Phương pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 52)

5. Kết cấu của đề tài

2.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo

thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể, kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị, bảng biểu. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích.

- Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này xem xét một chỉ tiêu

phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu qua các thời kỳ nghiên cứu.

- Ứng dụng thang đo Likert Scale: Đề tài sử dụng thang đo Likert Scale để

đánh giá hoạt động quản lý chi BHXH của đối tưởng hưởng BHXH, đội ngũ nhân viên và cán bộ phụ trách công tác BHXH tại các doanh nghiệp. Thiết kế bảng có hai phần: phần nêu nội dung và phần nêu đánh giá theo từng nội dung đó.

Thang đo đánh giá theo 5 cấp: 5. Rất hài lòng; 4. Hài lòng; 3. Bình thường; 2. Không hài lòng; 1. Hoàn toàn không hài lòng. Khoảng biến thiên để đánh giá mức độ hài lòng như sau:

Mức Khoảng Mức đánh giá

5 4.20 - 5.00 Rất hài lòng (Rất tốt) 4 3.40 - 4.19 Hài lòng (Tốt)

3 2.60 - 3.39 Bình thường (Trung bình) 2 1.80 - 2.59 Không hài lòng (kém)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội tại thị xã phổ yên, tỉnh thái nguyên (Trang 51 - 52)