Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi chương trình MTQG xây dựng
3.3.1. Nhóm yếu tố khách quan
a. Điều kiện phát triển kinh tế-xã hội địa phương
* Về kinh tế: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng là 15,8%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 51,2%, khu vực dịch vụ chiếm 33%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 15,2%, thu nhập bình quân đầu người 52 triệu đồng/người/năm.
* Về xã hội: Dân số trên địa bàn trên 1,246 triệu người, dân số khu vực thành thị chiếm khoảng 34,15%, dân số khu vực nông thôn chiếm 65,85%. Trên địa bàn có nhiều dự án đầu tư, đi vào hoạt động và thu hút số lượng lớn lao động phổ thông, trong đó lao động khu vực nông thôn chiếm chủ yếu. Năm 2016 giải quyết được 26 nghìn người có việc làm, tạo việc làm tăng thêm là 15 nghìn người. Toàn tỉnh có 150/180 xã phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế, đạt 38,5 số giường bệnh/10.000 dân.
* Ảnh hưởng của điều kiện phát triển KT-XH đến quá trình thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM
Những thuận lợi:
- Kinh tế thế giới và kinh tế trong nước từng bước phục hồi, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn trong nước.
- Chương trình xây dựng nông thôn mới được các cấp, ngành của tỉnh quan tâm đầu tư và hướng dẫn thực hiện.
- Chương trình trở thành phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Những khó khăn:
- Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho Chương trình còn thấp, trong khi khả năng đóng góp của nhân dân hạn chế.
- Thị trường trong và ngoài nước có nhiều biến động, xu hướng bảo hộ bằng các hàng rào kỹ thuật gia tăng, cạnh tranh ngày càng gay gắt.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn mặc dù đã được chú trọng đầu tư song chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng vùng sản xuất tập trung ...
- Trong sản xuất nông nghiệp, giá cả thị trường có nhiều biến động, nhất là xăng, dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi... mặt khác, thời tiết diễn biến bất thường, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp.
- Hoạt động ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật vào sản xuất, gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, giá trị kinh tế và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao.
- Một số bộ phận cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, ý nghĩa, nội dung của Chương trình, thiếu chủ động, sáng tạo trong quá trình tổ chức thực hiện, một số người dân vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại cấp trên, nhất là trong bố trí nguồn lực cho chương trình.
Như vậy với thuận lợi và khó khăn trên đều ảnh hưởng đến chất lượng dự án triển khai chấp hành chi và dự toán chi nguồn vốn chương trình MTQG về xây dựng NTM năm sau. Các cán bộ thực hiện nhiệm vụ KSC cho chương trình sẽ có nhiều khó khăn do chương trình thực hiện trong nhiều thời gian, chủ đầu tư và Ban quản lý dự án sẽ phải nỗ lực rất nhiều khi đối diện với những thách thức của ngành nông nghiệp-một trong những vấn đề của chưng trình MTQG xây dựng NTM.
b. Phương thức quản lý ngân sách nhà nước về vốn chương trình MTQG nông thôn mới
Công tác quản lý và kiểm soát chi NSNN là một quy trình phức tạp, bao gồm từ khâu lập dự toán, phân bổ kinh phí đến cấp phát, thanh toán, sử dụng và quyết toán NSNN, có liên quan đến tất cả các Bộ, ngành, địa phương và các cấp ngân sách. Vì vậy, kiểm soát chi NSNN phải được tiến hành hết sức thận trọng, được thực hiện dần từng bước.
Bảng 3.10: Đánh giá của khách hàng về phương thức quản lý ngân sách nhà nước về vốn chương trình MTQG nông thôn mới
TT Tiêu chí đánh giá Rất không đồng ý Không đồng ý Bình thường Đồng ý Rất đồng ý Điểm TB ( ) 1
Mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn CTMTQG về xây dựng NTM từ KBNN đều được thông tin một cách cụ thể, chính xác cho CĐT 4,31 10,34 19,83 27,59 37,93 3,84 2
Mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn CTMTQG về xây dựng NTM từ KBNN đều thể hiện tính chính xác, công bằng, có căn cứ 3,45 8,62 24,14 31,9 31,9 3,8 3 KBNN sẵn sàng giải quyết những thắc mắc từ phía CĐT một cách thỏa đáng 10,34 16,38 26,72 27,59 18,1 3,24 = 3,63
Kết quả khảo sát 116 khách hàng (Chủ đầu tư) về tính công khai minh bạch trong phương thức quản lý NSNN về vốn chương trình MTQG xây dựng NTM cho điểm trung bình đạt = 3,63, xếp loại khá. Trong đó tiêu chí “Mọi quyết định trong hoạt động kiểm soát chi vốn CTMTQG về xây dựng NTM từ KBNN đều được thông tin một cách cụ thể, chính xác cho CĐT” đạt 3,84 điểm. Do chức năng và nhiệm vụ của KBNN Thái Nguyên thực hiện chi NSNN với mục tiêu giúp nhà nước, chính phủ giải ngân vốn chương trình nên KBNN thường xuyên đưa ra văn bản hướng dẫn CĐT như gửi email hoặc chuyển fax, các thông tin thay đổi từ Luật NSNN, Bộ tài chính đều được CĐT nắm được. Tiêu chí “KBNN sẵn sàng giải quyết những thắc mắc từ phía CĐT một cách thỏa đáng” chỉ đạt 3,24 điểm, xếp thấp nhất, nguyên nhân là do lượng văn bản hướng dẫn nhiều, đôi khi cán bộ kho bạc không kịp cập nhật và hiểu chính xác nên giải thích cho CĐT còn hạn chế, điều này làm cho CĐT đi lại nhiều lần để hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Nhìn chung KBNN Thái Nguyên đã làm khá tốt về tình minh bạch trong phương thức quản lý NSNN về vốn chương trình MTQG xây dựng NTM.
c. Các quy định pháp lý về kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG nông thôn mới
Hàng năm, nhà nước, Kho bạc nhà nước trung ương, Bộ Tài chính và Ban lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên đưa ra nhiều văn bản chính sách điều hành và chỉ đạo công tác thực hiện xây dựng nông thông mới và công tác kiểm soát chi nguồn vốn xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh. Số lượng văn bản mà cán bộ KSC nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM triển khai gần 20 văn bản. Như vậy, lượng văn bản của nhà nước và địa phương rất nhiều gây áp lực cho cán bộ thực hiện kiểm soát chi khi phải vận dụng cùng một lúc có thể tư vấn cho các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án tránh sai sót về thực hiện thanh toán vốn qua KBNN Thái Nguyên.