5. Kết cấu của đề tài
4.4.1. Đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Cùng với sự chỉ đạo và hướng dẫn của Nhà nước, để làm tốt vai trò và chức năng, nhiệm vụ của mình cũng như tăng cường hiệu quả quản lý chi BHXH thì cơ quan BHXH Việt Nam cần chú trọng thực hiện các vấn đề sau:
- BHXH Việt Nam nên xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự phối hợp giữa ngành LĐ-TB&XH. Sớm đưa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét của Chi bộ, Đảng bộ trong sạch, vững mạnh hàng năm.
- Thống nhất về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền trong toàn hệ thống BHXH và xã hội hóa công tác tuyên truyền. Đồng thời, phải có cơ chế thông tin kịp thời cho báo chí về những vấn đề mới phát sinh trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách BHXH. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan ban hành và thực thi chính sách, pháp luật về BHXH: khi các cơ quan báo chí nêu hoặc phản ánh ý kiến của nhân dân về những sơ hở, những bất hợp lý của chính sách, pháp luật về BHXH hoặc phát hiện quy định pháp luật đã lỗi thời, cũng như hiện tượng tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về BHXH thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành, thực thi chính sách, pháp luật cần tập hợp, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời;
- Nguồn nhân lực tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở nước ta hiện nay phần lớn là chưa được qua đào tạo chuyên sâu về BHXH. Đây là một thực tế và đồng thời cũng là bất cập lớn nhất khi tổ chức thực hiện chính sách BHXH ở Việt Nam. Đào tạo và đào tạo lại nhân lực cho ngành BHXH là một nhu cầu cấp thiết, vừa là trước mắt, vừa là chiến lược lâu dài đối với toàn ngành mà BHXH Việt Nam phải nhận thức được và có kế hoạch triển khai cụ thể;
- BHXH Việt Nam cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư trang thiết bị cho ngành như đầu: tư máy in chuyên dụng cho việc in bìa sổ BHXH, cải thiện các thiết bị văn phòng, phương tiện bảo quản hồ sơ, ..; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động quản lý và hoàn thiện cơ chế “một cửa liên thông” nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng phục vụ.