5. Kết cấu của đề tài
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi bảo hiểm xã hội
+ Giám đốc BHXH huyện giải quyết khiếu nại lần đầu theo phân cấp quản lý đối với quyết định, hành vi về BHXH của mình, của viên chức thuộc BHXH huyện.
+ Khiếu nại lần hai đối với quyết định, hành vi về BHXH mà Giám đốc BHXH tỉnh, Giám đốc BHXH huyện đã giải quyết lần đầu nhưng vẫn còn khiếu nại thì thẩm quyền, trình tự giải quyết được thực hiện theo quy định về khiếu nại lần 2.
* Tố cáo về BHXH: được hiểu là việc công dân theo thủ tục do Luật tố cáo quy
định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật BHXH của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Thẩm quyền giải quyết tố cáo về Giám đốc BHXH tỉnh
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý chi bảo hiểm xã hội tại cơ quan BHXH cấp huyện BHXH cấp huyện
1.1.4.1. Nhóm nhân tố pháp luật, chính sách, các quy định của Nhà nước
Hiện nay, việc chi trả BHXH được thực hiện theo luật BHXH. Luật BHXH ra đời đã tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện chính sách BHXH nói chung cũng như công tác chi trả BHXH nói riêng. Trên cơ sở quy định của Luật BHXH, Bộ Lao động TB&XH đã ra thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thị hành một số diều của luật BHXH về BHXH bắt buộc, trong đó quy định rõ về nội dung chi trả các chế độ BHXH, hệ thống chứng từ, sổ
kế toán và mẫu biểu sử dụng trong chi trả các chế độ BHXH, quản lý chi trả các chế độ BHXH.... Hiện nay, hệ thống văn bản pháp luật về BHXH tương đối đầy đủ nhưng vẫn chưa có tính đồng bộ, còn chồng chéo các quy định và thường xuyên thay đổi. Vì vậy, hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH thì cần sự hỗ trợ rất lớn từ hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ và phải mang tính ổn định lâu dài. Nếu các quy định và chính sách về BHXH thường xuyên có sự thay đổi, đặc biệt thay đổi lớn về mức hưởng BHXH và các điều kiện hưởng sẽ ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH do độ trễ của việc thực hiện quyết định, kéo theo việc truyên truyền, phổ biến chính sách cho các đối tượng và hoạt động học tập của cán bộ BHXH.
Các yếu tố về điều kiện kinh tế -xã hội như tốc độ phát triển nền kinh tế, chính sách dân số trong từng thời kỳ, trình độ quản lý lao động, trình độ dân trí và nhận thức của người dân, chính sách về lao động việc làm đều có ảnh hưởng đến hoạt động chi BHXH. Các yếu tố này tác động mạnh đến nguồn thu của quỹ BHXH và là yếu tố quyết định nguồn tài chính của quỹ BHXH.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh khả năng tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư của Nhà nước, vì thế nếu một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì chắc chắn đời sống của người dân sẽ cao dần lên, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều thuận lợi vì thế các chủ doanh nghiệp cũng sẵn sàng tham gia BHXH cho NLĐ ở những mức đóng cao hơn. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững phản ánh nhiều NLĐ có thu nhập cao thông qua quá trình lao động, đây là điều kiện tiền đề để NLĐ có cơ hội tham gia BHXH tự nguyện với mức cao hơn.
Thêm vào đó, khi đời sống kinh tế cao thì nhận thức của NLĐ cũng tăng lên, ngoài việc ý thức đảm bảo cuộc sống hàng ngày cho bản thân và gia đình họ, họ mong muốn có khoản trợ giúp khi không may gặp các rủi ro xã hội như: ốm đau, TNLĐ-BNN, hưu trí, tử tuất, thai sản, thất nghiệp khiến cho họ bị mất hoặc giảm thu nhập.
Giữa chính sách tiền lương và chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý BHXH nói riêng có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Chính sách tiền lương là tiền đề và cơ sở cho việc thực hiện chính sách BHXH, bởi vì cơ sở để tính toán mức đóng và hưởng BHXH của chúng ta hiện nay là phụ thuộc vào tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định. Như vậy, khi Nhà nước nâng lương tối thiểu, điều đó đồng nghĩa với việc tăng mức đóng BHXH và làm cho số thu BHXH cũng tăng lên. Thêm vào đó đối với các lao động đóng BHXH theo thang bảng lương Nhà nước quy định, mức đóng còn phụ thuộc vào hệ số lương, vì thế khi Nhà nước điều chỉnh
lại thang bảng lương thì mức đóng BHXH cũng tăng lên. Khi mức đóng BHXH tăng lên thì mức hưởng chế độ BHXH của NLĐ cũng tăng lên.
Cơ cấu dân số (già/trẻ) và chính sách về dân số cũng gián tiếp tác động tới hoạt động quản lý chi BHXH vì NLĐ là đối tượng tham gia BHXH, đang trong độ tuổi lao động, trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội. Như vậy, nếu một quốc gia có dân số “già” tức là số người trong độ tuổi lao động chiếm tỉ lệ thấp trong tổng dân số sẽ dẫn đến việc mất cân đối quỹ BHXH bởi vì số người tham gia đóng góp vào quỹ ngày càng ít trong khi số người hưởng các chế độ BHXH đặc biệt là chế độ hưu trí ngày càng tăng. Với cơ cấu dân số trẻ và chính sách khuyến khích trong sinh đẻ sẽ là nền tảng để tăng số đối tượng tham gia BHXH, ngược lại cơ cấu dân số già và chính sách hạn chế sinh đẻ sẽ gia tăng đối tượng hưởng chế độ BHXH.
1.1.4.2. Yếu tố thuộc về đối tượng hưởng chế độ BHXH:
Công tác quản lý chi trả BHXH chịu ảnh hưởng bởi các đặc điểm của đối tượng hưởng chế độ, trong đó có các đặc điểm về nhân khẩu học như tuổi thọ, nơi cư trú, giới tính, độ tuổi, thói quen sử dụng các dịch vụ y tế và các đặc điểm về nơi công tác, chế độ bảo hiểm tham gia:
- Tuổi thọ bình quân: Tuổi thọ bình quân là yếu tố tác động lớn đến các chế độ BHXH vì đi kèm với sự gia tăng của tuổi thọ là sự giảm sút tới sức khỏe NLĐ, họ thường có nguy cơ dễ mắc bệnh, làm việc kém hiệu quả kéo theo đó là việc chi trả cho chế độ ốm đau, tai nạn lao động cũng tăng lên. Tuổi thọ tăng là biểu hiện của trình độ phát triển kinh tế - xã hội, song dân số già cũng là gánh nặng cho quỹ BHXH. Trong khi tuổi quy định về hưu của NLĐ thấp, cứ đóng đủ 20 năm là đủ điều kiện về hưu, điều này sẽ làm giảm tiền đóng BHXH thì tuổi thọ tăng lại làm tăng mức thời gian chi trả, mức tiền lương chi trả cho NLĐ. Theo tính toán sơ bộ, NLĐ đóng BHXH đủ 30 năm thì số tiền đó cũng chỉ đủ nuôi NLĐ khi về hưu được bình quân khoảng 7 năm, từ năm thứ 8 trở đi quỹ BHXH phải cấp bù.
- Giới tính: đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi trả chế độ BHXH vì với doanh nghiệp sử dụng nhiều nam giới do tính chất công việc đòi hỏi sức khỏe (khai thác, xây dựng…) thì việc khó tránh khỏi là họ phải chi trả nhiều chi chế độ TNLĐ-BNN; trong khi doanh nghiệp chỉ sử dụng lao động nữ vì những ưu thế như bền bỉ, khéo léo…thì phải chi trả rất nhiều cho chế độ thai sản. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tâm lý của người SDLĐ khi tham gia BHXH và giải quyết thỏa đáng chế độ cho họ.
- Thói quen tiếp cận các dịch vụ y tế: đây là một yếu tố đánh giá được chất lượng cuộc sống cũng như sự quan tâm của NLĐ tới sức khỏe bản thân qua đó có thể giảm gánh nặng cho quỹ BHXH vào việc chi trả các chế độ ốm đau, TNLĐ- BNN, tử tuất. Điều này cho thấy công tác quản lý chi trả cần phải có sự quản lý chặt chẽ với từng đối tượng có những đặc điểm riêng, từ đó phân loại đối tượng, chia nhóm để thực hiện công tác quản lý một cách dễ dàng hơn.
1.1.4.3. Nhóm các nhân tố thuộc về đội ngũ cán bộ BHXH
Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị đã khẳng định, BHXH là chính sách xã hội quan trọng, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Nghị quyết cũng yêu cầu: “Nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức trong lĩnh vực BHXH. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, giảm phiền hà cho người tham gia BHXH”. Do đó, BHXH Việt Nam đã xác định phải quán triệt nghiêm túc quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng đội ngũ nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Phát triển nhân lực ngành BHXH là trọng tâm trong chiến lược phát triển của ngành BHXH đến năm 2020, phát triển nguồn nhân lực là cơ sở để phát huy được thế mạnh của từng đơn vị, địa phương; đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, toàn diện, khả thi, kế thừa và phát huy tối đa nguồn lực công chưc hiện có; bảo đảm sự phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với điều kiện kinh tế- xã hội đất nước.
Trên cơ sở đó, triển khai đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ BHXH để họ tiếp cận được trình độ quản lý và công nghệ tiên tiến trên thế giới. Khi cán bộ làm công tác thu, phát triển đối tượng phải nắm vững địa bàn, nâng cao khả năng thuyết phục đối với đơn vị khi vận động phát triển đối tượng, sâu sát cơ sở, DN được giao chuyên quản, phải là cầu nối giữa chính sách của Đảng, Nhà nước với NLĐ; cán bộ làm công tác tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả phải đổi mới phong cách phục vụ, nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân; coi việc của tổ chức, cá nhân là việc của mình để tận tâm giải quyết; biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của khách đến giao dịch để cải tiến quy trình, trả kết quả đúng hạn; với cán bộ làm công tác nghiệp vụ giải quyết chế độ chính sách BHXH và giám định chi phí khám chữa bệnh, phải tích cực nghiên cứu, nắm vững các quy định của chính sách để cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian giải quyết, xử lý đúng người, đúng phạm vi mức độ quyền lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân… từ đó, tạo niềm tin và sự hài lòng trong nhân dân, để mọi người hiểu rõ chính sách BHXH mới có thể thực hiện nghiêm túc.
1.1.4.4. Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức bộ máy chi trả BHXH
Tổ chức bộ máy quản lý, chi trả BHXH đóng vai trò rất quan trọng trong công tác quản lý chi trả BHXH. Việc thực hiện tổ chức bộ máy chi trả BHXH được phân cấp chi trả theo quy định của BHXH Việt Nam một cách cụ thể và rõ ràng. Phân cấp chi trả được BHXH Việt Nam quy định cụ thể về quản lý nguồn kinh phí, phân cấp rõ trách nhiệm giữa cơ quan BHXH các cấp trong công tác quản lý chi trả, cấp phát kịp thời nguồn kinh phí, quy định trách nhiệm rõ ràng trong hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan BHXH với các cán bộ đại diện chi trả. Tuy nhiên, ngoài việc tổ chức bộ máy thực hiện công tác chi trả theo quy định của BHXH Việt Nam thì công tác tổ chức bộ máy cần phải phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
Ngoài ra, bộ máy quản lý hoạt động có hiệu quả cao phụ thuộc vào phương thức phối hợp, đơn vị phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ chi trả góp phần quan trọng trong việc thực thi chính sách BHXH nói chung cũng như công tác chi trả bảo BHXH nói riêng tại địa phương.
Tổ chức bộ máy cơ quan BHXH hiệu quả sẽ góp phần tiết kiệm chi phí quản lý BHXH, cân bằng cơ cấu thu - chi để có nguồn quỹ BHXH lành mạnh, là cơ sở tài chính để thực hiện tốt các chế độ chi BHXH cho NLĐ.
1.1.4.5. Yếu tố ảnh hưởng của nguồn tiếp cận thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi BHXH
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách nhân văn của xã hội, góp phần an sinh xã hội và là sự thể hiện trình độ phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của mỗi quốc gia. Để chính sách BHXH đi vào đời sống nhân dân, thực hiện tốt vai trò và chức năng, nhiệm vụ của mình thì toàn bộ nhân dân phải được tiếp cận thông tin, hiểu đúng hiểu đủ về các chế độ BHXH. Do đó, việc đổi mới và đa dạng các hình thức truyền thông sẽ tạo điều kiện và giúp các ngành, các địa phương, người SDLĐ và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ hơn mục đích, ý nghĩa và tính nhân văn của chính sách BHXH, từ đó có động thái tích cực trong việc tham gia BHXH và thụ hưởng các chế độ của BHXH. Khi người dân hiểu biết rằng họ đóng góp quỹ BHXH là hoàn toàn có lợi thì công tác tham gia và thực hiện chế độ BHXH mang tính tự nguyện, ý thức tự giác sẽ cao hơn rất nhiều. Đồng thời, khi người tham gia BHXH hiểu đúng về điều kiện hưởng BHXH, mức hưởng BHXH sẽ giảm bớt tình trạng gian lận, trục lợi BHXH, giảm bớt áp lực của hoạt động tiếp dân tại trụ sở cơ quan BHXH các cấp và hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo...
Ngày nay, sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thông tin đang hiện diện và đóng vai trò quan trọng không thể thiếu trong
quá trình quản lý, điều hành bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh hay quản lý nào của doanh nghiệp hoặc của tổ chức. Sự phát triển của công nghệ thông tin được ứng dụng trong mọi hoạt động quản lý và giúp cho hoạt động quản lý đảm bảo tính chính xác cao hơn, dễ kiểm soát hơn và thông tin quản lý được cập nhật một cách nhanh chóng hơn rất nhiều. Nhận thức được vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quản lý chi BHXH: quản lý đối tượng hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, cơ quan BHXH Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu xây dựng đề án rà soát hồ sơ và số tiền hưởng, đảm bảo cho đối tượng hưởng trợ cấp BHXH phải có đủ hồ sơ pháp lý. Tiếp đó, BHXH Việt Nam đã nghiên cứu ứng dụng chương trình công nghệ thông tin để quản lý đối tượng hưởng trợ cấp BHXH hàng tháng. Đến ngày 20/12/2004, Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam đã ban hành Quyết định số 2057/QĐ-BHXH Quy định quản lý, khai thác, sử dụng chương trình ứng dụng xét duyệt và quản lý đối tượng BHXH (BHXHSOFT-01) nhằm thống nhất việc xét duyệt hồ sơ và quản lý đối tượng hưởng BHXH bằng công nghệ thông tin trong toàn hệ thống nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao của toàn ngành. Đến năm 2009, BHXH Việt Nam đã đưa vào ứng dụng trong toàn ngành chương trình kế toán BHXH để hạch toán kế toán và quản lý chi trả BHXH. Đến nay, ngành BHXH đang ứng dụng phần mềm TCKT đối với hệ thống kế toán để phục vụ cho công tác quản lý chi trả; phần mềm TCS phục vụ quản lý và xét duyệt chế độ cho đối tượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý chi trả BHXH đã có những tác dụng và hiệu quả rất lớn như: số liệu được tổng hợp nhanh chóng, chính xác, quản lý chính xác đối tượng hiện có, mức lương hưu, trợ cấp BHXH của từng loại đối tượng,