Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý chi BHXH cho thị xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 46)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý chi BHXH cho thị xã

Yên, tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi BHXH tại các địa bàn trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý chi BHXH cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như sau:

- Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý hoạt động BHXH nói chung, trong công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH nói riêng thông qua việc định hướng, chỉ đạo, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách đồng thời tổ chức triển khai thực hiện nghiêm hoạt động kiểm tra, thanh tra tại các đơn vị. Nhà nước hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về chi BHXH, thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra công tác chi trả BHXH và xử lý nghiêm minh các trường hợp trục lợi, tham nhũng BHXH tại các địa phương. Vì vậy, Ban Giám đốc BHXH thị xã Phổ Yên nói chung, đội ngũ cán bộ cơ quan BHXH thị xã Phổ Yên nói riêng cần bám sát vào những quy định đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, thường xuyên cập nhật những thay đổi trong chính sách về BHXH để áp dụng vào thực tế tại cơ quan đảm bảo chính xác nhất.

- BHXH thị xã cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi học, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để từ đó nâng cao khả năng hiểu biết sâu rộng, tường tận và vận dụng các quy định, chính sách của Nhà nước vào thực tế hoạt động của cơ quan. Thông qua quá trình học tập, đào tạo sẽ góp phần nâng cao năng lực xử lý công việc và nâng cao ý thức, tác phong của đội ngũ cán bộ BHXH trong quá trình tiếp xúc và làm việc với đối tượng hưởng BHXH.

- Quản lý chi BHXH phải được quản lý chặt chẽ từ khâu đầu tiên tới hoạt động thanh tra, quyết toán chi BHXH để có thể đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, nhanh chóng và đảm bảo quyền lợi cho người hưởng BHXH. Quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng, mức hưởng và quy trình chi trả cũng như công tác kiểm tra, giám sát chi trả chế độ tại các Bưu điện. Muốn vậy, BHXH thị xã Phổ Yên phải ý thức được nhiệm vụ và vai trò của mình trong việc quản lý từ đối tượng hưởng, quản lý mức hưởng và các điều kiện hưởng chế độ BHXH, thực hiện quản lý công tác chi trả trực tiếp cho người hưởng đảm bảo đúng quy trình nhưng vẫn khoa học, nhanh chóng, không gây phiền hà cho người hưởng chế độ.

- Đẩy mạnh cải cách TTHC để có quy trình chi trả BHXH thuận lợi nhất cho người thụ hưởng. Để giảm nhẹ thời gian xử lý hành chính nhưng vẫn đảm bảo đúng quy trình và thủ tục, giải quyết chế độ chính xác và đầy đủ, BHXH thị xã cần tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn để nâng cao khả năng xử lý nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Thường xuyên sinh hoạt, quán triệt tác phong nghiệp vụ và thái độ cư xử của cán bộ BHXH mang tác phong chuyên nghiệp, niềm nở, đúng mực thể hiện cán bộ BHXH phục vụ nhân dân, vì nhân dân từ đó giảm thời gian xử lý công việc và chờ đợi cả

người hưởng BHXH, bảo vệ quyền lợi chính đáng của họ và góp phần tạo niềm tin ở người dân.

- Tăng cường ứng dụng CNTT vào quản lý chi BHXH, thực hiện đồng bộ hóa dữ liệu về NLĐ, người lao động tham gia BHXH trong hệ thống BHXH để thuận tiện cho hoạt động quản lý thông tin người tham gia BHXH chính xác, cập nhật và linh hoạt. Áp dụng hình thức chi trả chế độ BHXH cho người hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng qua thẻ ATM đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người hưởng chế độ.

- Tăng cường hoạt động tiếp dân tại các cơ quan BHXH thị xã, Ban giám đốc BHXH thị xã bố trí cán bộ thực hiện tiếp dân có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ trong quá trình giao tiếp với người dân. Do đối tượng hưởng BHXH đến làm việc tại cơ quan BHXH thường là NLĐ có trình độ chuyên môn thấp, hiểu biết hạn chế và các đối tượng cao tuổi hưởng lương hưu nên cán bộ tiếp dân phải thực sự mềm dẻo, có khả năng trình bày tốt và nắm bắt tâm lý người dân để giải thích cho họ hiểu, giải đáp những thắc mắc của người dân đưa ra.

- Tiếp tục thực hiện đa dạng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH của Nhà nước thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài truyền thanh, các hoạt động tuyên truyền lồng ghép…), đảm bảo sự tuân thủ của các đối tượng người SDLĐ và NLĐ trong việc thực hiện chính sách về BHXH.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thời gian qua như thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH thời gian qua ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên?

- Những giải pháp nào để hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

a. Nguồn dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu đã có sẵn, không phải do tác giả thu thập, đã được công bố nên dễ thu thập, ít tốn thời gian, tiền bạc trong quá trình thu thập nhưng là loại tài liệu quan trọng trong việc nghiên cứu. Dữ liệu thứ cấp rất phong phú, đa dạng và xuất phát từ những nguồn khác nhau. Tác giả thu thập nguồn dữ liệu thứ cấp này bao gồm:

- Từ các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi Bảo hiểm xã hội như: khái niệm, nguyên tắc, vai trò và nội dung quản lý chi Bảo hiểm xã hội,…

- Từ các quyết định, thông tư, nghị định do cơ quan BHXH ban hành hoặc do Chính phủ ban hành để tìm hiểu nội dung công tác quản lý chi BHXH, đánh giá hoạt động quản lý chi BHXH tại thị xã Phổ Yên đã đúng theo quy định hiện hành hay chưa. Với nội dung nghiêm cứu về công tác chi BHXH, tác giả cơ bản nghiên cứu từ các các văn bản như: Luật BHXH hiện hành số 58/2014/QHK13; các quy trình quản lý chi trả và quản lý đối tượng tại Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/05/2016 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Quy trình tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ tại Quyết định số 636/QĐ-BHXH ngày 22/04/2016 của BHXH Việt Nam;

- Thông qua tài liệu lưu trữ tại cơ quan BHXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của BHXH thị xã Phổ Yên, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận.

- Các số liệu, báo cáo về tình hình quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ phòng các phòng ban để phân tích, đánh giá công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội đồng thời sử dụng các dữ liệu sau phân tích để đề xuất giải pháp hoàn thiện.

b. Nguồn dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được tác giả tiến hành điều tra trực tiếp dựa trên bảng hỏi được thiết kế sẵn bằng các câu hỏi cho trước nhằm thu được kết quả đánh giá trực tiếp của người được hỏi về công tác quản lý chi BHXH tại BHXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên hiện nay.

Mục tiêu của việc thu thập dữ liệu sơ cấp: thông qua điều tra nắm bắt được thực trạng và những vấn đề tồn tại cũng như đánh giá của người hỏi về công tác quản lý chi Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Đối với bảng hỏi dành cho đối tượng là người hưởng chế độ BHXH trên địa bàn thị xã Phổ Yên, đề tài sử dụng công thức Slovin (1960) để tính kích thước mẫu như sau:

n = N/(1+ N*e2)

Trong đó, n là số mẫu nghiên cứu, N là tổng thể mẫu, e là % sai số cho phép. Đề tài sử dụng mức e = 5%, tổng thể mẫu là số người hưởng các chế độ BHXH hàng tháng và BHXH một lần trên địa bàn thị xã Phổ Yên trung bình hàng tháng. Tính toán tác giả đưa ra tổng thể mẫu là 12.678 người. Kết quả tính toán thu được n = 100 người.

Cách thức thực hiện: Tác giả thực hiện điều tra tổng số 100 người hưởng BHXH tại các điểm chi trả, điều tra thêm 20 nhân viên bưu điện và 57 cán bộ phụ trách BHXH tại các doanh nghiệp có số lao động tham gia Bảo hiểm lớn trên địa bàn thị xã. Tác giả trực tiếp phỏng vấn các đối tượng trên bằng phiếu điều tra đã chuẩn bị sẵn.

c. Phương pháp thu thập số liệu nghiên cứu

Tác giả sử dụng nhiều phương pháp nhằm thu thập được nguồn dữ liệu phù hợp cho phân tích, đánh giá:

- Phương pháp quan sát: Tác giả tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng hưởng chế độ BHXH hàng tháng tại các điểm chi trả, trực tiếp lắng nghe việc giải đáp thắc mắc của các cán bộ BHXH cho các đối tượng hưởng, quan sát trực tiếp quy trình tiếp nhận và giải quyết chế độ BHXH cho người hưởng trực tiếp tại cơ quan BHXH thị xã, quy trình thủ tục của đội ngũ cán bộ thực hiện; cách bố trí, sắp xếp chứng từ, hồ sơ, tài liệu về đối tượng hưởng tại cơ quan BHXH thị xã. Quan sát hệ thống cơ sở vật chất phục vụ chi trả tại các điểm chi trả và tại cơ quan BHXH thị xã.

- Phương pháp phỏng vấn: Tác giả đưa ra các câu hỏi đối thoại với người được hỏi để thu thập thông tin, sử dụng bảng câu hỏi được chuẩn bị trước. Ngoài ra,

tác giả cũng kết hợp phương pháp quan sát thái độ và tâm lý của người được phỏng vấn để đảm bảo độ tin cậy của số liệu thu thập được.

2.2.3. Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Sau khi đã có các dữ liệu thu thập bao gồm cả dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành sắp xếp theo từng nội dung riêng: dữ liệu sử dụng cho phân tích, làm rõ cơ sở lý luận và các kinh nghiệm thực tiễn theo từng nội dung nghiên cứu được triển khai, dữ liệu dùng cho phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý chi BHXH tại thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên sẽ tiến hành các phương pháp phân tích dữ liệu dựa trên hệ số các chỉ tiêu nghiên cứu.

2.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo

thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể, kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị, bảng biểu. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này xem xét một chỉ tiêu

phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu qua các thời kỳ nghiên cứu.

- Ứng dụng thang đo Likert Scale: Đề tài sử dụng thang đo Likert Scale để

đánh giá hoạt động quản lý chi BHXH của đối tưởng hưởng BHXH, đội ngũ nhân viên và cán bộ phụ trách công tác BHXH tại các doanh nghiệp. Thiết kế bảng có hai phần: phần nêu nội dung và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó.

Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Bình thường; 2. Không hài lòng; 1. Hoàn toàn không hài lòng. Khoảng biến thiên để đánh giá mức độ hài lòng như sau:

Mức Khoảng Mức đánh giá

5 4.20 - 5.00 Rất hài lòng (Rất tốt) 4 3.40 - 4.19 Hài lòng (Tốt)

3 2.60 - 3.39 Bình thường (Trung bình) 2 1.80 - 2.59 Không hài lòng (kém)

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chỉ tiêu về số người hưởng các chế độ về BHXH và số tiền được hưởng, mức hưởng các chế độ BHXH trên địa bàn.

Tổng số đối tượng hưởng chế độ BHXH = ∑ Số đối tượng hưởng chế độ BHXH i

Tỷ lệ số người được hưởng chế

độ i

=

Số lượt lao động được hưởng chế độ BHXH i

x100% Số lao đông tham gia chế độ BHXH i

Tỷ lệ tiền chi cho người được hưởng

chế độ BHXH i =

Tổng tiền chi cho người được hưởng chế độ BHXH i

x100% Tổng số tiền đóng góp của người tham gia chế độ

BHXH i

Sự thay đổi số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH = Chênh lệch số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i của kỳ n so với kỳ n -1

Tốc độ tăng số đối tượng hưởng chế

độ BHXH

=

Chênh lệch lệch số đối tượng hưởng chế độ BHXH i

của kỳ n so với kỳ n -1 x 100% Số đối tượng hưởng chế độ BHXH i kỳ n -1

Tốc độ tăng số tiền chi cho các đối tượng hưởng

chế độ BHXH =

Chênh lệch lệch số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i của kỳ n so với kỳ n -1

x100% Số tiền chi cho các đối tượng hưởng chế độ BHXH i

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về bảo hiểm xã hội thị xã Phổ Yên

3.1.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của BHXH thị xã

Cùng với sự hình thành, xây dựng và phát triển của ngành BHXH Việt Nam, BHXH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số 1621/QĐ-BHXH ngày 18 tháng 9 năm 1997 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở chuyển một số nhân sự và cơ sở vật chất từ Phòng LĐ TB&XH thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

BHXH thị xã Phổ Yên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc BHXH tỉnh Thái Nguyên và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của UBND Thị xã Phổ Yên. BHXH thị xã Phổ Yên có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

3.1.2. Chức năng bảo hiểm xã hội thị xã Phổ Yên

BHXH thị xã Phổ Yên là cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Thái Nguyên có chức năng giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT; quản lý thu, chi BHXH, BHYT trên địa bàn theo phân cấp quản lý của BHXH Việt Nam và quy định của Pháp luật.

3.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bảo hiểm xã hội thị xã Phổ Yên

- Xây dựng, trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên kế hoạch phát triển BHXH thị xã Phổ Yên dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.

- Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT; tổ chức khai thác đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo phân cấp.

- Tổ chức cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm theo phân cấp.

- Tổ chức thu các khoản đóng góp BHXH, BHYT đối với các tổ chức và cá nhân theo phân cấp.

- Hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết các chế độ Bảo hiểm xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 46)