Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 100)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

- Cách tiếp cận và hiểu về KSC một cửa còn chưa thống nhất, chưa có quy định rõ về KSC một cửa đối với chương trình MTQG, do đó cần phải xây dựng quy trình một cửa với những nội dung chi tiết để có thể giải quyết vướng mắc đã nêu trong các quy trình trước đây.

- Khả năng ứng dụng CNTT vào quá trình giao nhận và tiếp nhận hồ sơ của cán bộ một cửa còn hạn chế, do khả năng sử dụng công nghệ phần mềm ở KBNN huyện còn chưa được đẩy mạnh.

- Các quy định KSC hiện hành vẫn tách bạch giữa kiểm soát chi và cam kết chi, vì vậy cần phải tích hợp quy trình KSC và cam kết chi khi hệ thống và xây dựng mô hình một cửa KSC chương trình MTQG xây dựng NTM;

- Tâm lý khách hàng vẫn giữ thói quen giao dịch với cán bộ KSC để trực tiếp trao đổi, giải thích, hướng dẫn, cho nên KBNN đã thông báo, tuyên truyền sâu rộng tới khách hàng nhưng kết quả giao dịch qua Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả còn hạn chế.

- Một bộ phận cán bộ kiểm soát chi còn có hạn chế nhất định, chưa theo kịp với yêu cầu hiện đại hóa và cải cách hành chính, chưa cập nhật kịp thời kiến thức quản lý tài chính mới.

- Cơ chế chính sách chương trình MTQG xây dựng NTM còn nhiều bất cập do có nhiều đặc thù nên việc tiếp nhận hồ sơ cũng như khâu kiểm soát hồ sơ còn nhiều điểm khác nhau.

Chương 4

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI NGUỒN VỐN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA XÂY DỰNG

NÔNG THÔN MỚI QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC THÁI NGUYÊN 4.1. Định hướng và mục tiêu kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

4.1.1. Định hướng

Thứ nhất, hoàn thiện phương thức thanh toán từ NSNN qua KBNN

theo Luật NSNN (sửa đổi). Việc thực hiện phương thức cấp phát này dựa trên cơ sở coi dự toán chi NSNN sau khi đã được Quốc hội phê chuẩn là một đạo luật buộc Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương phải có trách nhiệm tuân thủ nghiêm ngặt, đảo bảo mọi chi phí có trong dự toán và theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi NSNN là giới hạn tối đa mà các đơn vị được chi, kể cả về tổng mức và cơ cấu chi. Nguyên tắc này đòi hỏi sự tuân thủ tuyệt đối quy định về mục lục ngân sách trong cả chu trình ngân sách từ khâu lập, chấp hành và kế toán quyết toán NSNN. Đồng thời là căn cứ để hoàn thiện các phương thức cấp phát ngân sách hiện hành. Việc kiểm soát chi theo dự toán đòi hỏi KBNN phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của đơn vị và kiên quyết từ chối thanh toán những khoản chi không có trong dự toán được duyệt hoặc không đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã được quy định. Thực hiện phương thức cấp phát ngân sách nhà nước sẽ khắc phục được phần lớn những hạn chế của các phương thức cấp phát NSNN hiện nay (cấp phát bằng lệnh chi tiền, cấp phát bằng hạn mức kinh phí...)

Thứ hai, cải tiến quy trình thanh toán của NSNN, đảm bảo nguyên tắc,

mọi khoản chi của NSNN đều phải được cấp phát trực tiếp từ KBNN cho chủ nợ thực sự của quốc gia. Tức là, KBNN là cơ quan đầu mối duy nhất được nhà nước giao nhiệm vụ của quản lý nhà nước về quỹ NSNN. Do vậy KBNN

có nhiệm vụ trực tiếp thanh toán mọi quản chi của NSNN; đồng thời, kiểm soát mọi khoản chi trước khi xuất quỹ NSNN và có quyền từ chối thanh toán đối với khoản chi khi xuất quỹ NSNN và có quyền từ chối thanh toán đối với các khoản chi sai chế độ, và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Bên cạnh đó, cần xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi NSNN theo hướng: Mở rộng phương thức xuất quỹ NSNN mà KBNN thay đơn vị thụ hưởng thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hóa, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng (trừ trường hợp khác có quy định về chuyển nhượng nợ). Do vậy, cần đổi mời mạnh mẽ phương thức thanh toán trong nền kinh tế, mở rộng và áp dụng mạnh mẽ phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử, có quy định chặt chẽ và hạn chế thanh toán bằng tiền mặt.

Thứ ba, hoàn thiện chức năng, luật hóa hoạt động và nâng cao chất

lượng hoạt động KBNN với tư cách là cơ quan quản lý, điều hành ngân quỹ quốc gia, là kế toán quốc gia. KBNN phải làm nhiệm vụ và hạch toán toàn bộ tài sản, ngân quỹ quốc gia và lập báo cáo quyết toán ngân quỹ nhà nước. Để làm được điều này, cần phải đổi mới công tác và tổ chức bộ máy kế toán ngân sách theo hướng: kế toán viên tại các đơn vị dự toán chịu chỉ đạo nghiệp vụ trực tiếp của KBNN, thực hiện kiểm tra, kiểm soát các nghiệp vụ thu, chi NSNN một cách khách quan, độc lập với người chuẩn chi. Đồng thời, hoàn thiện hệ thống kế toán NSNN làm cho kế toán NSNN thực sự là một phương tiện để kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của việc sử dụng công quỹ quốc gia.

4.1.2. Mục tiêu

Một là, phải đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng

cao được chất lượng phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tăng cường công tác đối ngoại; đồng thời, phải đảm bảo tính bao quát về phạm vi, đối tượng và mức độ kiểm soát chi theo đúng tinh thần của Luật NSNN mới nhất, đảm bảo tất cả các khoản chi

của NSNN đều được kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ qua hệ thống KBNN. Ngoài ra, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN mới cũng phải phù hợp với xu hướng cải cách hành chính trong quản lý chi NSNN và phù hợp với các phương thức cấp phát ngân sách mới như chi theo dự toán từ KBNN, khoán chi hành chính, cơ chế khoán thu, khoán chi đối với đơn vị sự nghiệp có thu...

Hai là, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tiền của nhà nước.

Hiện nay cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN bộc lộ nhiều nhược điểm. Nơi cần đầu tư chưa được đầu tư thích đáng, trong khi đó nơi sử dụng tiền NSNN rất lãng phí, không hiệu quả. Vì vậy, cơ chế cấp phát và kiểm soát chi NSNN phải đạt được mục tiêu cấp đúng, cấp đủ, kiểm soát chặc chẽ việc sử dụng để góp phần loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng, chống phiền hà, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Từ chỗ chi đúng, chi đủ, chi có hiệu quả tạo ra những tiền đề phát triển kinh tế, tăng tích lũy trong nền kinh tế, thực hiện tốt quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng XHCN.

Ba là, phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và quyền hạn giữa các cơ

quan, các cấp ngân sách trong việc quản lý, điều hành, quyết định và kiểm soát chi NSNN. Cần làm cho cơ quan, đơn vị sử dụng NSNN thấy được quyền lợi và nghĩa vụ trong việc quản lý, sử dụng kinh phí NS cấp đúng mục đích, đúng pháp luật và có hiệu quả. Đặc biệt là phân rõ trách nhiệm, quyền hạn của người chuẩn chi và KBNN. Nếu nhìn nhận toàn bộ quốc gia như một thực thể, thì trong lĩnh vực chi tiêu vai thủ trưởng đơn vị để thực hiện hành vi chuẩn chi là Thủ tướng chính phủ, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp và những người được ủy quyền, còn KBNN là vai kế toán có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chế độ tài chính, kế toán của người chuẩn chi khi thực hiện chi tiêu; kế toán các khoản chi tiêu đó. Do vậy, vấn đề đặt ra là cần phải phân định rõ trách nhiệm giữa người chuẩn chi và người kế toán để có sự kiểm tra, kiểm soát trong khi kiểm soát chi NSNN.

Bốn là, quy trình thủ tục kiểm soát chi NSNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm soát, người được kiểm soát; đồng thời, phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu quản lý.

4.2. Dự báo nguồn vốn thanh toán được kiểm soát chi nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

Để hoàn thành các mục tiêu về kiểm soát chi nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên, cần có con số dự báo về khả năng sử dụng nguồn vốn cho chương trình, tác giả đưa ra bảng dự báo như sau:

Bảng 4.1: Dự báo một số chỉ tiêu của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

Năm Số dự án

Số vốn thanh toán chương trình MQTG về xây dựng NTM qua KBNN (Tr.đ) Tổng chi CTMTQG và mục tiêu khác (Tr.đ) 2014 65 39.150 714.200 2015 78 52.000 1.124.200 2016 115 74.315 802.100 2020 211 143.068 1.099.917 2025 336 230.980 1.319.667

Nguồn: Tác giả tính toán)

Qua bảng 4.1, nhận thấy trong những năm tới số dự án của chương trình MTQG về xây dựng NTM tăng lên từ 211 dự án của năm 2020 đến 336 dự án của năm 2025. Số vốn thanh toán chương trình MQTG về xây dựng NTM qua KBNN đến năm 2020 đjat 143.068 triệu đồng, đến năm 2025 đạt 230.980 triệu đồng. Tổng chi CTMTQG và mục tiêu khác tăng lên, năm 2020 đạt 1.099.917 triệu đồng, đến năm 2025 đạt 1.319.667 triệu đồng. Qua đó cho thấy quy mô số lượng dự án và nguồn vốn tăng, sẽ làm cho công tác KSC ẽ

phức tạp, đòi hỏi quy trình cũng như nguồn nhân lực của KBNN Thái Nguyên cần chuẩn bị sẵn sàng để nguồn vốn này phát huy sức mạnh cho chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh.

4.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi nguồn vốn Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên MTQG xây dựng nông thôn mới qua Kho bạc Nhà nước Thái Nguyên

4.3.1. Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới xây dựng nông thôn mới

a. Căn cứ

Hoàn thiện quy trình kiểm soát chi theo đúng quy định của nhà nước là yêu cầu tất yếu của công tác chi nguồn vốn từ NSNN. Bởi lẽ, ngân sách nhà nước hàng năm được phân bổ nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển KT-XH của quốc gia và địa phương. Quy trình thực hiện theo hướng tinh gọn giúp cho khả năng giải quyết công việc KSC nhanh chóng, chính xác và tạo điều kiện thuận tiện cho Chủ đầu tư và đơn vị hưởng lợi, các giải pháp này thực hiện từ nay đến năm 2020.

b. Nội dung

- Do đặc thù công tác KSC nguồn vốn chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới nên thực hiện quy trình một cửa trong kiểm soát chi vốn khác với cơ chế một cửa về hành chính chung của Chính phủ. Với đặc thù của tính chất nghiệp vụ của công tác kiểm soát chi, trong quá trình kiểm soát, cán bộ KSC cần trao đổi trực tiếp với khách hàng để làm rõ hơn các nội dung, tính chất khoản chi cũng như yêu cầu khách hàng bổ sung hoàn thiện hồ sơ, chứng từ kịp thời. Vì vậy khó tách người trực tiếp giải quyết công việc với khách hàng như quy định. Ngoài ra với các khoản chi tiền mặt thì yếu tố an toàn tiền của Nhà nước được đặt lên hàng đầu, cho nên việc thanh toán bằng tiền mặt vẫn phải giao cho bộ phận kho quỹ tiền mặt thực hiện tại quầy lĩnh tiền mặt. Đối với khoản chi tiền mặt, khách hàng buộc phải đến 2 bộ phận giao dịch: bộ phận trả kết quả và bộ phận lĩnh tiền mặt.

- Về phạm vi áp dụng giao dịch một cửa trong KSC chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, các đơn vị KBNN thuộc tỉnh gọi là KBNN huyện. Giao dịch một cửa trong KSC chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cần tôn trọng nguyên tắc nhất định:

+ Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng chế độ, quy trình nghiệp vụ; giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho khách hàng;

+ Công khai các hồ sơ, thủ tục, quy trình chi NS; trách nhiệm của cán bộ KBNN thực hiện KSC; thời hạn giải quyết công việc;

+ Nhận hồ sơ chi NSNN và trả kết quả tại một đầu mối, không yêu cầu khách hàng liên hệ với nhiều bộ phận;

+ Trường hợp thanh toán với các khoản cam kết chi, hồ sơ đã gửi khi cam kết chi, đã gửi khi thực hiện thanh toán.

+ Thực hiện theo đúng quy trình của KBNN trung ương quy định về kiểm soát chi nguồn vốn chương trình MTQG một cách khoa học, đầy đủ và với tinh thần nghiêm túc.

- Trách nhiệm của cán bộ KBNN trong việc thực hiện quy trình giao dịch một cửa: Cán bộ KSC hướng dẫn, xem xét, theo dõi, thực hiện KSC hồ sơ của khách hàng; Cán bộ kế toán xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán, thực hiện hạch toán và thanh toán cho khách hàng theo đúng quy định;

- Thời hạn giải quyết công việc: hiện nay đã có quy định theo hướng dẫn của KBNN trung ương, tuy nhiên đối với KBNN Thái Nguyên cần nêu cụ thể. Thời hạn giải quyết thanh toán, tạm ứng chi chương trình MTQG xây dựng NTM được tính kể từ khi cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả nhận đủ hồ sơ hợp lệ đến khi KBNN hoàn thành thủ tục thanh toán cho khách hàng, cụ thể:

+ Đối với khoản tạm ứng hoặc thanh toán (không phải thanh toán lần cuối) thì thời gian xử lý cua KBNN không quá 02 ngày làm việc

+ Đối với hồ sơ thanh toán lần cuối (hoặc thanh toán 01 lần cho bộ hợp đồng) thì thời gian xử lý của KBNN không quá 07 ngày làm việc

- Tổ chức thực hiện giao dịch một cửa: thực hiện theo mô hình “một cửa một giao dịch viên”, cán bộ KSC đồng thời là cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

4.3.2. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi các dự án thuộc chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới MTQG xây dựng nông thôn mới

a. Căn cứ

Dự toán chi các chương trình MTQG về xây dựng NTM là bản dự trù các khoản chi ngân sách theo các chỉ tiêu xác định trong một năm, được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và là căn cứ để thực hiện chi ngân sách. Dự toán chi chương trình MTQG chính là một loại dự toán NSNN, dù ở mức độ tổng hợp hay chi tiết cũng đều nhằm tạo ra khuôn khổ tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và phát triển KT-XH, đồng thời tạo căn cứ cho việc điều hành thu, chi ngân sách một cách khoa học và hợp lý, các giải pháp này thực hiện từ nay đến năm 2020.

b. Nội dung

- Hoàn thiện quy trình lập dự toán NS: Quy trình lập dự toán NS phải đảm bảo yêu cầu, căn cứ lập dự toán theo Luật NSNN, thực hiện đầy đủ đúng trình tự xây dựng dự toán, quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN. Trong quá trình lập dự toán NSNN cần chú ý 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn và số thông báo kiểm tra về dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của các đơn vị thụ hưởng ngân sách gởi cho cơ quan Tài chính các cấp phải thận trọng thậm chí phải trao đổi thảo luận với đơn vị để làm sáng tỏ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt cho quá trình xét duyệt dự toán.

- Xây dựng định mức chuẩn mực làm cơ sở cho việc lập dự toán và xét duyệt dự toán xây dựng các chuẩn mực khoa học làm cơ sở, căn cứ cho việc lập và xét duyệt dự toán chi NS cho phù hợp với tình hình thực tế của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới qua kho bạc nhà nước thái nguyên (Trang 100)