5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Tình hình phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hả
quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
3.2.2.1. Các điều kiện về hệ thống trao đổi phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Để thực hiện thuận lợi công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu, các cơ quan và đơn vị trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã ra sức nâng cao, hoàn thiện hệ thống trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan. Nâng cấp hệ thống máy móc, phần mềm, trang bị đường truyền tốc độ cao nhằm phục vụ hiệu quả cho việc hạch toán trao đổi thông tin
Trước đây, công tác phối hợp thu giữa cơ quan Hải quan, Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại chưa được thực hiện rộng rãi trên thực tế. Lúc này thông tin nộp thuế của Doanh nghiệp được lưu chuyển giữa các cơ quan theo đường đi của tiền thuế. Vì chưa ban hành quy định cụ thể và các chế tài xử lý thích đáng nên đã xảy ra một số trường hợp các ngân hàng thương mại chậm chuyển tiền thuế của doanh nghiệp để lợi dụng thời gian sử dụng vốn. Do đó, thông tin nộp thuế của doanh nghiệp từ ngân hàng đến cơ quan Hải quan thường mất trung bình từ một đến
hai ngày, thậm chí trong một số trường hợp, thời gian có thể lên đến ba hoặc bốn ngày gây bức xúc cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến thời gian thông quan hàng hóa.
Từ thực trạng này Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan đã ban hành ý kiến chỉ đạo, chính thức thực hiện chuyển đổi dữ liệu, nâng cấp chương trình kế toán KT559 thành chương trình kế toán tập trung phục vụ công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước với Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo này, các cơ quan, đơn vị có kiên quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực tham gia hợp tác với nhau. Một loạt Ngân hàng thương mại đã đăng ký tham gia chương trình và lắp đặt máy chủ tại trị sở các cơ quan Hải quan và kết nối đường truyền tốc độ cao.
Tổng cục Hải quan cũng mở nhiều cuộc họp nhằm lấy ý kiến của các Ngân hàng thương mại tỉnh Thái Nguyên nhằm giúp công tác triển khai chương trình được hoàn thiện hơn.
Ngày 21/06/2017, Tổng cục Hải quan đã ban hành Quyết định số 2082/QĐ - TCHQ để phê duyệt đề án “Nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/7” và bắt đầu từ tháng 11/2017, ngành Hải quan sẽ thực hiện thí điểm trao đổi thông tin và triển khai trên phạm vi toàn quốc. Chương trình nộp thuế điện tử qua ngân hàng phối hợp thu và thông quan 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần (24/7) sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho cả các doanh nghiệp và cơ quan Hải Quan, giúp giải quyết dễ dàng các vướng mắc, thông quan hàng hóa nhanh chóng.
Để đề án này được thực hiện thành công, các cơ quan liên quan đã tích cực nâng cấp Cổng thanh toán điện tử Hải quan, mở rộng cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4,...
Tất cả những hoạt động này nhằm góp phần tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa các đơn vị trên toàn địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3.2.2.2. Thực trạng vận hành công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa Kho bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đăng ký tham gia quy trình phối hợp thu sẽ chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện việc lắp đặt máy chủ tại trụ sở Tổng cục Hải quan và kết nối đường truyền tốc độ cao tới Tổng cục Hải quan.
Thông qua hệ thống này, các ngân hàng có thể tra cứu thông tin thuế của các tờ khai và truyền dữ liệu nộp thuế sau khi nhận tiền thuế của người nộp thuế.
Việc trao đổi thông tin giữa cơ quan Hải quan và Kho bạc Nhà nước được thực hiện thông qua Trung tâm trao đổi dữ liệu trung ương được đặt tại Cục Tin học và Thống kê tài chính thuộc Bộ Tài chính. Trung tâm trao đổi trung ương sẽ là nơi tập trung dữ liệu của hệ thống Thuế, Kho bạc Nhà nước, Hải quan, Tài chính, và thực hiện việc điều chuyển dữ liệu tới các cơ quan tương ứng.
Việc trao đổi thông tin nộp thuế giữa các đơn vị thuộc cơ quan Hải quan được thực hiện tập trung tại Tổng cục Hải quan thông qua Cổng thanh toán điện tử. Các dữ liệu trao đổi được truyền tới các cục và chi cục Hải quan trên toàn quốc qua các trung tâm dữ liệu vùng được đặt tại một số Cục Hải quan.
Các Kho bạc nhà nước cấp quận, huyện sẽ không trao đổi trực tiếp với nhau mà sẽ thực hiện thông qua việc trao đổi với cấp tỉnh theo ngành dọc. Tại Kho bạc nhà nước cấp tỉnh và cấp trung ương, các cơ quan trao đổi với nhau qua Trung tâm trao đổi trung ương. Khi dữ liệu từ trung tâm trao đổi trung ương về sẽ được ứng dụng tại cấp tỉnh phân tách và chuyển xuống các huyện tương ứng
Truyền, nhận thông tin về số phải thu Truyền, nhận thông tin về số đã thu
Sơ đồ 3.6: Quy trình truyền, nhận thông tin giữa cơ quan Hải quan, Kho bạc nhà nước và các Ngân hàng thương mại
(Nguồn: Kho bạc nhà nước Thái Nguyên)
Hệ thống TCS Cổng TTĐT Hải quan Kho bạc Nhà nước Trung ương Kho bạc Nhà nước tỉnh, TP Kho bạc Nhà nước quận, huyện NHTM phối hợp thu Người nộp thuế Các Ngân hàng thương mại Ngườinộp thuế
Trung tâm Trao đổi thông tin đặt tại Bộ Tài chính
Hệ thống kế toán tập trung
Người khai hải quan
Chi cục Hải quan
Trung tâm dữ liệu vùng đặt tại Cục Hải
quan
Tổng cục Hải quan
Quy trình trao đổi thông tin về số phải thu của tờ khai
Sau khi người khai Hải quan đăng ký tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu trên hệ thống thông quan điện tử, tờ khai sẽ được hệ thống tiếp nhận và phân luồng. Đối với những tờ khai luồng xanh, thông tin của tờ khai được cập nhật ngay sang hệ thống kế toán tập trung KTT của cơ quan Hải quan. Đối với những tờ khai luồng vàng và luồng đỏ, Chi cục Hải quan nơi tiếp nhận tờ khai sẽ kiểm tra chi tiết hồ sơ hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa. Khi Chi cục Hải quan quyết định thông quan hoặc giải phóng hàng, tờ khai mới được tự động tạo thông báo thuế trên hệ thống kế toán tập trung KTT.
Dữ liệu về số phải thu sau khi được cập nhật vào hệ thống kế toán sẽ được truyền lên Cổng thanh toán điện tử của cơ quan Hải quan để phục vụ Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại truy vấn dữ liệu.
Khi nhận được phản hồi từ hệ thống thông quan điện tử, người khai Hải quan sẽ đi nộp thuế.
Ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước, nơi người nộp thuế lựa chọn, có thể tra cứu được số thuế phải thu của tờ khai trên hệ thống thông quan điện tử của cơ quan Hải quan.
Quy trình trao đổi thông tin về số thuế đã thu
a. Tại các Ngân hàng thương mại phối hợp thu
Người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế xuất nhập khẩu, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014 của Bộ Tài chính gửi Ngân hàng thương mại phối hợp thu để nộp tiền hoặc yêu cầu trích tiền từ tài khoản để nộp thuế.
Sau khi nhận được thông tin nộp thuế của khách hàng, nhân viên ngân hàng thao tác trên chương trình TCS - Ngân hàng thương mại, truy cập Cổng thanh toán điện tử của cơ quan Hải quan để gửi yêu cầu truy vấn số thuế xuất nhập khẩu phải thu theo số tờ khai và mã số thuế và nhận thông điệp trả lời số thuế phải thu.
Trường hợp Cổng thanh toán điện tử trả về lỗi (không có thông tin trong Cổng thanh toán điện tử Hải quan, người nộp thuế nộp tiền Việc trao đổi thông tin nộp thuế khi hệ thống có thông tin tờ khai) hệ thống hiển thị thông tin liên quan đến mã số thuế
từ cơ sở dữ liệu. Nhân viên giao dịch đối chiếu thông tin và nhập thông tin khai của người nộp thuế vào chương trình.
Trường hợp trả về dữ liệu thành công, hệ thống hiển thị các thông tin mã số thuế; tên người nộp thuế; địa chỉ người nộp thuế; tỉnh; huyện; tài khoản thu ngân sách; cơ quan thu; số tờ khai; ngày tờ khai; loại hình; thông tin chi tiết: chương (MaChuong), nội dung kinh tế (MaTieuMuc) và số tiền từ Cổng thanh toán điệu tử, trả về trên giao diện chương trình.
Nhân viên giao dịch kiểm tra, đối chiếu sự thống nhất giữa thông tin kê khai của người nộp thuế và thông tin từ Cổng thanh toán điện tử và phản hồi với người nộp thuế để sửa đổi nếu phát hiện sai sót.
Trường hợp đối chiếu cho thấy thông tin kê khai của người nộp thuế là chính xác, nhân viên giao dịch lưu lại bản ghi của chứng từ trên chương trình.
Hệ thống sẽ tự động thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra các ràng buộc nhập chứng từ: Dữ liệu người sử dụng nhập phải hợp lệ, tồn tại trong danh mục;
- Kiểm tra Hình thức thu: Nếu hình thức thu là “Liên ngân hàng” hoặc “Chuyển khoản” thì hệ thống lưu thông tin chứng từ với trạng thái “Chưa kiểm soát”; Nếu hình thức thu là “Tiền mặt” thì hệ thống kiểm tra tham số bắt buộc nhập số thực thu
+ Nếu tham số bắt buộc nhập số thực thu = 0, hệ thống lưu thông tin chứng từ với trạng thái chưa kiểm soát;
+ Nếu tham số bắt buộc nhập số thực thu = 1, hệ thống hiển thị màn hình để NSD nhập số thực thu.
- Trường hợp thông tin về người nộp thuế vãng lai thì khi lưu chứng từ đồng thời lưu lại thông tin về người nộp thuế để lần sau nhập sẽ có sẵn các thông tin này.
- Hệ thống tự động thêm thông tin về chứng từ vào danh sách bên trái màn hình gồm: trạng thái chứng từ, số chứng từ, mã nhân viên/số bút toán và chuyển sang chế độ chờ lập chứng từ tiếp theo.
Chứng từ sau khi được lập sẽ ở trạng thái “Chưa kiểm soát”. Khi đó, kiểm soát viên thực hiện kiểm soát chứng từ bằng cách: Chọn 1 chứng từ có trạng thái chưa kiểm soát và thực hiện kiểm soát chứng từ. Nếu có các thông tin nhập liệu chính xác, kiểm soát viên nhấn nút “Kiểm soát”. Chứng từ sẽ được hạch toán sang hệ thống Core
banking. Trường hợp không hợp lệ, kiểm soát viên sẽ không hạch toán vào hệ thống Core banking hoặc hủy chứng từ.
Chứng từ sau khi được ký kiểm soát thành công tại Hệ thống TCS có trạng thái “Đã kiểm soát”.
Sau khi chứng từ được kiểm soát, hệ thống thực hiện kiểm tra:
- Nếu chi nhánh giao dịch có tham số làm việc online với Cổng thanh toán điện tử Hải quan, thì chương trình thực hiện gửi kiểm soát chứng từ sang Cổng Thanh toán điện tử và lưu lại các thông tin Cổng thanh toán điện tử trả về
- Nếu chi nhánh không có tham số làm việc online Cổng thanh toán điện tử thì chương trình kết thúc quá trình ký kiểm soát.
Đồng thời khoản tiền thuế sẽ được chuyển sang tài khoản của Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên tại Ngân hàng thương mại.
Ngân hàng căn cứ thông tin trên bảng kê nộp thuế của đối tượng nộp thuế (đối với trường hợp người nộp thuế giao dịch trực tiếp với ngân hàng); thông tin trên chứng từ nộp thuế do Ngân hàng thương mại chưa phối hợp thu chuyển đến, thông tin trên Cổng thanh toán điện tử để xác định các thông tin liên quan đến hạch toán thu, cập nhật thông tin vào chương trình TCS-NTHM và chuyển thông tin hạch toán thu cho Kho bạc Nhà nước và cơ quan Hải quan.
Đồng thời, chuyển tiền thu ngân sách nhà nước của người nộp thuế giao dịch tại ngân hàng và tiền thuế chuyển sang của các Ngân hàng thương mại trên toàn quốc vào Ngân sách nhà nước thông qua tài khoản của Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên mở tại Ngân hàng.
b. Tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên
Trường hợp người đến nộp thuế xuất nhập khẩu trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, người nộp thuế xác định số tiền thuế phải nộp cho từng loại thuế, kê khai các thông tin về thu ngân sách trên Bảng kê nộp thuế theo mẫu số 01/BKNT ban hành kèm theo Thông tư 126/2014/TT-BTC ngày 28/8/2014 của Bộ Tài chính gửi Kho bạc để nộp tiền hoặc yêu cầu Kho bạc trích chuyển tiền nộp thuế.
Tương tự như trường hợp nộp thuế tại ngân hàng, nhân viên Kho bạc Nhà nước thao tác trên chương trình TCS-TT, truy vấn thông tin về tờ khai trên Cổng thanh toán điện tử cơ quan hải quan.
Sau khi nhận được thông tin nộp thuế của khách hàng, nhân viên Kho bạc thao tác trên chương trình TCS-TT, truy cập Cổng thanh toán điện tử của cơ quan Hải quan để gửi yêu cầu truy vấn số thuế phải thu theo số tờ khai và mã số thuế và nhận thông điệp trả lời số thuế phải thu.
Trường hợp Cổng thanh toán điện tử trả về lỗi (không có thông tin trong Cổng thanh toán điện tử Hải quan, người nộp thuế nộp tiền trước khi hệ thống có thông tin tờ khai) hệ thống hiển thị thông tin liên quan đến mã số thuế từ cơ sở dữ liệu. Nhân viên kho bạc đối chiếu thông tin và nhập thông tin khai của người nộp thuế vào chương trình.
Trường hợp trả về dữ liệu thành công, hệ thống hiển thị các thông tin mã số thuế; tên người nộp thuế; địa chỉ người nộp thuế; tỉnh; huyện; tài khoản thu ngân sách; cơ quan thu; số tờ khai; ngày tờ khai; loại hình; thông tin chi tiết: chương (MaChuong), nội dung kinh tế (MaTieuMuc) và số tiền từ Cổng thanh toán điệu tử, trả về trên giao diện chương trình.
Nhân viên kho bạc kiểm tra, đối chiếu sự thống nhất giữa thông tin kê khai của người nộp thuế và thông tin từ Cổng thanh toán điện tử và phản hồi với người nộp thuế để sửa đổi nếu phát hiện sai sót.
Trường hợp đối chiếu cho thấy thông tin kê khai của người nộp thuế là chính xác, nhân viên giao dịch lưu lại bản ghi của chứng từ trên chương trình.
Sau khi chứng từ được lập, có trạng thái là “Chưa kiểm soát”. Kế toán trưởng thực hiện ký kiểm soát chứng từ để hạch toán sang Hệ thống TABMIS nếu chứng từ hợp lệ và hoàn tất quá trình kiểm soát hoặc hủy chứng từ nếu chứng từ không hợp lệ.
Định kỳ 30 phút, Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên nhận các gói thu từ Ngân hàng thương mại phối hợp thu thông qua chương trình TCS tập trung. Kế toán viên thực hiện kiểm tra, rà soát, đảm bảo từng món thu nhận về đầy đủ thông tin, liệt kê theo từng cơ quan thu.
Đối với các khoản thu thiếu hoặc sai thông tin như: Sai loại thuế (thuế nội địa nộp vào tài khoản của cơ quan Hải quan); Thiếu mã số thuế; Sai mã cơ quan thu (cơ quan quản lý thu mở tài khoản tại kho bạc khác); thiếu thông tin số tờ khai; sai mã nội dung kinh tế, mã chương…, tùy từng trường hợp thiếu sót, sai lệch cụ thể sẽ được hạch toán vào các tài khoản tương ứng như 3581,3582 - chờ xử lý của cơ quan thuế, Hải quan hoặc 3972 - sai lầm trong thanh toán.3938-sai lầm trong thanh toán song phương.
Các trường hợp sai sót sẽ được lập tức rà soát và gửi về các cơ quan thu. Sau thời điểm “cut off time” (là thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ