Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 51)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã có sẵn, không phải do tác giả thu thập, đã được công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp rất phong phú, đa dạng và xuất phát từ những nguồn khác nhau. Tác giả thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp này bao gồm:

- Từ các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi Bảo hiểm xã hội như: khái niệm, nguyên tắc, vai trò và nội dung quản lý chi Bảo hiểm xã hội,…

- Từ các quyết định, thông tư, nghị định do cơ quan BHXH ban hành hoặc do Chính phủ ban hành để tìm hiểu nội dung công tác quản lý chi BHXH, đánh giá hoạt động quản lý chi BHXH tại thị xã Phổ Yên đã đúng theo quy định hiện hành hay chưa. Với nội dung nghiêm cứu về công tác chi BHXH, tác giả cơ bản nghiên cứu từ các các văn bản như: Luật BHXH hiện hành số 58/2014/QHK13; các quy trình quản lý chi trả và quản lý đối tượng tại Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Quy trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ tại Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016 của BHXH Việt Nam;

- Thông qua tài liệu lưu trữ tại cơ quan BHXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của BHXH thị xã Phổ Yên, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận.

- Các số liệu, báo cáo về tình hình quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ phòng các phòng ban để phân tích, đánh giá công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội đồng thời sử dụng các dữ liệu sau phân tích để đề xuất giải pháp hoàn thiện.

b. Nguồn dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra trực tiếp dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn bằng các câu hỏi cho trước nhằm thu được kết quả đánh giá trực tiếp của người được hỏi về công tác quản lý chi BHXH tại BHXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua điều tra nắm bắt được thực trạng và những vấn đề tồn tại cũng như đánh giá của người hỏi về công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Đối với bảng hỏi dành cho đối tượng là người hưởng chế độ BHXH trên địa bàn thị xã Phổ Yên, đề tài sử dụng công thức Slovin (1960) để tính kích thước mẫu như sau:

n = N/(1+ N*e2)

Trong đó, n là số mẫu nghiên cứu, N là tổng thể mẫu, e là % sai số cho phép. Đề tài sử dụng mức e = 5%, tổng thể mẫu là số người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng và BHXH một lần trên địa bàn thị xã Phổ Yên trung bình hàng tháng. Tính toán tác giả đưa ra tổng thể mẫu là 12.678 người. Kết quả tính toán thu được n = 100 người.

Cách thức thực hiện: Tác giả thực hiện điều tra tổng số 100 người hưởng BHXH tại các điểm chi trả, điều tra thêm 20 nhân viên bưu điện và 57 cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn thị xã. Tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng trên bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.

c. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu

Tác giả sử dụng nhiều phương pháp nhằm thu thập được nguồn dữ liệu phù hợp cho phân tích, đánh giá:

- Phương pháp quan sát: Tác giả tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng tại các điểm chi trả, trực tiếp lắng nghe việc giải đáp thắc mắc của các cán bộ BHXH cho các đối tượng hưởng, quan sát trực tiếp quy trình tiếp nhận và giải quyết chế độ BHXH cho người hưởng trực tiếp tại cơ quan BHXH thị xã, quy trình thủ tục của đội ngũ cán bộ thực hiện; cách bố trí, sắp xếp chứng từ, hồ sơ, tài liệu về đối tượng hưởng tại cơ quan BHXH thị xã. Quan sát hệ thống cơ sở vật chất phục vụ chi trả tại các điểm chi trả và tại cơ quan BHXH thị xã.

- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đưa ra các câu hỏi đối thoại với người được hỏi để thu thập thông tin, sử dụng bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Ngoài ra,

tác giả cũng kết hợp phương pháp quan sát thái độ và tâm lý của người được phỏng vấn để đảm bảo độ tin cậy của số liệu thu thập được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)