Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 42)

5. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội

Từ năm 2013, Thành ủy Hà Nội đã ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TƯ, ngày 22-11-2012 của Bộ Chính trị “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế giai đoạn 2012- 2020”. Theo đó, Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 55% số người trong độ tuổi lao động tham gia BHXH. Đến cuối năm 2017, trên địa bàn TP Hà Nội có 73.754 đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH. Cũng trong năm 2017, BHXH Hà Nội đã khai thác thêm 9.644 DN với hơn 29.000 lao động tham gia BHXH, BHYT, tăng 6.987 DN so với cùng kỳ năm 2016 [13].

Để đạt được kết quả trên, ngay từ đầu năm khi xây dựng nhiệm vụ và kế hoạch thực hiện hàng năm, BHXH Thành phố Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, tập trung kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách BHXH cho NLĐ tại các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn. Cơ quan BHXH thành phố cũng tăng cường công tác truyền thông để người dân và doanh nghiệp nắm được nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham gia BHXH; công khai danh sách các đơn vị nợ BHXH trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Thực hiện thanh tra chuyên ngành tại 182 đơn vị có số tiền nợ BHXH là 182,1 tỷ đồng, thu hồi được 47,3 tỷ đồng và thực hiện kiểm tra tại 812 đơn vị có số tiền nợ 331,2 tỷ đồng, thu hồi được 111,9 tỷ đồng… Từ đó thúc đẩy các đơn vị, doanh nghiệp khác trên địa bàn thành phố nghiêm túc thực hiện đúng quy định của Nhà nước về việc tham gia BHXH cho NLĐ và các quy định, điều kiện về đối tượng hưởng và mức hưởng BHXH các chế độ, đảm bảo chi đúng đối tượng, đúng mức hưởng, đảm bảo công bằng và an sinh xã hội [13].

Cơ quan BHXH thành phố cũng tổ chức triển khai thực hiện nghiêm cải cách TTHC, đảm bảo thuận tiện và đơn giản nhất cho người thụ hưởng. Tại cơ quan BHXH cấp huyện, quận khi khách đến cơ quan làm việc được hướng dẫn cụ thể, khách đến bấm lấy số, ngồi đúng cửa đợi, chờ đợt một vài phút đến lượt mình. Các nhân viên làm việc ăn mặc lịch sự, gọn gàng, có thái độ cởi mở. Tất cả dữ liệu thông tin của NLĐ đều được đồng bộ, đã có trong hệ thống phần mềm của BHXH, thuận tiện cho công tác kiểm tra và chi trả chế độ BHXH, tiết kiệm thời gian chờ đợi làm thủ tục của người hưởng BHXH, tăng sự hài lòng của người dân.

Từ tháng 04 năm 2017, BHXH Việt Nam áp dụng thí điểm trong việc sử dụng thẻ điện tử trong chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tại cơ quan BHXH huyện Thanh Trì. Sau 1 năm thí điểm thực hiện đã ghi nhận nhiều kết quả tích cực đã giúp giảm TTHC liên quan đến người hưởng; tạo điều kiện thuận lợi cho người hưởng trong việc lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng; công tác chi trả, quản lý người hưởng của cơ quan bưu điện được chặt chẽ, đầy đủ, công tác thanh quyết toán giữa cơ quan bưu điện với cơ quan BHXH được kịp thời, thuận tiện thông qua cơ sở dữ liệu người hưởng được quản lý tập trung. Với hình thức này, người hưởng sẽ không phải mang theo Phiếu lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ tùy thân có ảnh; mà sử dụng Thẻ điện tử lĩnh lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng. Toàn bộ thông tin và hình ảnh người hưởng được lưu trữ trên Thẻ chi trả và quản lý trên hệ thống CNTT, dữ liệu tập trung toàn quốc của ngành Bưu điện. Cơ quan Bưu điện sẽ thực hiện chi trả tất cả các ngày trong tháng (trừ các ngày lễ, tết). Trong vòng 10 ngày đầu tiên của tháng, sẽ thực hiện chi trả cho người hưởng tại các điểm chi trả, sau đó tiếp tục chi trả tại các điểm giao dịch của Bưu điện đến ngày cuối cùng của tháng cho những người chưa hưởng.

Năm 2018, BHXH Hà Nội đang tiếp tục mở rộng ứng dụng CNTT trong việc quản lý chi trả chế độ BHXH trên địa bàn toàn thành phố và các quận, huyện nhằm linh hoạt về thời gian, địa điểm nhận tiền chế độ, thuận tiện cho công tác quản lý và kiểm tra.

1.2.2. Kinh nghiệm quản lý chi BHXH ở tỉnh Bắc Ninh

Bảo hiểm xã hội tỉnh Bắc Ninh được thành lập ngày 1/10/1997, trên cơ sở tách ra từ BHXH Bắc Ninh - Bắc Giang. Từ đó đến nay, dưới sự quan tâm lãnh chỉ đạo sát sao của BHXH Việt Nam và các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức BHXH tỉnh Bắc Ninh luôn đoàn kết, năng động, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giao. Gần 20 năm qua, BHXH Bắc Ninh đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận và khẳng định được vai trò là cơ quan quản lý, tổ chức thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, chăm lo sức khỏe nhân dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế địa phương. Chính sách BHXH đã thật sự đi vào cuộc sống, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng cao, đáp ứng yêu cầu của NLĐ trong tỉnh.

Công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về bảo hiểm được chú trọng thực hiện qua nhiều hình thức như: tuyên truyền trên các phương tiện báo chí, truyền thông, qua hệ thống truyền thanh cơ sở, trên trang thông tin điện tử của ngành, cấp phát tờ rơi, tờ gấp giới thiệu về chính sách… Đặc biệt với chủ trương mở rộng đối

tượng tham ra hướng đến người nông dân, lao động tự do thời gian qua, BHXH tỉnh phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tổ chức nhiều buổi tọa đàm, đối thoại tại cơ sở để tuyên truyền, hướng dẫn các thủ tục, giải đáp những thắc mắc… góp phần từng bước thay đổi nhận thức của người dân đối với BHXH. Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, số người tham gia BHXH ngày càng tăng. Đến hết tháng 8 năm 2017, toàn tỉnh có 5.245 đơn vị tham gia BHXH với hơn 1,1 triệu người tham gia, tăng 14,25% so với cùng kỳ năm 2016. Sự tăng nhanh về số người tham gia BHXH là những tín hiệu mừng trong thực hiện lộ trình thực hiện bảo hiểm toàn dân.

Cùng với các hoạt động trên, BHXH tỉnh Bắc Ninh và các huyện, thị xã thành phố đẩy mạnh các hoạt động chi trả, giải quyết chế độ, chính sách BHXH theo đúng quy định; tích cực ứng dụng CNTT trong các hoạt động; thực hiện rà soát, bàn giao sổ BHXH và áp dụng bộ công cụ quản lý sổ BHXH cho NLĐ; thực hiện giải quyết chế độ, chính sách BHXH đúng, đủ, kịp thời; ban lãnh đạo ngành thường xuyên kiểm tra việc thực hiện chính sách BHXH ở huyện, thị xã, thành phố, đơn vị lao động. Từ việc quản lý chặt chẽ đối tượng hưởng các chế độ BHXH hàng tháng đã kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi trục lợi nguồn quỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho người thụ hưởng chế độ và giải quyết kịp thời những thắc mắc của các tổ chức, cá nhân về các vấn đề liên quan tới chính sách BHXH. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2017, BHXH tỉnh đã xét duyệt cho 650 hồ sơ trợ cấp BHXH hàng tháng; 487 hồ sơ hưởng trợ cấp 1 lần; 22.531 lượt người hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức; 4.201 lượt người hưởng trợ cấp BHTN.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, BHXH tỉnh Bắc Ninh và các huyện, thị xã, thành phố chủ động đôn đốc các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện đóng BHXH theo quy định để bảo đảm quyền lợi chính đáng của NLĐ. Đến hết tháng 8 năm 2017, toàn tỉnh thu được 4.019 tỷ đồng, tăng 25,09% so với cùng kỳ năm 2016. Tuy nhiên, thực tế còn nhiều đơn vị nợ tiền đóng, trốn đóng BHXH, gây khó khăn cho công tác giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ [14].

BHXH tỉnh đã tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra chi BHXH được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, thường xuyên theo kế hoạch và đột xuất, và đã phát huy hiệu quả cao trong công việc. Năm 2016, BHXH tỉnh đã tiến hành thanh tra tại 17 đơn vị sử dụng lao động nợ đọng 9.368 tỷ đồng, sau khi thanh tra các đơn vị đã nộp về cơ quan BHXH 6.765 tỷ. Năm 2017, cơ quan BHXH tiếp tục tiến hành thanh tra tại 45 đơn vị nợ đọng với tổng số tiền là 45.215 tỷ đồng, sau khi thanh tra đã thu hồi được 23.730 tỷ đồng. Đồng thời, thanh tra ra quyết định xử phạt tiền 04 đơn vị chưa thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra theo quy định. Sau khi tiến hành các hoạt

động thanh tra, kiểm tra góp phần tăng số thu, giảm số nợ đọng BHXH trên địa bàn tỉnh xuống còn 2,37%. Từ đó, cũng nâng cao ý thức trách nhiệm của các đơn vị SDLĐ trong việc thực hiện luật BHXH. Năm 2018, BHXH tỉnh tiếp tục tổ chức ký kết quy chế phối hợp với thanh tra tỉnh, Sở LĐ-TB&XH, công an tỉnh; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất các đơn vị sử dụng lao động trốn đóng, nợ đọng BHXH trên địa bàn nhằm đảm bảo quyền lợi cho NLĐ, đảm bảo chi trả các chế độ BHXH đúng đối tượng và quyền lợi, góp phần tạo niềm tin trong nhân dân. Bên cạnh hoạt động chuyên môn, BHXH tỉnh Bắc Ninh luôn đẩy mạnh cải cách TTHC, áp dụng các biện pháp nâng cao hiệu suất làm việc của từng viên chức, rút ngắn thời gian giao dịch về các nghiệp vụ BHXH. Toàn tỉnh có 95% đơn vị SDLĐ tham gia giao dịch điện tử trong việc thực hiện các thủ tục tham gia BHXH và đề nghị cấp sổ BHXH. Thực hiện tiếp nhận và trả kết quả TTHC qua dịch vụ Bưu điện nhằm giảm thời gian và chi phí đi lại cho đơn vị sử dụng lao động.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách BHXH còn một số vấn đề như lực lượng lao động tự do chưa tích cực tham gia BHXH, khó quản lý và nhận thức của họ còn hạn chế. Công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm về BHXH còn nhiều hạn chế, vấn đề trốn đóng và nợ đọng BHXH diễn ra còn nhiều phức tạp. Vì vậy, để giải quyết những khó khăn và những vẫn đề còn tồn tại, ngành BHXH Bắc Ninh đã tổ chức quan triệt, chỉ đạo tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp như: tăng cường các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thu, cử cán bộ trực tiếp đến đơn vị SDLĐ đôn đốc thu, gửi thông báo các đơn vị nợ từ 2 tháng trở lên theo đúng quy định nhằm giảm tỷ lệ nợ đọng tiền BHXH. Phối hợp tập huấn cho cán bộ, viên chức làm công tác thu về việc thực hiện cấp mã số BHXH cho người tham gia. Phối hợp với các ngành hữu quan thực hiện chi trả chế độ đúng, đủ, kịp thời đến đối tượng thụ hưởng. Quan tâm công tác tuyên truyền, tổ chức hội thi tuyên truyền viên cấp tỉnh đồng thời đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng CNTT trong hoạt động tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các tập thể, cá nhân tham gia BHXH.

1.2.3. Kinh nghiệm quản lý chi ở BHXH tỉnh Nghệ An

Theo báo cáo quyết toán của BHXH tỉnh Nghệ An năm 2017, BHXH tỉnh đã giải quyết chế độ BHXH cho 123.491 lượt người. BHXH tỉnh đã thực hiện tốt công tác bàn giao sổ BHXH cho NLĐ với tỷ lệ sổ BHXH đã bàn giao đạt 80,03%, hoàn thành kế hoạch BHXH Việt Nam giao trong năm 2017; tập trung hoàn thiện dữ liệu hộ gia đình, cấp mã số BHXH (mã định danh cho người tham gia và thực hiện đổi 100% thẻ BHYT đã đồng bộ dữ liệu hộ gia đình theo mã số BHXH). Trong quá trình thực hiện, BHXH tỉnh Nghệ An đã quan tâm, triển khai đồng bộ các biện pháp

theo đúng quy định của BHXH Việt Nam, đặc biệt xây dựng hệ thống quy trình nghiệp vụ một cách chặt chẽ, đồng bộ; tổ chức tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ nhân viên làm đại lý đáp ứng yêu cầu trước khi ký kết hợp đồng; khảo sát, bố trí, xây dựng mạng lưới các điểm thu, chi tại tất cả các xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đảm bảo tiện lợi cho người tham gia, thụ hưởng; quy định bắt buộc tại các điểm đại lý thu phải treo biển hiệu, nhân viên phải đeo thẻ nhân viên Đại lý thu do cơ quan BHXH cấp trong khi thực hiện nhiệm vụ và phổ biến, thông báo rộng rãi thông tin cá nhân của những nhân viên làm Đại lý thu, chi trên địa bàn để thuận tiện cho người dân biết, liên hệ...

Sau thời gian thực hiện, cuối năm 2017 BHXH tỉnh Nghệ An tổ chức lấy ý kiến và cho thấy có trên 95% người hưởng được lấy ý kiến đánh giá việc chi trả lương hưu qua thông qua hệ thống bưu điện được thực hiện nhiệt tình, chu đáo và tốt hơn so với trước đây (tổng số người hưởng được lấy ý kiến 75.638 người; trong đó có 65.862 ý kiến (95,1%) đánh giá nhiệt tình, chu đáo; 152 ý kiến (chiếm 0,2%) đánh giá kém nhiệt tình, chu đáo). [15]

Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BHXH được tăng cường, qua đó góp phần phòng chống các hành vi lạm dụng, trục lợi quỹ BHXH và kiểm soát chi phí trong khám chữa bệnh bằng bảo hiểm gắn với việc đảm bảo quyền lợi của người tham gia. Cơ quan BHXH tỉnh đã thường xuyên đổi mới trong phương thức hoạt động, đẩy mạnh cải cách TTHC, đơn giản hóa quy trình nghiệp vụ, tăng cường ứng dụng CNTT, hiện đại hóa hệ thống quản lý BHXH; đảm bảo việc giải quyết các chế độ BHXH đầy đủ, kịp thời, đúng quy trình của pháp luật. Bên cạnh đó, việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao ý thức, trách nhiệm, tinh thần, thái độ, chất lượng phục vụ nhân dân; chú trọng lấy đơn vị sử dụng lao động, người tham gia, thụ hưởng chính sách làm trung tâm theo phong trào thi đua xây dựng người cán bộ BHXH “thân thiện, trách nhiệm” gắn với phát động các phong trào thi đua trong mỗi công chức, viên chức. Công tác tuyên truyền, truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng để toàn bộ nhân dân đều hiểu sâu sắc về chính sách BHXH, đã đem lại những chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội đối với chính sách BHXH.

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý chi BHXH cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Yên, tỉnh Thái Nguyên

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý chi BHXH tại các địa bàn trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý chi BHXH cho thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như sau:

- Nhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong quản lý hoạt động BHXH nói chung, trong công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH nói riêng thông qua việc định hướng, chỉ đạo, xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách đồng thời tổ chức triển khai thực hiện nghiêm hoạt động kiểm tra, thanh tra tại các đơn vị. Nhà nước hoàn thiện hệ thống văn bản quy định cụ thể về chi BHXH, thường xuyên tiến hành kiểm tra, thanh tra công tác chi trả BHXH và xử lý nghiêm minh các trường hợp trục lợi, tham nhũng BHXH tại các địa phương. Vì vậy, Ban Giám đốc BHXH thị xã Phổ Yên nói chung, đội ngũ cán bộ cơ quan BHXH thị xã Phổ Yên nói riêng cần bám sát vào những quy định đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, thường xuyên cập nhật những thay đổi trong chính sách về BHXH để áp dụng vào thực tế tại cơ quan đảm bảo chính xác nhất.

- BHXH thị xã cần thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên môn, quy hoạch cán bộ, xây dựng kế hoạch cử cán bộ đi học, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để từ đó nâng cao khả năng hiểu biết sâu rộng, tường tận và vận dụng các quy định, chính sách của Nhà nước vào thực tế hoạt động của cơ quan. Thông qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 42)