Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa kho bạc nhà nước, hải quan và ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

2.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thu thập các văn bản, tài liệu,các nguồn số liệu thứ cấp có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã kế thừa một số kết quả nghiên cứu trước đó, nhằm làm sáng tỏ hơn nội dung nghiên cứu của đề tài.

Một số thông tin thu thập từ các nguồn như:

- Các tài liệu thống kê đã công bố về thu ngân sách nhà nước và thu thuế xuất nhập khẩu qua Kho bạc nhà nước;

- Nguồn thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên được thu thập từ Tổng cục Thống kê; Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên; Sở tài chính; Kho bạc nhà nước Thái Nguyên qua các năm từ 2014 đến 2016.

- Các tài liệu khác như sách, báo, công trình nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước;

Dữ liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu là dữ liệu thứ cấp. Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là dễ dàng và nhanh chóng trong việc tìm kiếm, dữ liệu thứ cấp vốn đã tồn tại sẵn và vấn đề đơn thuần chỉ là phát hiện ra chúng.

2.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Hiện nay, tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên hàng năm có rất nhiều các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp đến giao dịch tại các Ngân hàng thương mại và nộp thuế tại Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên. Nhưng trên thực tế, trong các đối tượng liên quan đến nộp thuế xuất nhập khẩu thì có 60 đối tượng thường xuyên thông qua Kho bạc nhà nước tỉnh Thái Nguyên nộp thuế bằng hình thức nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản. Vì vậy, tôi tiến hành điều tra tổng thể trên 60 đối tượng này.

Để thu thập được dữ liệu sơ cấp, tác giả đã sử dụng phiếu điều tra ý kiến với đối tượng là những người thường xuyên nộp thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, mục đích là đo lường sự hài lòng và ý kiến chung về công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước trên địa bàn. Một số bước trong việc xây dựng phiếu điều tra:

 Xây dựng thang đo

Thang đo là công cụ được sử dụng để mã hoá các ý kiến của đối tượng nộp thuế về nội dung của các đặc trưng nghiên cứu. Sử dụng thang đo Likert 5 bậc, trong đó mỗi bậc tương ứng với một số điểm tương ứng nhằm đo lường các ý kiến về công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, cụ thể như sau:

- Bậc 5: Rất đồng ý - 5 điểm - Bậc 4: Đồng ý - 4 điểm

- Bậc 3: Không có ý kiến - 3 điểm - Bậc 2: Không đồng ý - 2 điểm - Bậc 1: Rất không đồng ý - 1 điểm

Số phần trăm ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý với một nội dung sẽ cho ta thấy quan điểm của đối tượng thực hiện trả lời khảo sát về vấn đề đang nghiên cứu.

Để phân loại đối tượng điều tra theo các yếu tố về đặc điểm cá nhân: Sử dụng thang đo định danh đối với các thông tin về giới tính, trình độ học vấn, cấp bậc trong đơn vị, số năm kinh nghiệm,… của người trả lời.

Bảng câu hỏi gồm một tập hợp các câu hỏi và các câu trả lời được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Bảng câu hỏi được tác giả sử dụng như một phương tiện giao tiếp với đối tượng tham gia khảo sát trong tất cả các phương pháp phỏng vấn. Các bước cơ bản để thiết kế một bảng câu hỏi:

- Bước 1: Xác định các dữ liệu cần tìm: Khi thiết kế bảng câu hỏi cần dựa vào mục tiêu và phương pháp nghiên cứu; xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu, nội dung, và các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó. Cụ thể trong luận văn này là để đo lường các yêu tố trong công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu.

- Bước 2: Xác định phương pháp thu thập dữ liệu: Cụ thể trong công trình này tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng thư điện tử hoặc phỏng vấn trực tiếp. Người nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi hết sức đơn giản và có những chỉ dẫn về cách trả lời thật rõ ràng chi tiết.

- Bước 3: Đánh giá nội dung bảng câu hỏi: Các câu hỏi xoay quanh việc thu thập ý kiến về công tác phối hợp thu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đồng thời có một số dữ liệu cá nhân cơ bản về đối tượng nghiên cứu để dễ dàng hơn trong việc phân loại và tìm kiếm.

- Bước 4: Chọn dạng câu hỏi: Có nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi, ở đề tài này người nghiên cứu sẽ sử dụng các câu hỏi dạng bậc thang: Áp dụng thang đo thứ tự Likert với năm mức thứ tự. Nhờ đó, người trả lời chỉ việc đọc các nội dung và đánh dấu vào ô có số điểm họ cho là phù hợp nhất với quan điểm của mình.

- Bước 5: Xác định từ ngữ phù hợp cho bảng câu hỏi.

- Bước 6: Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý, theo một dòng tư tưởng liên tục. Cấu trúc của bảng câu hỏi bao gồm ba phần:

Phần mở đầu: Giải thích lý do: Phần này có tác dụng gây thiện cảm ban đầu nhằm xây dựng sự hợp tác của người trả lời lúc bắt đầu thực hiện buổi khảo sát.

Phần câu hỏi định tính: Có tác dụng xác định và phân loại đối tượng được phỏng vấn.

Phần câu hỏi chính: Bao gồm những câu hỏi có tác dụng gợi nhớ, làm rõ nội dung cần nghiên cứu, thu thập ý kiến đối tượng về công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu trên địa bàng tỉnh Thái Nguyên.

-Bước 7: Thiết kế và trình bày bảng câu hỏi: Bảng hỏi được thiết kế và trình bày trên năm trang giấy A4, với cấu trúc như ở phần phụ lục đã trình bày và được gửi kèm qua thư điện tử hoặc gửi trực tiếp tới đối tượng tham gia khảo sát và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc tổng hợp, điều tra, lưu trữ và thống kê.

-Bước 8: Điều tra thử để trắc nghiệm sự hợp lý của bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế, bảng hỏi sẽ được gửi trước cho một số cá nhân để xin ý kiến và hiệu chỉnh bảng hỏi trước khi chính thức nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa kho bạc nhà nước, hải quan và ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)