Nội dung kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 26 - 33)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.3. Nội dung kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng

nông thôn mới cấp tỉnh

1.1.3.1. Quy trình kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

- Tiếp nhận hồ sơ, chứng từ: Khi có nhu cầu chi tiêu ngoài các hồ sơ gửi KBNN một lần vào đầu năm gồm: Dự toán nguồn chi CTMTQG từ NSNN năm được cấp có thẩm quyền giao, danh sách những địa phương được hưởng; Quy chế chi tiêu nội bộ của địa phương trong xây dựng nông thôn mới; Quyết định giao quyền tự chủ của cấp có thẩm quyền. Địa phương lập và gửi KBNN các hồ sơ, tài liệu, trong quá trình sử dụng nguồn vồn CTMTQG cho xây dựng NTM.

- Tiến hành kiểm soát chi: Cán bộ kiểm soát chi tại KBNN sẽ kiểm tra các điều kiện chi trên cơ sở hồ sơ, chứng từ của địa phương về sử dụng nguồn vồn CTMTQG cho xây dựng NTM.

- Quyết định sau khi kiểm soát: Sau khi kiểm soát, nếu đủ điều kiện theo các nội dung như trên KBNN thực hiện chi cho địa phương theo quy định trong chương trình sử dụng nguồn vồn CTMTQG cho xây dựng NTM. Trường hợp không đủ điều kiện chi, KBNN tạm đình chỉ, từ chối thanh toán và thông báo bằng văn bản cho địa phương. [7]

1.1.3.2. Dự toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

+ Dự toán nguồn chi CTMTQG từ NSNN phải bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và có tác động tích cực đối với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội: Kế hoạch ngân sách chỉ mang tính hiện thực khi bám sát kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội. Có tác động tích cực đến thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, cũng chính là thực hiện kế hoạch NSNN. Trong điều kiện kinh tế thị trường, Nhà nước thực hiện cơ chế quản lý vĩ mô, kế hoạch phát triển KT-XH chủ yếu mang tính định hướng.

+ Dự toán nguồn chi CTMTQG từ NSNN phải đảm bảo thực hiện đầy đủ và đúng đắn các quan điểm của chính sách tài chính địa phương trong thời kỳ và yêu cầu của Luật NSNN. Hoạt động NSNN là nội dung cơ bản của chính sách tài chính. Do vậy, lập dự toán nguồn chi CTMTQG từ NSNN phải thể hiện được đầy đủ và đúng đắn các quan điểm chủ yếu của chính sách tài chính đại phương như: trật tự và cơ cấu động viên các nguồn thu, thứ tự và cơ cấu bố trí các nội dung chi tiêu. Bên cạnh đó, dự toán nguồn chi CTMTQG từ NSNN hoạt động luôn phải tuân thủ các yêu cầu của Luật NSNN, nên ngay từ khâu lập kế hoạch cũng phải thể hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật NSNN như: xác định phạm vi, mức độ của các nội dung thu, chi nguồn vốn CTMTQG từ NSNN; phân định thu chi giữa các cấp của CTMTQG. [6]

1.1.3.3. Chấp hành chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Tổ chức chấp hành dự toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM là khâu thứ hai trong chu trình quản lý kiểm soát chi chi NSNN nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Sau khi dự toán nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và năm ngân sách bắt đầu thì quá trình chi ngân sách được triển khai.

Cấp phát ngân sách: Nội dung chính của quá trình chấp hành chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới là việc bố trí kinh phí kịp thời đáp ứng cho nhu cầu chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của các địa phương sử dụng ngân sách theo dự toán đã được duyệt. Các cơ quan được pháp luật quy định có trách nhiệm kiểm soát các khoản chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới theo đúng dự toán và đúng chế độ. Thực chất của việc chấp hành nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới la tổ chức cấp phát nguồn vốn này sao cho tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.

Việc cấp phát nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được thực hiện thông qua một số phương thức sau:

Một là, cấp phát bằng hạn mức kinh phí: hạn mức kinh phí là giới hạn ngân sách mà đơn vị sử dụng ngân sách được chi trong một thời gian nhất định theo mục lục ngân sách, được cơ quan tài chính phân bổ hoặc cơ quan chủ quan cấp trên phân bổ theo uỷ quyền của cơ quan tài chính trên cơ sở tổng dự toán chi NSNN đã được phê duyệt cho địa phương.

Hai là, cấp phát bằng lệnh chi tiền: lệnh chi tiền là chứng từ mệnh lệnh do cơ quan tài chính lập yêu cầu cơ quan quản lý ngân sách xuất quý để chi trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng.

Ba là, chấp phát theo hình thức ghi thu - ghi chi: đây là việc cơ quan tài chính thực hiện ra lệnh thu một khoản thu phát sinh tại địa phương có chương trình xây dựng NTM vào ngân sách, đồng thời ra lệnh chi một số tiền đúng bằng số vừa thu cho địa phương đó.

Bốn là, cấp phát theo dự toán: là phương thức cấp phát ngân sách trong đó địa phương sử dụng ngân sách được hoàn toàn chủ động thực hiện chi tiêu trong phạm vi dự toán đã thông báo đầu năm.

Năm là, cấp phát theo hình thức khoán chi: hình thức này được áp dụng cho những cơ quan hành chính. Nhà nước giao cho nguồn kinh phí ổn định trong

một thời kỳ để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả trên cơ sở hoàn thành các chức năng nhiệm vụ được giao. Phần kinh phí tiết kiệm có thể sử dụng vào mục đích theo quy định mang tính chất định hướng và hướng dẫn về phương thức phân chia theo quy chế tại đơn vị đảm bảo công khai dân chủ. [6]

1.1.3.4. Quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM là khâu cuối cùng trong chu trình quản lý chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM, từ việc tổng hợp, phân tích, đánh giá các khoản chi. Nội dung công tác quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM bao gồm:

- Lập quyết toán: Sau khi thực hiện xong công tác khoá sổ cuối năm ngân sách, các địa phương thụ hưởng ngân sách lập đẩy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ tài chính quy định. Các số liệu trên sổ sách kế toán của mỗi địa phương phải đảm bảo cân đối và khớp đúng với số liệu của cơ quan tài chính và KBNN cả về tổng số và chi tiết.

- Phê chuẩn quyết toán:

Việc xét duyệt và phê chuẩn quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM được thực hiện từ dưới lên. Trình tự như sau:

Thứ nhất, đối với chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM của các địa phương dự toán: đơn vị cấp trên xét duyệt báo cáo quyết toán của đơn vị dự toán cấp dưới. Cơ quan tài chính các cấp tham gia xét duyệt, phê chuẩn quyết toán năm đối với các đơn vị dự toán đồng cấp.

Thứ hai, đối với chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM của các cấp: Phòng tài chính huyện lập quyết toán trình cơ quan chính quyền cấp huyện phê chuẩn. Phòng tài chính huyện thẩm định quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM huyện, lập quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM cấp huyện, tổng hợp lập báo cáo quyết toán trên địa bàn huyện, trình cơ quan có thẩm quyền cấp tỉnh xem xét, phê chuẩn, quyết toán gửi Sở tài chính.

Bộ Tài chính thẩm định quyết toán ngân sách tỉnh, lập quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM Trung ương, tổng hợp lập báo cáo quyết toán chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê chuẩn, đồng thời gửi cơ quan kiểm toán Nhà nước. [7]

- Trình tự các bước công việc và thời gian kiểm soát thanh toán:

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ kiểm soát chi nhận được đầy đủ hồ sơ của chủ đầu tư, KBNN các cấp hoàn thành thủ tục thanh toán theo nguyên tắc thanh toán trước, kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán và theo nguyên tắc kiểm soát trước, thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối của gói thầu, hạng mục. Trình tự thanh toán được thực hiện như sau:

Bước 1: Cán bộ kiểm soát chi căn cứ hồ sơ đề nghị thanh toán của chủ

đầu tư thực hiện kiểm tra việc lựa chọn nhà thầu theo quy định (thuộc đối tượng chỉ định thầu, đấu thầu hay các hình thức lựa chọn nhà thầu khác); đối chiếu mức vốn đề nghị thanh toán phù hợp với các điều khoản thoả thuận trong hợp đồng.

Trường hợp dự án thuộc đối tượng chỉ định thầu, trường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng: đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị thanh toán phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng và theo dự toán được duyệt.

Trường hợp dự án thuộc đối tượng đấu thầu: đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị thanh toán phù hợp với giá hợp đồng, các điều kiện trong hợp đồng.

Đối với công việc thực hiện không theo hợp đồng: đối chiếu đảm bảo số vốn đề nghị thanh toán theo dự toán được duyệt.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, cán bộ kiểm soát chi xác định số vốn thanh toán, số vốn tạm ứng cần phải thu hồi (nếu có), tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào

Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), đồng thời lập tờ trình lãnh đạo, trình Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN toàn bộ hồ sơ thanh toán và tờ trình lãnh đạo để ký trình Lãnh đạo KBNN phụ trách.

Trường hợp số vốn chấp nhận thanh toán trước có sự chênh lệch so với số vốn đề nghị của chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán.

Bước 2: Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN kiểm tra hồ sơ, ký tờ trình

lãnh đạo KBNN, và các chứng từ thanh toán bao gồm: Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), Giấy rút vốn đầu tư, sau đó chuyển lại hồ sơ cho cán bộ kiểm soát chi để trình lãnh đạo KBNN phụ trách.

Trường hợp Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN chấp nhận thanh toán số vốn khác so với số vốn cán bộ kiểm soát chi trình, Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN ghi lại số vốn chấp nhận thanh toán trên tờ trình lãnh đạo và yêu cầu cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán trước.

Bước 3: Lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi đầu tư xem xét, ký

duyệt tờ trình lãnh đạo của phòng Kiểm soát chi NSNN và Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN.

Trường hợp lãnh đạo KBNN yêu cầu làm rõ hồ sơ thanh toán thì phòng Kiểm soát chi NSNN có trách nhiệm giải trình.

Trường hợp lãnh đạo KBNN phê duyệt khác với số vốn đề nghị chấp nhận thanh toán của phòng Kiểm soát chi NSNN thì sau khi lãnh đạo trả hồ sơ, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản (theo mẫu số 02/KSC) và báo cáo Trưởng phòng Kiểm soát chi NSNN trình lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư về kết quả chấp nhận thanh toán.

Bước 4: Cán bộ kiểm soát chi chuyển chứng từ cho phòng Kế toán bao

gồm: Giấy rút vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có).

(Thời gian thực hiện các bước 1, 2, 3, 4 là 02 ngày làm việc)

Bước 5: Kế toán viên thực hiện kiểm tra mẫu dấu, chữ ký, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, hạch toán, nhập các thông tin liên quan và ký trên chứng từ giấy, máy sau đó trình Kế toán trưởng. Kế toán trưởng kiểm tra và ký chứng từ giấy, máy sau đó trình lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét hồ sơ, ký duyệt chứng từ.

Nếu phát hiện sai sót hoặc chứng từ kế toán không hợp lệ, hợp pháp, phòng Kế toán thông báo lý do và chuyển trả hồ sơ phòng Kiểm soát chi NSNN để xử lý.

Bước 6: Lãnh đạo KBNN phụ trách kế toán xem xét, ký duyệt Giấy rút

vốn đầu tư, Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có) sau đó chuyển trả hồ sơ phòng Kế toán để làm thủ tục chuyển tiền cho đơn vị thụ hưởng. Đối với những khoản thanh toán có giá trị cao theo quy định của quy trình thanh toán điện tử thì phòng Kế toán trình Lãnh đạo phụ trách kế toán ký duyệt trên máy.

Phòng Kế toán lưu 01 liên Giấy rút vốn đầu tư, (02 liên giấy rút vốn đầu tư trường hợp thu 2% thuế GTGT và làm thủ tục khấu trừ số thuế GTGT để nộp vào ngân sách nhà nước), Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có), hồ sơ còn lại chuyển lại phòng Kiểm soát chi NSNN để lưu hồ sơ và trả chủ đầu tư.

Trường hợp chủ đầu tư lĩnh tiền mặt thì phòng Kế toán chuyển các liên Giấy rút vốn đầu tư kiêm lĩnh tiền mặt sang bộ phận Kho quỹ để chi tiền cho đơn vị thụ hưởng và thực hiện luân chuyển chứng từ theo quy định của KBNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)