Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác kiểm soát chi nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Bài học kinh nghiệm rút ra đối với công tác kiểm soát chi nguồn vốn

chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua KBNN Thái Nguyên

Thứ nhất, xác định rõ đầu mối chính của quy trình thực hiện giao dịch

hành chính, là nơi tiếp nhận các thủ tục cần thiết cho việc giải quyết các mối quan hệ hành chính (quan hệ về thủ tục tài chính, quan hệ công việc) và là nơi cung cấp kết quả cuối cùng sau khi thực hiện các bước tác nghiệp theo quy

định. Phải có vai trò chỉ huy, là đầu mối điều hành, kiểm tra, giám sát “dòng chảy” của quy trình, để các bước thực hiện không bị “tắc” tại các khâu trung chuyển giữa các cơ quan, giữa các đơn vị hoặc giữa các cấp.

Thứ hai, xác định rõ các khâu, các bước thuộc quy trình giải quyết

quan hệ hành chính, trình tự, thời gian, những tác nghiệp tương ứng của từng khâu, kết quả trung gian do các thành viên thực hiện, mối quan hệ giữa các thành viên. Qua đây cần xác định rõ tính hệ thống, hợp lý của các khâu trong quy trình, khâu nào có thể bỏ bớt, khâu nào có thể thực hiện đồng thời để rút ngắn thời gian và khâu nào có thể được kết hợp, lồng ghép với nhau.

Thứ ba, xác định và xây dựng hệ thống chuẩn hóa về văn bản, hồ sơ,

tính pháp lý kèm theo, xác nhận về chuyên môn, chuyên ngành, định mức và tiêu chuẩn cần phải tuân thủ cần thiết cho từng khâu, từng công đoạn thuộc quy trình. Khi các quy định về pháp lý đối với chức năng, thẩm quyền và thủ tục cho việc thực hiện quan hệ hành chính đã được xác định rõ ràng, đầy đủ thì công việc của các cơ quan hành chính nhà nước sẽ rất thuận lợi trong việc thiết lập và bảo đảm sự vận hành các quy trình theo cơ chế “một cửa”.

Thứ tư, một trong các vấn đề được chú trọng trong nền hành chính

hiện đại là sử dụng công nghệ thông tin làm công cụ hỗ trợ quan trọng trong tiến trình cải cách hành chính. Hệ thống công nghệ thông tin sẽ tham gia, hỗ trợ cho việc liên kết, phối hợp giữa các khâu tác nghiệp, giữa các cơ quan, đơn vị chức năng cùng tham gia xử lý và giải quyết.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, thực trạng công tác kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2014-2016 qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên như thế nào?

Thứ hai, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên ra sao?

Thứ ba, giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên trong thời gian tới là gì?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại tỉnh Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn:

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:

+ Các văn bản pháp lý liên quan; các Thông tư, Quyết định; Quy trình kiểm soát thanh toán vốn ngân sách cho các chương trình mục tiêu;

+ Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.

+ Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến quá trình kiểm soát chi, thanh toán vốn cho các chương trình MTQG.

+ Các tài liệu do phòng Kiểm soát chi - KBNN Thái Nguyên tổng hợp, thống kê trên cơ sở số liệu giải ngân thanh toán các dự án từ nguồn vốn

chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của các Chủ đầu tư, ban quản lý các dự án, ban điều phối các dự án nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên có giao dịch thanh toán với KBNN giai đoạn 2012-2016.

+ Số liệu do Sở Tài chính, Sở Kế hoạch đầu tư thống kê qua các báo cáo. Ngoài ra sử dụng một số tài liệu của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Ban điều phối các dự án nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên.

2.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

(1) Đối tượng điều tra: tác giả tiến hành thu thập thông tin từ hai đối

tượng: (i) cán bộ của KBNN Thái Nguyên và (ii) khách hàng giao dịch với KBNN Thái Nguyên.

(2) Quy mô mẫu

Đối với cán bộ của KBNN Thái Nguyên, tác giả điều tra tổng thể 70 cán bộ kiểm soát chi, lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi thuộc KBNN Thái Nguyên.

Đối với khách hàng giao dịch với KBNN Thái Nguyên, tác giả chọn mẫu điều tra như sau: số khách hàng (Các chủ đầu tư, ban quản lý dự án) đang giao dịch thanh toán nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của KBNN Thái Nguyên là 167 người tính đến tháng 12/2016 có ít nhất 2 năm giao dịch thanh toán nguồn vốn chương trình MTQG với kho bạc. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005):

Áp dụng công thức tính quy mô mẫu là các khách hàng giao dịch n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p    = ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( ) 05 . 0 ( 167 ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 167 2 2 2    = 116 Trong đó:

n = Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu

Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy

p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

Theo kế quả tính toán, quy mô chọn mẫu là 116 khách hàng, chủ đầu tư giao dịch thanh toán về nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và điều tra tổng thể 70 cán bộ kiểm soát chi, lãnh đạo KBNN phụ trách kiểm soát chi thuộc KBNN Thái Nguyên. Như vậy sẽ có 186 phiếu phát ra và thu về (gồm 116 phiếu phỏng vấn khách hàng giao dịch, 70 phiếu phỏng vấn các cán bộ kiểm soát chi tại kho bạc).

(3) Nội dung bảng hỏi

Đối với cán bộ của KBNN Thái Nguyên, thông tin cần thu thập: yếu tố trình độ chuyên môn, cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, trang thiết bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, hiệu quả công tác kiểm soát chi, quy trình công tác kiểm soát chi tại KBNN Thái Nguyên (Phụ lục 1).

Đối với khách hàng giao dịch với KBNN Thái Nguyên: đánh giá về nguồn nhân lực của Kho bạc Nhà nước, quy trình thủ tục về thanh toán vốn, kiểm soát chi, tính công khai minh bạch trong công tác kiểm soát chi. (Phụ lục 2)

- Phần 1: thông tin chung với các nội dung về giới tính, độ tuổi, trình độ, trình độ học vấn, vị trí công tác, thu nhập bình quân, thời gian giao dịch với khách hàng, kinh nghiệm,…

- Phần 2: nội dung khảo sát được thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Trong đó: 1-Hoàn toàn không đồng ý; 2- Không đồng ý; 3-Bình thường; 4-Đồng ý và 5 – Hoàn toàn đồng ý.

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...

Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.

Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng tình hình kiểm soát chi ngân sách cho chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất, tính quy luật, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất giải pháp mang tính khoa học.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất để xác định mức, xu hướng biến động của nó trên cơ sở đánh giá thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau ở các thời gian và không gian khác nhau, chỉ ra các mặt ổn định hay không ổn định, phát triển hay không phát triển, hiệu quả hay không hiệu quả để tìm ra giải pháp tối ưu cho mỗi vấn đề.

Phương pháp so sánh được sử dụng trong luận văn để đánh giá sự biến động các chỉ tiêu của chi ngân sách trên địa bàn tỉnh qua 5 năm từ 2012 đến 2016. Các chỉ tiêu của phương pháp này được đưa vào nghiên cứu bao gồm: tốc độ phát triển liên hoàn, tốc độ phát triển bình quân, và một số chỉ tiêu so sánh khác.

2.2.3.3. Phương pháp dự báo thống kê

Dựa vào xu hướng biến động của việc chi ngân sách qua các năm và tiềm năng của các khoản chi ngân sách để có thể dự báo được con số chi và đưa ra kế hoạch để phân bổ và kiểm soát chi ngân sách. Việc dự báo thống kê dựa vào xu thế để dự báo

2.2.3.4. Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả tính điểm trung bình để đánh giá công tác kiểm soát chi ngân sách CTMTQG xây dựng NTM qua KBNN tỉnh Thái Nguyên.

Điểm trung bình: điểm (1≤ X ≤5). Sử dụng công thức tính điểm trung bình: k i i i n X K X n    X: Điểm trung bình Xi: Điểm ở mức độ i

Ki: Số người tham gia đánh giá ở mức độ Xi n: Số người tham gia đánh giá

Bảng 2.1: Thang đo Likert

Thang đo Khoảng đo Mức đánh giá

5 4,21 - 5,0 Tốt 4 3,41 - 4.20 Khá 3 2,61 - 3,40 Trung bình 2 1,80 - 2,60 Yếu 1 1.00 - 1,79 Kém Nguồn: [8]

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế xã hội do chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên

a. Nhóm các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội tỉnh

- Giá trị sản xuất các ngành

Công thức tính như sau: GO = Qi x Pi GO: Giá trị sản xuất

Qi: Sản lượng sản phẩm i

Pi: Đơn giá sản xuất bình quân của sản phẩm i (ở đây, đơn giá không bao gồm thuế sản phẩm nhưng bao gồm trợ cấp sản xuất).

n: Số lượng sản phẩm i: Sản phẩm thứ i

Là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất các ngành (nông nghiệp; công nghiệp-xây dựng; dịch vụ) của toàn bộ kinh tế của địa phương trong một thời kì nhất định (thường là một năm).

- Chỉ tiêu GDP (Tổng sản phẩm nội địa) Công thức:

GDP=

Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do tất cả các ngành kinh tế thuộc các thành phần kinh tế mới sáng tạo ra trong từng thời kì (thường là một năm).

- Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ nghèo

(cận nghèo) (%) =

Số hộ nghèo (hộ cận nghèo) có đến ngày 31/12

x 100 Tổng số hộ có đến ngày 31/12

Tỷ lệ hộ nghèo (hộ cận nghèo) là chỉ tiêu thống kê phản ảnh mối quan hệ giữa hộ sống dưới mức chuẩn nghèo (cận nghèo) theo quy định của Nhà nước so với tổng số hộ.

b. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả về tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá tiêu chuẩn đạt được của Bộ tiêu chí đánh giá xây dựng nông thôn mới (bao gồm 19 tiêu chí) theo thông tư số 41 /2013/TT - BNN&PTNT ngày 04/10/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi tiết cụ thể tại bảng sau đây:

Bảng 2.2: Chỉ tiêu phải đạt của các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

STT Tên tiêu chí Nội dung tiêu chí Chỉ tiêu phải đạt

I. VỀ QUY HOẠCH

1 Quy hoạch và thực hiện quy

hoạch

Quy hoạch và sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp hành hóa, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.

Đạt

Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo chuẩn mới.

Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản sắc văn hóa tốt đẹp.

II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI

2 Giao thông Tỷ lệ km đường trục xã, liên xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ giao thông vận tải.

100%

Tỷ lệ đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp ký thuật của Bộ giao thông vận tải.

50%

Tỷ lệ Km đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa.

100% (50% cứng hóa) Tỷ lệ Km đường trục chính nội đồng được

cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện.

50% 3 Thủy lợi Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng được

sản xuất và dân sinh.

Đạt Tỷ lệ Km kênh mương do xã quản lý

được kiên cố hóa.

50% 4 Điện Hệ thống điện đảm bảo an toàn của

ngành điện.

Đạt Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an

toàn từ các nguồn điện.

5 Trường học Tỷ lệ trường học các cấp: mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở có vật chất đạt chuẩn quốc gia.

70%

6 Cơ sở vật chất văn hóa

Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

Đạt Tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể

thao thôn đạt chuẩn của Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

100%

7 Chợ nông thôn Đạt chuẩn của Bộ Xây dựng. Đạt 8 Bưu điện Có điểm phục vụ bưu chính viễn thông. Đạt Có internet đến thôn. Đạt 9 Nhà ở dân cư Nhà tạm, nhà dột nát. Không

Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt chuẩn Bộ Xây dựng. 75%

III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT

10 Thu nhập Thu nhập bình quân đầu người/năm so với mức bình quân chung của tỉnh.

1,2 lần

11 Hộ nghèo Tỷ lệ hộ. 10%

12 Cơ cấu lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi làm việc trong các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.

45% 13 Hình thức tổ chức sản xuất Có tổ hợp tác hoặc hợp tác xã hoạt động có hiệu quả. Có

IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG

14 Giáo dục Phổ cập giáo dục trung học. Đạt Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được

tiếp tục hoặc trung học (phổ thông, bổ túc, học nghề).

70%

Tỷ lệ qua đào tạo. > 20% 15 Y tế Tỷ lệ người tham gia các hình thức bảo

hiểm Y tế.

20%

Y tế xã đạt chuẩn quốc gia. Đạt 16 Văn hóa Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt

tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ văn hóa thể thao và du lịch.

17 Môi trường Tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn Quốc gia.

70%

Các cơ sở sản xuất - kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường.

Đạt Không có các hoạt động gây suy giảm

môi trường và có các hoạt động phát triển môi trường xanh, sạch đẹp.

Đạt

Nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch. Đạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 40)