Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi nguồn vốn chương trình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 33 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi nguồn vốn chương trình

MTQG nông thôn mới

Hình 1.1: Mô hình các yếu tố tác động đến công tác kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG nông thôn mới

1.1.4.1. Nhóm yếu tố khách quan

- Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương: Nước ta xây dựng nông thôn mới trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế còn thấp, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn kém, quy mô sản xuất nhỏ bé, nguồn lực còn hạn hẹp; mức thu nhập và tiêu dùng của dân cư thấp, chưa đủ tạo ra sức bật mới đối với sản xuất và phát triển thị trường. Lĩnh vực xã hội tồn tại nhiều vấn đề bức xúc. Cải cách hành chính tiến hành còn chậm. Những tồn tại, hạn chế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình và kết quả xây dựng nông thôn

Nhóm yếu tố khách quan

- Điều kiện phát triển KT- XH địa phương

- Phương thức quản lý ngân sách nhà nước về vốn chương trình MTQG nông thôn mới

- Các quy định pháp lý về kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG nông thôn mới

Nhóm yếu tố chủ quan

- Tiêu chuẩn, định mức chi nguồn vốn chương trình MTQG nông thôn mới

- Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi

- Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi

- Ý thức chấp hành dự toán chi

Công tác kiểm soát chi nguồn vốn chương trình

mới. Do đó, khi thực hiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu các nguồn vốn từ trung ương, địa phương, các tổ chức, đơn vị đầu tư hoặc đơn vị thụ hưởng chương trình sử dụng vốn qua KBNN. [9]

- Phương thức quản lý ngân sách nhà nước về vốn chương trình MTQG nông thôn mới: Công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm từ khâu lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán, sử dụng và quyết toán NSNN, có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách. Vì vậy, kiểm soát chi NSNN phải được tiến hành hết sức thận trọng, được thực hiện dần từng bước. Sau mỗi bước có tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để cải tiến quy trình kiểm soát chi cho phù hợp tình hình thực tế. Có như vậy mới đảm bảo tăng cường kỷ cương, kỷ luật tài chính. Mặt khác, cũng không khắt khe, máy móc, gây ách tắc, phiền hà cho các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp. [10]

- Các quy định pháp lý về kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG nông thôn mới: Chính sách và cơ chế KSC NSNN phải làm cho các hoạt động của NSNN đạt hiệu quả cao, có tác động tích cực đến sự phát triển của nền KT-XH, tránh tình trạng làm cho quỹ NSNN bị cắt đoạn, phân tán, gây căng thẳng giả tạo trong quá trình điều hành NSNN. Vì vậy, chính sách và cơ chế kiểm soát NSNN phải quy định rõ điều kiện và trình tự cấp phát theo hướng: Cơ quan tài chính khi cấp phát kinh phí phải căn cứ vào dự toán NSNN được giao và khả năng ngân sách từng quý, xem xét bố trí mức chi hàng quý cho từng đơn vị sử dụng NS để thực hiện; về phương thức thanh toán, phải đảm bảo mọi khoản chi của NSNN được thanh toán, chi trả trực tiếp qua KBNN cho các đối tượng thực sự là chủ nợ của quốc gia, trên cơ sở dự toán được duyệt, được thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN chuẩn chi và phù hợp với chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước. [12]

1.1.4.2. Nhóm yếu tố chủ quan

- Tiêu chuẩn, định mức chi nguồn vốn chương trình MTQG nông thôn mới: Các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương được phân bổ cho các bộ, ngành trung ương và địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 và phải tuân thủ theo quy định của Luật đầu tư công, Luật ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Các địa phương thực hiện theo quyết định số 12/2017/QĐ-TTg ngày 22 tháng 4 năm 2017 về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ NS trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của NS địa phương thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020. Như vậy, mỗi địa phương sẽ có căn cứ riêng để thực hiện và điều này ảnh hưởng đến quy trình, thủ tục KSC ngân sánh cho mỗi chương trình dự án. [11]

- Tổ chức bộ máy và thủ tục kiểm soát chi: Tổ chức bộ máy kiểm soát cho NSNN phải gọn nhẹ theo hướng thu gọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản thủ tục hành chính. Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý ngân sách, các cơ quan nhà nước, các đơn vị sử dụng kinh phí NSNN cấp trong quá trình thực hiện chi NSNN từ khâu lập dự toán, cấp phát ngân sách, thực hiện chi đến khâu thông tin, báo cáo, quyết toán chi NSNN để một mặt tránh những sự trùng lặp, chồng chéo trong quá trình thực hiện. Mặt khác, đảm bảo sự công khai và kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những cơ quan, đơn vị đó trong quá trình kiểm soát chi NSNN. [9]

- Năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ KBNN làm công tác kiểm soát chi: Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác KSC phải đảm bảo các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, cống hiến hết mình vì sự nghiệp an sinh xã hội mà Ngành đề ra. Quá trình tổ chức thực hiện công tác KSC nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM là nhiệm vụ trọng tâm của mỗi cán bộ KSC phụ trách, do đó mỗi cán bộ vừa phải là người theo dõi, giám sát quá trình vừa chủ động tham mưu cho các

cấp lãnh đạo để định hướng nội dung, xây dựng kế hoạch, các phương án triển khai tổ chức thực hiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn cho chương trình MTQG xây dựng NTM. [15]

- Ý thức chấp hành dự toán chi: Kiểm soát chi cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán và thống nhất với việc quản lý NSNN từ khâu lập, chấp hành đến quyết toán NSNN. Đồng thời, phải thống nhất với việc thực hiện các chính sách, cơ chế quản lý tài chính khác như chính sách thuế, lệ phí, chính sách tiết kiệm, chính sách KT-XH...Nhận thức chấp hành dự toán chi của các địa phương sử dụng nguồn vốn CTMTQG xây dựng NTM là nhân tố quyết định thiết yếu đến kết quả thực hiện tốt hay không và ở mức độ nào. Chính sách ra đời chỉ là sự hướng dẫn chung nhất, nhưng để chính sách có khả năng thực thi trong thực tiễn cần phải có sự chấp hành tốt chính sách đó.[14]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 33 - 36)