Định hướng hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa kho bạc nhà nước, hải quan và ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 102 - 105)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Định hướng hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa

bạc nhà nước, Hải quan và Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Để xây dựng được được con đường phát triển cụ thể và thống nhất trong tổ chức thực hiện giữa các đơn vị tham gia, cần phải xác định được một mục tiêu phát triển rõ ràng. Sau đây là những định hướng cho quá trình phát triển công tác phối hợp thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới.

4.1.1.1. Định hướng về mục tiêu phấn đấu

Chiến lược phát triển và mục tiêu phấn đấu của Hải quan Thái Nguyên đến năm 2020 đã được Ban lãnh đạo đưa ra:

- Về cơ bản các thủ tục và chế độ quản lý hải quan phải đơn giản, hiệu quả, hài hòa và tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ quốc tế; thủ tục hải quan chủ yếu được thực hiện bằng phương thức điện tử tại các địa bàn trọng điểm; thực hiện việc trao đổi thông tin trước khi hàng đến, thanh toán, quản lý các giấy phép bằng phương thức điện tử;…

- Nâng cao trình độ, năng lực quản lý thuế ngang tầm với các nước trong khu vực. Đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch, khả thi, hiệu quả, phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

- Nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật của người nộp thuế, đảm bảo lợi ích quốc gia, hạn chế những thách thức, bất lợi phát sinh trong quá trình hội nhập. Đảm bảo nguồn thu của ngân sách nhà nước.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng như hiện nay của toàn ngành Hải quan, xu hướng cải cách hành chính và giảm thiểu thủ tục đang được các cấp, các ngành đẩy

mạnh thực hiện. Cổng thông tin một cửa quốc gia đang được đưa vào sử dụng, cung cấp nguồn thông tin dùng chung cho các bộ ngành, từ đó giảm thời gian cấp phép cũng như tra cứu giấy phép đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính đã quy định về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩucũng đã góp phần tiếp tục làm đơn giản hóa thủ tục Hải quan. Ngoài ra, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật đã giúp cho thời gian thông quan đối với hàng hóa chịu thuế xuất nhập khẩu giảm đi đáng kể trong những năm gần đây.

Do đó, để đáp ứng nhu cầu thông quan hàng hóa cho Doanh nghiệp, đảm bảo công tác thu thuế không trở thành nút thắt làm cản trở quá trình thông quan hàng hóa, cần phải tiếp tục cải tiến quy trình thu ngân sách nhà nước, đảm bảo thực hiện thu thuế và truyền tin một cách nhanh chóng, chính xác.

Mục tiêu của quá trình phối hợp thu ngân sách nhà nước giữa các đơn vị là phấn đấu giảm thời gian truyền tin tối đa đối với một tờ khai xuống còn năm phút. Mục tiêu này có thể đáp ứng được nhu cầu thông quan của doanh nghiệp đồng thời tạo được động cơ để các đơn vị trong quy trình phối hợp phấn đấu thực hiện.

Trong cuối năm 2017 và cả năm 2018, Chi cục Hải quan Thái Nguyên dự kiến sẽ tập trung đẩy mạnh thu hút doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện thông quan nhanh chóng, tháo gỡ vướng mắc... nhằm mục tiêu tăng số thu lên hơn so với cùng kỳ năm 2016 và so với số thu dự kiến trong năm 2017. Do đó, khối lượng tờ khai nộp thuế cũng dự kiến sẽ tăng lên, cần có sự tập trung của các đơn vị để công tác phối hợp thu ngân sách nhà nước được nhịp nhàng, nhanh chóng.

4.1.1.2. Định hướng về công nghệ

Định hướng chiến lược đến năm 2020, các đơn vị liên quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải xây dựng được kiến trúc tổng thể hệ thống thông tin phục vụ công tác phối hợp thu đáp ứng được các yêu cầu cải cách về quản lý tài chính - ngân sách; mở rộng các ứng dụng tin học hiện đại vào hoạt động nghiệp vụ theo hướng tập trung và tích hợp với hệ thống thông tin quản lý ngân sách; đồng thời, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật tiên tiến, đáp ứng được mục tiêu hiện đại hoá công nghệ

thông tin; triển khai hệ thống an toàn bảo mật cho hệ thống thông tin thu ngân sách nhà nước; thiết lập hệ thống dự phòng khắc phục thảm hoạ;

Tăng cường đầu tư cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các đơn vị, cơ quan; bảo đảm phát triển nhanh chóng và vững chắc; trong đó, đặc biệt quan tâm đến một số yếu tố trong đầu tư, như: cơ cấu và chất lượng thiết bị, công nghệ thông tin; dự phòng về trang thiết bị; tăng cường sử dụng các nguồn lực tư vấn phát triển ứng dụng từ bên ngoài theo hướng chuyên nghiệp hoá; Thiết kế và xây dựng các kho dữ liệu về thu, chi ngân sách, quản lý nợ, tài sản và các hoạt động nghiệp vụ khác nhằm cung cấp thông tin cho cơ sở dữ liệu của quốc gia và phục vụ công tác quản lý, điều hành về tài chính - ngân sách;

Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại một cách đồng bộ và chuyên nghiệp hóa vào các hoạt động thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.

Đảm bảo về hạ tầng kỹ thuật, phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng truyền thông cho việc triển khai Cơ chế một cửa quốc gia. Đồng thời, hướng dẫn các Bộ, ban, ngành có liên quan thực hiện kết nối kỹ thuật Cổng thông tin một cửa quốc gia; chủ động tổ chức đào tạo, tập huấn vận hành cho các cán bộ công nhân viên chức thuộc các Bộ, ban, ngành và các doanh nghiệp có liên quan.

4.1.1.3. Định hướng về việc tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu

Trong thời gian trước mắt, các cơ quan liên quan sẽ tiếp tục triển khai tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu theo mô hình cơ quan Hải quan mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên và Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên mở tài khoản tại Ngân hàng Nhà nước hoặc các Ngân hàng thương mại Thái Nguyên để tập trung các khoản thu.

Mô hình này có ưu điểm là số thu ngân sách nhà nước được tập trung ngay vào ngân sách; tuy nhiên, khi thực hiện không thể không xuất hiện nhược điểm. Cụ thể là: Về phía cơ quan Hải quan thì việc cập nhật, đối chiếu số liệu về thu thuế xuất nhập khẩu phải phụ thuộc vào Kho bạc Nhà nước, đối chiếu giữa cơ quan Hải quan và người nộp thuế; các khoản hoàn thuế, điều chỉnh cũng phải thực hiện qua khâu trung gian là Kho bạc Nhà nước; về phía Kho bạc Nhà nước cũng gặp khó khăn do phải quản lý chi tiết các thông tin đến từng người nộp thuế không cần thiết cho nghiệp vụ của Kho bạc Nhà nước (mã số thuế, số thuế phải nộp, số tờ khai Hải quan, loại

hình xuất nhập khẩu…), đồng thời cũng phải tham gia điều chỉnh số thu giữa cơ quan Hải quan và người nộp thuế, tham gia hoàn thuế.

Trong giai đoạn tới, cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với Kho bạc Nhà nước và các Ngân hàng thương mại tập trung phát triển các hình thức thu thuế xuất nhập khẩu hiện đại qua Ngân hàng thương mại như: thu qua intenetbanking; mobilebanking, ATM… để nhằm giúp cho người nộp thuế có thể nộp thuế mọi lúc, mọi nơi, giảm thao tác nhập máy cho nhân viên Ngân hàng thương mại, tiếp tục rút ngắn hết mức có thể đối với lượng thời gian nộp và thu thuế.

Thực hiện việc trao đổi dữ liệu điện tử, áp dụng chữ ký số điện tử giữa cơ quan Kho bạc Nhà nước - Hải quan - Ngân hàng thương mại và dần dần tiến hành bỏ hẳn việc trao đổi chứng từ giấy như đang thực hiện hiện nay tại các đơn vị.

4.1.1.4. Định hướng về công tác hạch toán kế toán

Bộ Tài chính đang tiến hành xây dựng kế hoạch cải cách chế độ kế toán thuế xuất nhập khẩu toàn diện, đồng bộ giữa cơ quan Hải quan với kế toán kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS, đáp ứng các yêu cầu về quản lý thuế xuất nhập khẩu.

Việc kết hợp quản lý thuế chi tiết theo từng tờ khai và thực hiện nghiệp vụ kế toán trên cùng sổ sách kế toán dẫn đến hệ thống bị quá tải, nên thời gian khai thác, xử lý dữ liệu trên hệ thống kế toán bị chậm. Do đó, cần tách biệt các nghiệp vụ kế toán và các nghiệp vụ quản lý thuế xuất nhập khẩu thành các hệ thống riêng nhưng vẫn phải liên kết với nhau, để khắc phục các tồn tại của Hệ thống kế toán ứng dụng công nghệ thông tin nói trên.

Vì vậy, cải cách hệ thống kế toán là nhu cầu cần thiết để chuẩn bị các điều kiện thực hiện Đề án Tổng kế toán nhà nước và làm cơ sở cho việc nâng cấp Hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng cho kế toán thuế xuất nhập khẩu, đảm bảo yêu cầu quản lý thuế theo quy định của pháp luật thuế trong giai đoạn hiện nay, tạo điều kiện cho các đơn vị thực hiện tốt các nghiệp vụ kế toán thuế và thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, hỗ trợ cho các hoạt động nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu giữa kho bạc nhà nước, hải quan và ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 102 - 105)