu và chiều rộng. Kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong những năm qua được thể hiện tổng quan tại bảng 3.3.

Bảng 3.3: Tình hình hoạt động tín dụng Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 - Dư nợ tín dụng cuối kỳ + Kế hoạch tỷ đồng 4.625 3.990 5.550 6.330 8.610 + Thực hiện tỷ đồng 4.407 4.945 4.739 6.030 7.172 8.590

- Tăng trưởng so với

năm trước + Tuyệt đối tỷ đồng 538 (206) 1.291 1.142 1.418 + Tương đối % 12,21 (4,17) 27,24 18,94 19,77 - Thực hiện so với kế hoạch + Tuyệt đối tỷ đồng 320 749 480 842 (20) + Tương đối % 6,92 18,77 8,65 13,30 (0,23) - Dư nợ tín dụng bình quân 4.125 4.777 4.130 5.482 6.428 7.904 - Thị phần tín dụng % 25,84 23,40 17,40 18,70 18,10 19,1 - Tỷ lệ nợ xấu % 1,06 0,69 0,12 0,038 0,086 0,373

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2012-2016; Số liệu ước thực hiện năm 2017 của BIDV Thái Nguyên và tính toán của tác giả)

Dư nợ tín dụng là chỉ tiêu đánh giá quy mô hoạt động tín dụng của một ngân hàng. Trong giai đoạn thị trường tài chính ngân hàng có nhiều biến động, dư nợ tín dụng của Chi nhánh Thái Nguyên vẫn có sự tăng trưởng đều, vượt kế hoạch năm.

Tại bảng 3.3, tổng dư nợ tín dụng của Chi nhánh đều tăng qua các năm. Tổng

dư nợ tín dụng 4 năm gần đây (2014-2017 giai đoạn sau chia tách) có mức tăng

tuyệt đối khá cao, trên 1.100 tỷ đồng/năm. Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất là

năm 2014 (khoảng 34%) song nếu nhìn trên bảng số liệu lại thấy giảm nhẹ 4% (do

kết quả tính toán lấy số liệu của năm 2013 – chưa chia tách chi nhánh). Thị phần tín dụng cũng duy trì ở mức trên 18%.

Trong giai đoạn 2012-2017, tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động lần lượt đạt 138%; 126%; 129%; 140%; 138%; 136%, cho thấy sản phẩm tín dụng tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên diễn ra mạnh mẽ. Chi nhánh phải huy động thêm nguồn vốn từ BIDV để cho vay.

Có được kết quả này là do Chi nhánh đã triển khai đồng bộ các biện pháp đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tốt, tận dụng tối đa các gói tín dụng ưu đãi của BIDV để gia tăng số dư bình quân; đẩy mạnh cho vay các lĩnh vực ưu tiên, điều hành giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng theo chủ trương của Ngân hàng nhà nước.

Chất lượng tín dụng: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2012-2017 tại BIDV Chi nhánh Thái Nguyên giảm đáng kể, từ 1,06% (2012) xuống 0,038% (2015)và 0,086% (2016). Tỷ lệ nợ xấu ước thực hiện năm 2017 ở mức 0,373%, Chi nhánh đang cố gắng xử lý các khoản nợ xấu này vào quý IV/2017 với mục tiêu duy trì hoặc giảm tỷ lệ nợ xấu so với năm 2016.

Bảng 3.4: Cơ cấu dư nợ tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%) Giá trị (đồng) Tỷ lệ (%)

- Theo loại tiền tệ 4.407 100 4.945 100 4.739 100 6.030 100 7.172 100 8.590 100

+ Việt nam đồng 3.756 85,23 4.285 86,65 4.566 96,35 4.566 75,72 6.743 94,02 8.118 94,51

+ Ngoại tệ 651 14,77 660 13,35 173 3,65 1.464 24,28 429 5,98 472 5,49

- Theo đối tượng khách hàng 4.407 100 4.945 100 4.739 100 6.030 100 7.172 100 8.590 100

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện quy trình tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 65 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)