Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về kiểm soát ch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 36 - 40)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về kiểm soát ch

thôn mới qua Kho bạc Nhà nước

1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước về kiểm soát chi chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước

1.2.1.1. Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Hà Tĩnh

Kho bạc Nhà nước Đức Thọ (Hà Tĩnh) luôn thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, chế độ quản lý chìa khoá kho, ra vào kho, ghi chép chứng từ, sổ sách, kiểm kê đối chiếu tồn quỹ cuối ngày, kiểm đếm chính xác không để lẫn loại, không để tiền giả lọt vào kho quỹ, hay thừa thiếu mất mát.

Kiểm soát các khoản chi ngân sách đúng quy định

Theo Giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) Đức Thọ, Hà Tĩnh cho biết, “An toàn kho quỹ, an toàn tài sản của Nhà nước luôn được đơn vị chú trọng, duy trì công tác kiểm quỹ cuối ngày, quản lý chặt chẽ định mức tồn quỹ, tuân thủ quy trình nghiệp vụ, sổ sách ghi chép đầy đủ, cập nhật, phản ảnh đầy đủ nội dung, đúng chế độ”.

KBNN Đức Thọ đã chủ động phối kết hợp với cơ quan thuế, tài chính, tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương trong công tác quản lý thu ngân sách nhằm tập trung đầy đủ và kịp thời tất cả các khoản thu vào NSNN, thực hiện điều tiết, hạch toán chính xác cho các cấp ngân sách, thực hiện đối chiếu công tác thu theo quy định.

Đơn vị luôn phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu ngân sách Nhà nước (NSNN); kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN và các nguồn vốn khác được giao theo quy định, giúp cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác điều hành, quản lý quỹ NSNN trên địa bàn.

Để hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN trên địa bàn theo Nghị quyết của HĐND huyện về nhiệm vụ thu và chi NSNN trên địa bàn, Kho bạc Nhà nước Đức Thọ đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trên địa bàn, xây dựng phương án, quy trình và các giải pháp thu NSNN, nhằm tập trung đầy đủ, kịp thời mọi nguồn thu NSNN trên địa bàn vào KBNN, thực hiện điều tiết chính xác cho các cấp NSNN đúng quy định.

Phát huy tính liêm khiết, trung thực năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, Kho bạc Nhà nước Đức Thọ đã trả lại cho khách hàng nhiều món tiền thừa, với tổng số tiền lên đến hàng chục triệu đồng.

Công tác an toàn kho quỹ là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Kho bạc Nhà nước, nên đơn vị luôn đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy trình quản lý an toàn kho quỹ. Trong năm 2015 và 6 tháng đầu năm 2016, doanh số thu chi tiền mặt qua KBNN Đức Thọ lên đến hàng nghìn tỷ đồng, nhưng luôn đảm bảo an toàn, chính xác không để xảy ra sai sót nào.

Công khai đầy đủ các quy trình thủ tục hành chính

Trong thời gian qua, Kho bạc Nhà nước Đức Thọ đã luôn quán triệt và triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách, qui định của pháp luật, của ngành; Xây dựng nội quy, quy chế cơ quan dựa trên nội quy, quy chế hoạt động của ngành, của KBNN tỉnh Hà Tĩnh, lãnh đạo đơn vị đã quán triệt việc sử

dụng hiệu quả thời gian lao động, thường xuyên nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật; chấp hành Luật Cán bộ công chức (CBCC) và 10 điều kỷ luật của ngành.

Đơn vị cũng đã xây dựng quy tắc chuẩn mực đạo đức, văn hoá ứng xử trong cán bộ, đảng viên đơn vị; tổ chức cho cán bộ, công chức ký cam kết thực hiện chuẩn mực đạo đức, văn hoá ứng xử và học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh...

Bên cạnh đó, đơn vị đã triển khai, chỉ đạo thực hiện tốt phong trào chung của toàn huyện về xây dựng nông thôn mới, mỗi CBCC phát huy tinh thần trách nhiệm, nêu cao ý thức, thái độ phục vụ nhân dân, hướng dẫn, giải quyết nhanh gọn, kịp thời các hồ sơ, chứng từ về thanh toán thuộc nguồn vốn Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân trên toàn huyện. Vận động cán bộ, công chức đơn vị tích cực ủng hộ xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Ủng hộ xã Đức Thuỷ 1 tủ sách pháp luật và góp phần làm 40m đường bê tông vào hội trường thôn từ nguồn đóng góp của cán bộ đơn vị.

Thể hiện tinh thần yêu nước, tương thân, tương ái, uống nước nhớ nguồn… trong năm qua đơn vị đã ủng hộ các chiến sỹ Trường Sa, đóng góp vào các quỹ như quỹ Mái ấm công đoàn; Ủng hộ trẻ em tàn tật mồ côi; đền ơn đáp nghĩa; Quỹ chất độc da cam dioxin….với tổng số tiền 12,687 triệu đồng. Hưởng ứng lời kêu gọi của hội chữ thập đỏ về ủng hộ tết cho người nghèo, ban lãnh đạo kết hợp công đoàn phát động anh chị em đơn vị đóng góp ủng hộ được 1,2 triệu đồng. [17]

1.2.1.2. Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Điện Biên

Thời gian qua, Kho bạc Nhà nước (KBNN) tỉnh thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước (NSNN), qua đó chất lượng kiểm soát chi NSNN qua các đơn vị kho bạc trên địa bàn tỉnh có chuyển biến tích cực: kịp thời đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán kinh phí từ nguồn ngân sách phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương...

Năm 2016, dự toán NSNN của tỉnh chi cho xây dựng cơ bản tập trung, chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là 3.035,161 tỷ đồng; tính đến ngày 30/11 việc chi ở 2 lĩnh vực này mới được 1.896 tỷ đồng (đạt 62,5% kế hoạch). Như vậy, trong tháng 12, việc chi NSNN trên địa bàn còn nhiều việc phải làm để hạn chế tình trạng tồn đọng vốn NSNN. Theo báo cáo từ KBNN tỉnh, việc chi NSNN tại một số nguồn vốn trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản rất chậm như trái phiếu Chính phủ (9,36%); việc chi thanh toán vốn sự nghiệp thuộc các CTMTQG cũng rất chậm: CTMTQG xây dựng nông thôn mới đạt 10,11%; CTMTQG giảm nghèo bền vững đạt 25,3%...

Theo Phó Giám đốc KBNN tỉnh thì tỷ lệ giải ngân một số lĩnh vực trên địa bàn tỉnh chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra là do: Nhận thức về cơ chế quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của một số chủ đầu tư còn hạn chế, nhất là ở cấp huyện, xã; văn bản chế độ, hướng dẫn trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản thường xuyên thay đổi làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai, thực hiện; một số chủ đầu tư hay mắc lỗi trong trong khâu thực hiện, hoàn tất hồ sơ: sai số, đơn giá, sai mục lục ngân sách... là những nguyên nhân chủ yếu gây chậm hoặc không thể giải ngân, gây tồn đọng vốn NSNN.

Nâng cao chất lượng kiểm soát chi, KBNN tỉnh kịp thời thông báo kế hoạch cho các KBNN cấp huyện khi có kế hoạch phân khai vốn được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nhanh chóng lập kế hoạch nhu cầu thanh toán cho các dự án; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, chủ dự án có biện pháp đôn đốc thu hồi tạm ứng vốn đầu tư xây dựng cơ bản kéo dài. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chi ngân sách, kịp thời phát hiện và thu hồi cho ngân sách kinh phí đầu tư không hiệu quả. Bên cạnh đó, các đơn vị KBNN trên địa bàn thường xuyên phối hợp với các chủ đầu tư trong việc nắm bắt tình hình triển khai dự án và đôn đốc tiến độ giải ngân. Báo cáo đầy đủ, kịp thời tình hình vướng mắc trong thanh toán vốn đầu tư hàng tháng, quý; tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương điều hành kế hoạch vốn đầu tư cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Thực hiện triệt để quy định kiểm soát chi đối với các dự án được đầu tư từ nhiều nguồn vốn thuộc nhiều cấp ngân sách (tỉnh, huyện, xã). Đơn vị phân cấp theo nguyên tắc: dự án do cấp nào quyết định đầu tư thì KBNN cấp đó quản lý, kiểm soát; nguồn vốn của cấp nào tham gia vào dự án thì KBNN cấp đó thực hiện thanh toán, đồng thời tăng cường sự phối hợp, chỉ đạo của KBNN tỉnh với kho bạc huyện trong việc theo dõi, nắm bắt thông tin và thực hiện kiểm soát chi cho dự án. Hoàn thiện cơ chế giao dịch “Một cửa” theo hướng: Một chủ đầu tư, ban quản lý dự án chỉ đến giao dịch với một cán bộ quản lý từ đầu cho đến khi có kết quả cuối cùng, khách hàng đến giao dịch chỉ phải giao dịch với một cán bộ duy nhất của kho bạc, đó là cán bộ nghiệp vụ trực tiếp quản lý hồ sơ và giải ngân. Nhờ vậy đã đảm bảo thanh toán vốn cho các dự án nhanh chóng và hiệu quả; không xảy ra tình trạng chứng từ thanh toán nằm tại KBNN quá thời gian quy định; tuyệt đối không để tồn đọng hồ sơ đề nghị thanh toán.

Thời gian tới, KBNN tỉnh sẽ tập trung nâng cao chất lượng hoạt động chi NSNN trên cơ sở chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong quản lý gắn với thực hiện có hiệu quả Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Phòng, chống tham nhũng. KBNN tỉnh tiếp tục bám sát chỉ đạo của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Tài chính, các ngành và UBND tỉnh trong công tác quản lý điều hành ngân sách, quản lý đầu tư công, kiểm soát chi theo quy định của Luật NSNN. Đồng thời, chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn CTMTQG. [16]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)