0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (159 trang)

Giá trị của DNA lưu hành tự do trong chẩn đoán UTG

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG PHÁT HIỆN SỚM VÀ DỰ BÁO TIÊN LƯỢNG CỦA UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM VIRUT VIÊM GAN B (HBV) (Trang 123 -126 )

Cho đến nay việc chẩn đoán xác định UTG phải dựa vào kết quả sinh thiết gan, mô bệnh học. Đó là xét nghiệm có giá trị chẩn đoán và có độ chính xác rất cao. Tuy nhiên, một khó khăn là bắt buộc phải tiến hành can thiệp sinh

thiết gan. Do đó, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể thực hiện được và khi có những kết quảđó thì cơ hội điều trị là rất thấp.

DNA lưu hành trong huyết tương là một dấu ấn quan trọng chứng tỏ sự

có mặt của tế bào trong máu. Vì vậy, DNA lưu hành tự do (cfDNA) là một dấu ấn lý tưởng để chẩn đoán, theo dõi tiến triển bệnh [63]. Các nghiên cứu trước đây cho thấy nồng độ cfDNA trong huyết thanh bệnh nhân UTG nhiễm virut viêm gan C (HCV) cao hơn có ý nghĩa so với bệnh nhân nhiễm HCV không có UTG [64]. Nồng độ cfDNA cũng tăng song song với mức độ biệt hoá tế bào ung thư và có tương quan thuận với kích thước khối u, cũng như

tương quan nghịch với tiên lượng HCC [65].

Gene glutathione S-transferase ð (pi) – GSTP1 là 1 gene đa hình thuộc nhóm DNA lưu hành tự do, nó được coi là một trong các dấu ấn phân tử có giá trị trong phát hiện sớm bệnh ung thư. Trong các nghiên cứu gần đây, người ta thấy gene GSTP1 biểu hiện ở 80% tế bào ung thư gan, và thấp hơn trên các bệnh khác [66]. Gene GSTP1 mã hoá cho enzyme Glutathione S- transferase (GSTs), enzyme này đóng vai trò rất quan trọng trong khử độc bằng cách xúc tác cho việc nối các hợp chất có ái điện tử và ưa nước, những chất này có tác động làm giảm glutathione. Do đó, nồng độ gene GSTP1 lưu hành tự do trong huyết tương có thể trở nên một dấu ấn có giá trị giúp chẩn

đoán và theo dõi kết quảđiều trị UTG.

Trong nghiên cứu này chúng tôi khảo sát nồng độ GSTP1 trên các nhóm bệnh nhân và thấy so với nhóm người khỏe mạnh thì nhóm bệnh nhân UTG có nồng độ GSTP1 tăng cao hơn có ý nghĩa, GSTP1 tăng dần lên từ

nhóm NMVR đến VGM và tăng cao nhất ở nhóm UTG. Và nồng độ GSTP1 không biến đổi nhiều trong suốt thời gian theo dõi. Cụ thể là so sánh tại 2 thời

điểm (khi đưa vào và khi kết thúc nghiên cứu) thấy rằng không có sự khác biệt về nồng độ GSTP1.

Như vậy, có thể thấy GSTP1 là một dấu ấn tương đối ổn định theo thời gian và có giá trị trong chẩn đoán bệnh. Trong nghiên cứu này chúng tôi chưa xác định được độ nhạy và độđặc hiệu của xét nghiệm, nhưng rõ ràng GSTP1 có liên quan đến diễn biến bệnh nhiễm HBV.

4.10. Biến đổi mRNA GP73

Cho đến hiện nay việc chẩn đoán sớm ung thư gan vẫn đang là một thách thức đối với ngành y tế. Hầu hết khi được chẩn đoán ung thư gan thì bệnh đã ở giai đoạn muộn không còn khả năng cứu chữa. Do đó việc tìm ra các dấu ấn phân tử mới đang là hướng đi rất được quan tâm hiện nay. Một trong những dấu ấn đó là Golgi protein 73 [GP-73]. Đây là dấu ấn phân tử được phát hiện lần đầu tiên ở tế bào khổng lồ dạng hỗn hợp trên bệnh nhân viêm gan [105]. Kết quả nghiên cứu cho thấy bình thường thì gene này biểu hiện rất thấp, nhưng trên các bệnh nhân viêm gan, ung thư gan thì có biểu hiện rất cao [106], [107].

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành đánh giá giá trị của GP-73 ở

mức RNA trên 190 bệnh nhân và 100 người khỏe mạnh. Đây là nghiên cứu

đầu tiên khảo sát mức độ biểu hiện gene của GP-73 tại Việt Nam. Vấn đề khó khăn nhất trong các xét nghiệm liên quan đến đánh giá mức độ biểu hiện gene là việc tách chiết, bảo quản RNA. Trong nghiên cứu này chúng tôi đã tiến hành kiểm tra chất lượng và khối lượng RNA bằng hệ thống Agilent 2100 Bioanalyzer, đây là một hệ thống hiện đại, có độ tin cậy cao, kết quả được hiển thị rất rõ ràng. Hệ thống này có giá trị hơn hẳn việc chạy điện di bằng

thạch Agarose. Vì điện di thông thường thì rất dễ làm phân huỷ RNA nên kết quả thường không chính xác.

Vấn đề khó khăn thứ hai là đánh giá mức độ biểu hiện gene bắt buộc phải so sánh với một gene nội chuẩn của chính bản thân bệnh nhân đó. Ở

nghiên cứu này chúng tôi tiến hành so sánh với gene GAPDH.

Thống nhất với các nghiên cứu trước đây, trong nghiên cứu này chúng tôi thấy mức độ biểu hiện gene GP-73 ở mức độ mRNA trên nhóm bệnh nhân nhiễm HBV cao hơn có ý nghĩa so với nhóm người khoẻ mạnh, trong đó nhóm bệnh nhân ung thư gan là cao nhất, cao hơn có ý nghĩa so với các nhóm còn lại. Phân tích trên diện tích dưới đường cong (ROC curve) cho thấy nếu lấy giá trị ngưỡng là 1.025 thì độ nhạy là 82.1% và độđặc hiệu là 90.6%. So với AFP thì GP-73 tỏ ra có giá trị chẩn đoán tốt hơn nhiều. Kết quả này phù hợp với những nghiên cứu trước đây của Marrero và cs, 2005 [108].

Gần đây các nghiên cứu đã khảo sát nồng độ GP-73 protein ở huyết thanh bệnh nhân và chứng minh rằng GP-73 có giá trị trong chẩn đoán ung thư gan nhiễm HBV [109]. So với AFP, một dấu ấn sinh học đang được sử

dụng để chẩn đoán ung thư gan thì độđặc hiệu và độ nhạy của GP-73 có giá trị cao hơn, đặc biệt là trong chẩn đoán sớm [108]. Nhờ những kết quả đó mà gần đây người ta đã gợi ý đưa GP-73 vào trong bảng hệ thống xét nghiệm để

chẩn đoán ung thư gan [110].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG CÁC KỸ THUẬT SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG PHÁT HIỆN SỚM VÀ DỰ BÁO TIÊN LƯỢNG CỦA UNG THƯ TẾ BÀO GAN NGUYÊN PHÁT TRÊN BỆNH NHÂN NHIỄM VIRUT VIÊM GAN B (HBV) (Trang 123 -126 )

×