Khái quát về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 59 - 68)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi chương trình MTQG xây dựng

3.2.1. Khái quát về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới trên

bàn tỉnh Thái Nguyên

a. Về số lượng dự án và nguồn vốn thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM

Tỉnh Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía bắc nên rất coi trọng tình hình phát triển kinh tế xã hội giúp nhân dân cải thiện thu nhập và cuộc sống. Tính đến năm 2016, với dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ là 70,6% và nguồn lao động thuộc lĩnh vực nông nghiệp chiếm 64,6% (Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2016) cho thấy chính quyền địa phương đưa ra nhiều hơn nữa các biện pháp hỗ trợ nhằm giúp đỡ người dân, nâng cao dân trí và thu nhập, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao ở các huyện trong tỉnh. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM là một chương trình trọng điểm của nhà nước, với mong muốn trợ giúp đắc lực để người dân nông thôn được tiếp cận với các điều kiện phát triển mọi mặt. Do đó, hàng năm nhà nước đầu tư các dự án và nguồn vốn cần thiết để trợ giúp cho người dân các tỉnh để phát triển nông nghiệp.

Về quy mô dự án tăng hàng năm và tăng rất nhanh, năm 2014 có 65 dự án; năm 2015 có 78 dự án, tăng thêm 13 dự án, tăng tương ứng là 20% so với năm 2014; năm 2016 có 115 dự án, tăng thêm 37 dự án, tăng tương ứng là 47,44%. Tốc độ tăng trưởng bình quân về số dự án qua 3 năm 2014-2016 là 1,33%. Con số này phản ánh sự nỗ lực của tỉnh Thái Nguyên trong quá trình đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM.

Về quy mô số vốn thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM được thanh toán qua KBNN Thái Nguyên tăng hàng năm. Năm 2014 quy mô vốn là 39.150 triệu đồng, năm 2015 quy mô vốn là 52.000 triệu đồng, tăng thêm 12.850 triệu đồng, tương ứng tăng 32,82% so với năm 2014; năm 2016 tăng quy mô vốn là 74.135 triệu đồng, tăng thêm 22.315 triệu đồng, tương ứng tăng thêm 42,91% so với năm 2015. Tốc độ phát triển bình quân quy mô

vốn thanh toán chương trình MTQG về xây dựng NTM đạt 1,38%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy NSNN và địa phương tập trung cho các xã về đích sớm trong xây dựng NTM.

Về tỷ lệ thanh CTMTQG về xây dựng NTM so với tổng chi CTMTQG về xây dựng NTM và mục tiêu khác thay đổi hàng năm. Năm 2014 tỷ lệ này chiếm 5,48%, năm 2015 tỷ lệ này giảm còn 4,63% giảm 0,85 % so với năm 2014; năm 2016 tỷ lệ này là 9,27%, tăng mạnh thêm 4,64% so với năm 2015. Tốc độ phát triển bình quân về tỷ lệ thanh toán vốn so với tổng chi chương trình MTQG là 1,3%.

Bảng 3.1: Quy mô dự án và nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên qua KBNN Thái Nguyên

Tiêu chí ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ phát triển bình quân (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Số dự án Dự án 65 78 115 13 20,00 37 47,44 1,33 Số vốn thanh toán chương trình MQTG về xây dựng NTM qua KBNN Tr.đ 39.150 52.000 74.315 12.850 32,82 22.315 42,91 1,38 Tổng chi CTMTQG và mục tiêu khác Tr.đ 714.200 1.124.200 802.100 410.000 57,41 -322.100 -28,65 1,06 Tỷ lệ vốn thanh toán CTMTQG về xây dựng NTM so với Tổng chi CTMTQG về xây dựng NTM và mục tiêu khác % 5,48 4,63 9,27 -0,85 -15,51 4, 64 100,22 1,3

Như vậy, cả quy mô số lượng dự án và quy mô vốn cho phát triển chương trình MTQG về xây dựng NTM tăng nhanh chóng, cho thấy sự quan tâm của cấp chính quyền địa phương trong quá trình cải thiện mọi mặt đời sống cho người dân các xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, rút dần khoảng cách chênh lệch giữa thu nhập nông thôn và thành thị, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân.

b. Các nguồn vốn huy động cho chương trình MTQG xây dựng NTM

Để thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã huy động từ hai nguồn khác nhau: (1) Từ ngân sách nhà nước (gồm NS Trung ương, tỉnh, huyện, xã) và (2) Từ huy động của nhân dân. Tổng nguồn vốn huy động tăng hàng năm, năm 2014 đạt 1.351.510 triệu đồng, năm 2015 đạt 1.178.218 triệu đồng, giảm 12,82% so với năm 2014; năm 2016 huy động được 1.726.000 triệu đồng, tăng thêm 46,51% so với năm 2015. Tốc độ phát triển bình quân cả giai đoạn 3 năm 2014-2016 đạt 1,37%.

Qua bảng số liệu nhận thấy quy mô vốn thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM từ nguồn ngân sách lớn hơn so với nguồn vốn huy động của nhân dân. Trong đó, ngân sách từ trung ương chiếm tỷ trọng lớn nhất do nguồn vốn này được hình thành từ nguồn NSNN trích cho riêng chương trình, vốn từ trái phiếu chính phủ.

Bảng 3.2: Kết quả huy động nguồn lực thực hiện chương trình xây dựng NTM chung tại tỉnh Thái Nguyên ĐVT: Triệu đồng Tiêu chí Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 2015/2014 So sánh 2016/2015 Tốc độ tăng phát triển quân (%) (+/-) ∆ % (+/-) ∆ % Tổng cộng (A+B) 1.351.510 1.178.218 1.726.200 -173.292 -12,82 547.982 46,51 1,37 A. Ngân sách Nhà nước 1.072.458 852.827 1.040.200 -219.631 -20,48 187.373 21,97 1,09

1. Ngân sách trung ương 465.005 306.947 881.200 -158.058 -33,99 574.253 187,09 2,33

+ Vốn Chương trình MTQG xây dựng NTM 7.447 8.000 142.200 553 7,43 134.200 1.677,5 18,42 + Vốn Trái phiếu Chính phủ 95.000 99.000 512.000 4.000 4,21 413.000 417,17 5,28 + Vốn Chương trình MTQG hỗ trợ có mục tiêu khác 362.558 199.947 91.000 -162.611 -44,85 -108.947 -54,49 0,34 2. Ngân sách tỉnh 226.326 151.169 739.000 -75.157 -33,21 587.831 388,86 4,00 3. Ngân sách huyện 274.275 187.695 273.000 -86.580 -31,57 85.305 45,45 1,20 4. Ngân sách xã 16.852 27.016 466.000 10.164 60,31 438.984 1624,9 21,84 5. Vốn tín dụng ưu đãi ưu đãi theo Quyết định số

13/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ 90.000 180.000 159.000 90.000 100 -21.000 -11,67 1,25

B. Huy động từ nhân dân 279.052 325.391 686.000 46.339 16,61 360.609 110,82 2,28

1. Huy động đóng góp của cộng đồng dân cư các địa phương gồm: tiền đầu tư xây dựng xây dựng kết cấu hạ tầng; vật tư ngày công hiến đất (đã tính quy đổi bằng tiền mặt)

270.082 220.876 503.000 -49.206 -18,22 282.124 127,73 2,06

2. Vốn huy động từ nguồn khác

(từ thiện con em xa quê) 8.970 104.515 183.000 95.545 1065,16 78.485 75,09 5,98

ĐVT: %

Biểu đồ 3.1. Cơ cấu ngân sách nhà nước chi cho chương trình MTQG về xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên

(Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình MTQG tại UBND tỉnh Thái Nguyên và tính toán của tác giả)

Tại biểu đồ 3.1, cơ cấu ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng lớn nhất , sau đó là ngân sách cấp huyện, tỉnh. Nguồn vốn đa dạng được phân bổ hợp lý đảm bảo đúng nguyên tắc, đối tượng và mục tiêu đúng quy định; thực hiện cơ chế ưu tiên cho các xã đặc biệt khó khăn, xã về đích và lồng ghép các nguồn vốn. Trong quá trình triển khai thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn và đôn đốc tiến độ thực hiện đối với các cơ quan làm chủ đầu tư; kịp thời tham mưu, điều chỉnh một số nội dung, hạng mục cho phù hợp với thực tế, đã phát huy hiệu quả các nguồn lực đầu tư trong xây dựng NTM.

Cùng với nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, các huyện và xã có biện pháp huy động các nguồn lực từ sự chung tay, góp sức của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, năm 2014 huy động được 279.052 triệu đồng, năm 2015 huy động được 325.391 triệu đồng, tăng thêm 16,1% so với năm 2014; năm 2016 huy động 686.000 triệu đồng, tăng thêm 110,82% so với năm 2015; tốc độ phát triển bình quân đạt 2,28 %. Nguồn vốn này đáp ứng cơ bản khó khăn về nguồn lực đầu tư cho chương trình, nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

c. Kết quả thực hiện chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới

Đến nay, tỉnh Thái Nguyên thực hiện chương trình MTQG về xây dựng NTM được gần 7 năm. Trải qua chặng đường phát triển, cùng với sự chỉ đạo tổ chức thành công cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục quan tâm chỉ đạo, huy động cả hệ thống chính trị và người dân thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, hoàn thành mục tiêu và kế hoạch đề ra. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên thể hiện bảng số liệu sau đây:

Bảng 3.3. Kết quả thực hiện 19 tiêu chí nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên

TT Số xã đạt tiêu chí NTM

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số lượng (xã) Tỷ lệ (%) Số lượng (xã) Tỷ lệ (%) Số lượng (xã) Tỷ lệ (%) 1 Quy hoạch 143 100,0 143 100,7 143 100 2 Giao thông 13 9,1 33 23,2 52 36,4 3 Thủy lợi 43 30,1 66 46,5 86 60,1 4 Điện 109 76,2 130 91,5 132 92,3 5 Trường học 101 70,6 107 75,4 117 81,8

6 Cơ sở vật chất văn hóa 1 0,7 43 30,3 65 45,5

7 Chợ 48 33,6 89 62,7 105 73,4 8 Bưu điện 117 81,8 140 98,6 143 100,0 9 Nhà ở dân cư 46 32,2 68 47,9 87 60,8 10 Thu nhập 65 45,5 72 50,7 87 60,8 11 Hộ nghèo 56 39,2 71 50,0 83 58,0 12 Tỷ lệ LĐ có VL thường xuyên 99 69,2 134 94,4 138 96,5 13 Hình thức TCSX 66 46,2 96 67,6 120 83,9 14 Giáo dục 80 55,9 96 67,6 121 84,6 15 Y tế 118 82,5 125 88,0 134 93,7 16 Văn hóa 31 21,7 24 16,9 96 67,1 17 Môi trường 4 2,8 24 16,9 51 35,7 18 Hệ thống TCCTXH 116 81,1 113 79,6 129 90,2 19 An ninh trật tự xã hội 119 83,2 117 82,4 139 97,2

(Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình MTQG tại UBND tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014-2016)

Qua bảng số liệu 3.3 cho thấy kết quả thực hiện chương trình MTQG về NTM với thành tựu sau:

- Về thực hiện quy hoạch, xây dựng các đề án

+ Chỉ đạo, hoàn thiện quy chế quản lý, cắm mốc chỉ giới quy hoạch các công trình hạ tầng thiết yếu theo quy hoạch được phê duyệt như: giao thông, thủy lợi, nhà văn hóa xóm, xã, trường học, trạm y tế,...Đến nay, 64/143 xã đã cắm mốc chỉ giới quy hoạch (đạt 45%); 66/143 xã có quy hoạch chi tiết được phê duyệt (đạt 46%).

+ Các xã rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch, Đề án xây dựng NTM và Đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân (100% số xã có đề án được phê duyệt), để làm cơ sở xây dựng Đề án xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 tại từng địa phương phù hợp với quy hoạch của cấp trên và các đề án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân

+ Tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực trong xã hội, triển khai thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn thuộc Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội, ổn định sản xuất và đời sống các xóm, bản đặc biệt khó khăn có nhiều đồng bào dân tộc Mông sinh sống tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020”.

+ Từ nguồn vốn tài trợ của Chính phủ Hàn Quốc, lồng ghép với ngân sách địa phương và huy động đóng góp của nhân dân. Hiện nay đã khai thực hiện một số hợp phần theo kế hoạch xây dựng mô hình làng Saemaul, tại xóm Tổ, xã Phượng Tiến, huyện Định Hóa.

+ Một số địa phương đã xây dựng phương án liên kết vùng, liên kết giữa các hộ dân với doanh nghiệp; các mô hình có hiệu quả tiếp tục được nhân rộng.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn

Từ các nguồn vốn Trung ương phân bổ (Trái phiếu Chính phủ, vốn vay tín dụng ưu đãi; các chương trình MTQG, chương trình hỗ trợ có mục tiêu,...), hỗ trợ từ ngân sách tỉnh (kinh phí, xi măng), lồng ghép với ngân sách địa phương, hỗ trợ của các tổ chức, doanh nghiệp và đóng góp của nhân dân. Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn tiếp tục là phong trào sâu rộng, phát huy được hiệu quả tích cực và là động lực chính thúc đẩy các nội dung khác trong xây dựng NTM. Kết quả: xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp: 231,5 km đường giao thông nông thôn; 4,1 km kênh mương thủy lợi; 09 trạm bơm, 01 đập; 01 công trình cấp nước, 17 điểm thu gom, tập kết rác thải tập trung; 10 trường học; 7 trạm y tế xã; 14 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 235 nhà văn hóa và khu thể thao xóm; 5 trạm biến áp, 10 km đường điện; 9 trụ sở xã và nhiều công trình khác.

- Phát triển giáo dục, y tế, văn hoá và bảo vệ môi trường:

+ Về giáo dục: hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của ngành đề ra; chất lượng giáo dục được duy trì và từng bước phát triển theo hướng toàn diện. Đến nay có 121/143 xã (84,6%) đạt tiêu chí Giáo dục.

+ Về y tế: Mạng lưới y tế cơ sở được quan tâm đầu tư, mở rộng, cơ bản đáp ứng phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân ở khu vực nông thôn. Có 134/143 xã đạt tiêu chí Y tế (93,7%); tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế trên 92%.

- Về văn hóa: Các hoạt động văn hóa, thể thao quần chúng được đẩy mạnh và đa dạng hóa, sinh hoạt cộng đồng ngày càng đi vào nề nếp. Chất lượng, hiệu quả các nội dung xây dựng đời sống, gia đình văn hóa được nâng lên, đã động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng NTM. Đến nay, có 1.874/2.292 xóm đạt danh hiệu văn hóa (81,76%), 247.549/298.901 gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa (82,81%) và 82/143 xã (57,3%) đạt tiêu chí văn hóa.

- Về môi trường: Công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm và triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường bước đầu được chú trọng. Hỗ trợ kinh phí, xi măng cho các xã điểm và một số xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn xây dựng điểm thu gom rác thải tập trung, bể thu gom thuốc bảo vệ thực vật và công trình vệ sinh hộ gia đình; các đoàn thể chính trị - xã hội tại một số xã duy trì hiệu quả phong trào vệ sinh môi trường, đường làng, ngõ xóm, đã tác động tích cực đến ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường từ các hộ gia đình. Các cơ sở sản xuất kinh doanh có cam kết bảo vệ môi trường.

- Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh và giữ gìn an ninh, trật tự xã hội

+ Tăng cường chỉ đạo, giám sát hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở, gắn với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt chuẩn, nên chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc được nâng lên. Đến nay 89% cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn quy định.

+ Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn định; có nhiều giải pháp tích cực, phát huy hiệu quả cao trong phong trào bảo vệ an ninh, phòng chống và tố giác tội phạm. Hết năm 2016, có 139/143 xã đạt chuẩn (97,2%).

Bảng 3.4: Thống kê số tiêu chí bình quân của các xã trong xây dựng chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Thái Nguyên

Nhóm tiêu chí ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Nhóm 1 (đạt chuẩn 19 tiêu chí) Xã 12 13 56 Nhóm 2 (đạt từ 15-18 tiêu chí) Xã 35 21 13 Nhóm 3 (đạt từ 10-14 tiêu chí) Xã 45 48 55 Nhóm 4 (đạt từ 5-09 tiêu chí) Xã 51 32 19 Số tiêu chí các xã đạt NTM toàn tỉnh Tiêu chí/xã 12,5 13,6 14,44 Số tiêu chí các xã đạt

NTM toàn quốc chí/xã Tiêu 8,48 12,24 13,47

(Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình MTQG tại UBND tỉnh Thái Nguyên từ năm 2014-2016)

Như vậy qua các năm 2014-2016, số xã đạt các tiêu chí đánh giá chươgn trình xây dựng NTM có nhiều bước tiến bộ. Tính riêng năm 2016,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 59 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)