Áp dụng SWOT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty cổ phần địa ốc đất xanh giai đoạn 2016 2020 (Trang 35)

4. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.2 Các mô hình sử dụng trong phân tích đề tài

1.2.1.1 Áp dụng SWOT

Như đã đề cập ở trên, phân tích SWOT là công việc mang lại cái nhìn tổng quát về một tổ chức doanh nghiệp hay một dự án, do đó phương pháp này đặc biệt phù hợp và đem lại lợi ích, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc ra quyết định, hoạch định chiến lược và xây dựng kế hoạch kinh doanh. Các trường hợp phân tích SWOT thường được sử dụng trong các trường hợp cụ thể như sau:

 Các buổi họp nhằm thu thập những ý tưởng, sáng tạo mới

 Giải quyết các vấn đề tồn tại trong tổ chức, doanh nghiệp… (cơ cấu tổ chức, nguồn lực tổ chức, năng suất lao động, hiệu quả công việc, văn hóa tổ chức doanh nghiệp…)

 Phát triển các chiến lược tổ chức, doanh nghiệp ( Chiến lược cạnh tranh; chiến lược sản phẩm, chiến lược công nghệ, chiến lược thị trường mới…)

 Lập kế hoạch của tổ chức, doanh nghiệp…  Ra quyết định tổ chức, doanh nghiệp…

 Đánh giá chất lượng sản phẩm của tổ chức, daonh nghiệp…  Đánh giá đối thủ cạnh tranh với tổ chức, doanh nghiệp…  Kế hoạch phát triển của tổ chức, doanh nghiệp…

19 1.2.1.2 Thực hiện SWOT

Phân tích SWOT là một công cụ vô cùng hữu ích khi chúng giúp tổ chức, doanh nghiệp giải quyết các vấn đề khó khăn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Để hiểu được cách sử dụng công cụ này, chung ta cần biết về cấu trúc của nó.

Trước tiên, SWOT có cấu trúc như sau:

Bảng 1.1: Cấu trúc SWOT

Phân tích môi trường

Phân tích doanh nghiệp

Những cơ hội (O) (Liệt kê các cơ hội) 1.

2.

Những nguy cơ (T) (Liệt kê các nguy cơ) 1.

2.

Những điểm mạnh (S) (Liệt kê các điểm mạnh) 1.

2.

Các chiển lược S-O

1. Phát huy những điểm mạnh nhằm tận dụng các cơ hội 2. … Các chiển lược S-T 1. Dùng những ưu thế của mình hạn chế những nguy cơ. 2. … Những điểm yếu (w) (Liệt kê các điểm yếu) 1.

2.

Các chiển lược W-O

1. Khắc phục những yếu điểm bằng cách tận dụng các cơ hội. 2. … Các chiến lươc W-T 1. Hạn chế điểm yếu, tránh mối đe dọa từ môi trường.

20

SWOT được thể hiện dưới dạng một ma trận gồm 4 phần và chia làm 2 hàng 2 cột. 4 phần bao gồm: Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ (Threats). Từ cấu trúc trên ta có:

 Điểm mạnh là những yếu tố bên trong tổ chức hay doanh nghiệp mang tính tích cực hoặc mang lợi giúp tổ chức hay doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

 Điểm yếu là những yếu tố bên trong tổ chức hay doanh nghiệp mang tính tiêu cực hoặc mang đến khó khăn cho tổ chức hay doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

 Cơ hội là những yếu bên ngoài tổ chức hay doanh nghiệp (Môi trường kinh doanh, yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố chính phủ…) mang tính tích cực hoặc mang lại lợi ích giúp cho tổ chức hay doanh nghiệp đạt được mục tiêu của mình.

 Nguy cơ là những yếu tố bên ngoài tổ chức hay doanh nghiệp (Môi trường kinh doanh, yếu tố văn hóa xã hội, yếu tố chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc mang đến khó khăn cho tổ chức hay doanh nghiệp trong việc đạt được mục tiêu mình.

Từ đây ta có thể biết được rằng phân tích SWOT nhằm xác định thế mạnh và lợi thế mà tổ chức, doanh nghiệp đang có cũng như những điểm điểm yếu và hạn chế đang tồn tại cần được khắc phục. Nói đơn giản hơn là SWOT chỉ ra cho tổ chức hay doanh nghiệp nơi nào phải tập trung nguồn lực để tấn công cũng như nơi nào phải phòng thủ và cho họ định hướng tập trung hay phân tán các nguồn lực ấy ra sao. Kết quả phân tích SWOT cần phải áp dụng một cách khoa học, logic để đưa ra một chiến lược hành động thông minh và hiệu quả.

Khi đã tìm hiểu kỹ về phân tích SWOT, chúng ta bắt đầu tiến hành thu thập và điền các thông tin vào bảng phân tích này. Tuy nhiên việc xác định các thông tin này thường rất nan giải và dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta có thể nhận thấy điểm mạnh điểm yếu của người khác nhưng lại không thể xác định rõ ràng các điểm mạnh điểm yếu của bản thân. Cơ hội và thách thức cũng vậy, để nhận diện được chúng không

21

phải là điều dễ dàng. Chúng ta thường mất rất nhiều thời gian để xác định những yếu tố này. Để không bị lạc hướng khi thực hiện phân tích SWOT, chúng ta nên đi theo các câu gợi sau đây:

Strengths – Điểm mạnh

Điểm mạnh chính là lợi thế, sự vượt trội, những yếu tố tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp, tổ chức của bạn. Đây thực sự phải là những đặc điểm nổi trội hơn, độc đáo hơn mà tổ chức, doanh nghiệp đang sở hữu khi so sánh với đối thủ cạnh tranh bên ngoài khác. Trả lời những câu hỏi: Tổ chức, doanh nghiệp của bạn làm tốt cái gì và tốt nhất là cái nào? Những nguồn lực nội tại mà tổ chức, doanh nghiệp của bạn đang có là gì? Tổ chức, doanh nghiệp của bạn sở hữu lợi thế về nguồn lực kinh doanh (con người, thương hiệu, tài chính, mối quan hệ, công nghệ kỹ thuật… )như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà tổ chức, doanh nghiệp của bạn có thể sử dụng làm cơ sở để tìm ra nhữngđiểm mạnh của mình:

 Nguồn lực con người, nhân sự

 Kinh nghiệm kinh doanh, kiến thức thị trường, dữ liệu kinh doanh  Tài chính

 Marketing

 Cải tiến và áp dụng kỹ thuật công nghệ  Giá cả, chất lượng sản phẩm

 Chứng nhận, công nhận do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt  Quy trình, hệ thống kỹ thuật

 Kế thừa, văn hóa tổ chức doanh nghiệp, quản trị

Lưu ý, tổ chức doanh nghiệp của bạn cần nhìn thẳng vào thực tế, không tỏ nên tỏ ra quá khiêm tốn, cũng như không nên quá tự tin. Cần đánh giá sáng suốt, chính xác và đúng mức khi nhận định điểm mạnh của tổ chức doanh nghiệp của bạn, đặc biệt khi so sánh với các đối thủ khác.

22

WeaknessesĐiểm yếu

Điểm yếu chính là những việc tổ chức doanh nghiệp của bạn làm chưa tốt. Khi chúng ta bối rối trong việc tìm ra điểm yếu, chúng ta có thể liệt kê lại những gợi ý như ở trên của các điểm mạnh như: Các nguồn lực, tài sản, con người… Ở tiêu chí nào chúng ta không mạnh thì rõ ràng là chúng ta sẽ yếu hơn đối thủ. Chúng ta có thể bổ sung thêm các yếu điểm vào mô hình phân tích SWOT bằng cách trả lời các câu hỏi gợi ý như: Công việc nào tổ chức, doanh nghiệp của bạn làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì tổ chức, doanh nghiệp của bạn đang né tránh? Những nhận xét tiêu cực nào Tổ chức, doanh nghiệp của bạn nhận được từ người tiêu dùng và thị trường?...

Chúng ta nên luôn luôn nhớ rằng: điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong tổ chức doanh nghiệp của bạn, những vấn đề này kìm hãm tổ chức doanh nghiệp của bạn trên con đường đạt được mục tiêu của mình. Cách xác định nhanh chóng và rõ ràng nhất là nhìn thẳng vào sự thật, nhận ra những giới hạn tổ chức doanh nghiệp của bạn, chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi: Đâu là những điểm yếu? và từ đó tìm ra giải pháp giải quyết và vượt qua chúng.

Opportunities – Cơ hội

Cơ hội là những tác động từ môi trường kinh doanh bên ngoài hỗ trợ việc kinh doanh tổ chức doanh nghiệp của bạn thuận lợi hơn bao gồm:

 Sự phát triển, khả năng nở rộ của thị trường trong tương lai.  Đối thủ đang của bạn yếu kém hơn, bị tai tiếng hoặc suy yếu đi.  Xu hướng phát triển của kỹ thuật công nghệ.

 Các đối tác kinh doanh, chủ đầu tư.  Yếu tố mùa vụ, thời tiết.

 Chính sách Nhà nước, luật pháp hiện hành.

Threats- Nguy cơ

Nguy cơ là những yếu tố đang và sẽ gây khó khăn cho tổ chức doanh nghiệp của bạn trên con đường đi đến thành công. Những vấn đề dưới đây có thể giúp

23

chúng ta đưa ra được những nguy cơ mà tổ chức doanh nghiệp của bạn hoặc tổ chức sẽ gặp phải trong tương lai:

 Những trở ngại tổ chức doanh nghiệp đang gặp phải?  Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?

 Có thể thay đổi gì về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ?

 Thay đổi công nghệ có gây hại gì với tổ chức doanh nghiệp hay không?

 Có vấn đề gì về nợ quá hạn hay dòng tiền, tài chính của tổ chức doanh nghiệp không?

 Liệu có yếu tố nào đang đe doạ tổ chức daonh nghiệp hay không?  …

Sau khi đã tìm ra các nguy cơ đối với tổ chức doanh nghiệp, điều chúng ta cần làm tiếp theo là xây dựng phương án giải quyết. Thông thường các phương án này đa phần là nâng cao kỹ năng để quản trị, tránh không bị những nguy cơ làm tổn hại đến tổ chức doanh nghiệp. Nếu chưa có cách để ứng phó với rủi ro và thách thức, chúng ta hãy nhanh chóng tiến hành xây dựng và triển khai những phương án khả thi, hữu dụng nhất để giảm bớt tác động xấu, hoặc phương án né tránh những nguy cơ, rủi ro này.

MỞ RỘNG SWOT

Khi đã tìm ra được các yếu tố trong SWOT, nếu chúng ta không có hành động nào tiếp theo thì việc phân tích này cũng sẽ không phát huy được bất kì tác dụng đặc biệt nào. Sau khi đã xác định một cách chính xác các yếu tố SWOT về tổ chức doanh nghiệp của bạn, công việc tiếp theo của chúng ta là đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược phổ biến mà mọi người có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của tổ chức doanh nghiệp:

 Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): tận dụng điểm mạnh của tổ chức doanh nghiệp và thúc đẩy vai trò phát triển chủ đạo của chúng khi có các cơ hội phù hợp.

24

 Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): khắc phục và hạn chế những điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội đến với tổ chức doanh nghiệp.

 Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định các kế hoạch tận dụng lợi thế, điểm mạnh của tổ chức doanh nghiệp để giảm thiểu rủi ro tác động do môi trường bên ngoài gây ra.

 Chiến lược WT (Weaks - Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.

1.3 Các mô hình công ty Bất Động Sản thành công trên thế giới và trong nước 1.3.1 Tập đoàn CBRE tại Mỹ 1.3.1 Tập đoàn CBRE tại Mỹ

Tập đoàn CBRE Group, Inc. (tên niêm yết trên Sàn chứng khoán New York – NYSE: CBG), là một trong 500 công ty được xếp hạng hàng đầu thế giới do Fortune và S&P bình chọn. Công ty có trụ sở chính tại Los Angeles và là một trong những công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới (tính đến 2016 theo doanh thu). Hiện tại CBRE có hơn 52,000 nhân viên, họ có mặt và làm việc trên toàn cầu tại hơn 370 văn phòng (không bao gồm các văn phòng thành viên). Công ty chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho những chủ bất động sản, các nhà đầu tư và những người sử dụng bất động sản. Các dịch vụ của CBRE bao gồm: tư vấn chiến lược cho doanh nghiệp ngành BĐS; kinh doanh thuê mua bán bất động sản; định giá BĐS; phát triển các dự án; quản lý đầu tư; nghiên cứu và tư vấn; dịch vụ dành cho các Tổng công ty; quản lý các dự án tòa nhà, tài sản; cho vay tài chính có thế chấp.

CBRE đã thành lập và phát triển bền vững của CBRE tại Việt Nam trong hơn 13 năm qua kể từ khi thành lập vào năm 2003. Trải qua từng thời kỳ kinh tế khác nhau, CBRE đã có những thời điểm thị trường phát triển một cách vượt bậc, tuy nhiên cũng có những giai đoạn họ suy yếu khi thị trường BĐS trở thành cơn ác mộng của nhà đầu tư. Vượt qua mọi khó khăn thử thách, CBRE đã chứng minh cho mọi người thấy sự thành công của mình dựa trên sự thấu hiểu về nhu cầu của khách hàng, cùng với đội ngũ nhân viên vô cùng chuyên nghiệp và nguồn thông tin về thị trường được phân tích đáng tin cậy của hệ thống CBRE trên toàn thế giới.

25

Hiện nay tại Việt Nam, CBRE đang hoạt động đầu tư trong các lĩnh vực:  Tài chính: Tổ chức tài chính bất động sản; thị trường quỹ đầu tư toàn cầu;

quản lý quỹ đầu tư; hoạch toán & báo cáo tài chính.

 Tư vấn: Nghiên cứu thị trường & tư vấn đầu tư; tư vấn & thẩm định giá; hoạch định chiến lược; các dịch vụ quốc tế.

 Quản lý: Quản lý bất động sản, xin giấy phép / cho thuê bất động sản; quản lý bất động sản; quản lý giao dịch; quản lý dự án; quản lý thương hiệu; quản lý & thiết kế công trình, kiến trúc; quản lý rủi ro; giao dịch quốc tế.

 Môi giới: Cho thuê văn phòng, khu công nghiệp, mặt bằng; bán/ cho thuê khu dân cư; mua lại, bố trí / tái cơ cấu bất động sản; xin giấy phép / (cho thuê).

1.3.2 Tập đoàn CapitaLand tại Singapore

CapitaLand là một trong những tập đoàn bất động sản lớn nhất Châu Á. Với trụ sở chính đặt tại Singapore, công ty đa quốc gia hoạt động trong các lĩnh vực chính như bất động sản, căn hộ dịch vụ, dịch vụ tài chính bất động sản, tập trung phát triển tại các thành phố lớn của Châu Á Thái Bình Dương và Châu Âu.

Danh mục các dự án bất động sản và căn hộ dịch vụ của công ty, bao gồm dự án nhà ở, văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ và các khu phức hợp có mặt trên 110 thành phố tại hơn 20 quốc gia. CapitaLand cũng vận dụng thế mạnh về kiến thức trong lĩnh vực bất động sản, kỹ năng quản lý tài chính và các mạng lưới kinh doanh hiệu quả để phát triển các sản phẩm tài chính và dịch vụ tại Singapore và khu vực. Các công ty con được niêm yết và các thành viên của CapitaLand gồm có Australand, CapitaMalls Asia, CapitaMall Trust, CapitaCommercial Trust, Ascott Residence Trust and CapitaRetail China Trust.

Tại Việt Nam, Tập đoàn CapitaLand hiện diện đầu tiên ở hai thành phố chính Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu trong lĩnh vực nhà ở và căn hộ dịch vụ. Tập đoàn cam kết sẽ đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam cũng như cam kết phát triển nguồn nhân lực phù hợp với chiến lược địa phương hóa, các hoạt động của CapitaLand chủ yếu được các nhân viên bản địa điều hành và thực hiện. Tập

26

đoàn cũng tổ chức các hoạt động đóng góp cho xã hội Việt Nam và đây được coi như một phần của nỗ lực của công ty đóng góp cho trách nhiệm xã hội. Trong năm 2006, CapitaLand thành lập văn phòng tại TP HCM, tập trung chủ yếu ở lĩnh vực bất động sản và bắt đầu triển khai đầu tư dự án căn hộ cao cấp đầu tiên ở Việt Nam.

Năm 2006, CapitaLand thành lập văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh để tập trung vào thị trường BĐS và đầu tư lần đầu tiên vào thị trường nhà ở tại Việt Nam. Trong năm 2008, CapitaLand mở thêm một văn phòng tại Hà Nội để hỗ trợ việc mở rộng kinh doanh vào thị trường đầy tiềm năng này. Nhân sự của công ty tại hai thành phố này đã tăng lên gần 80 người và phần lớn là người Việt Nam, phù hợp với chiến lược nội địa hóa nguồn nhân lực của công ty và cam kết phát triển nguồn nhân lực địa phương. Capitaland Việt Nam tập trung vào 2 mảng lớn là đầu tư xây dựng căn hộ cao cấp và hoạt động môi giới BĐS bán và cho thuê thông qua hệ thống SOMERSET.Các dự án nổi bật có thể kể đến như: The Vista, Mulberry Lane, Vista Verde, The Krista, Parcspring…

1.3.3 Tập đoàn VINGROUP tại Việt Nam

Tập đoàn Vingroup - Công ty CP (gọi tắt là "Tập đoàn Vingroup"), tiền thân là Tập đoàn Technocom, được thành lập tại Ukraina năm 1993 bởi những người Việt Nam trẻ tuổi, hoạt động ban đầu trong lĩnh vực thực phẩm và thành công rực rỡ với thương hiệu Mivina. Những năm đầu của thế kỷ 21, Technocom luôn có mặt trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện chiến lược marketing tại công ty cổ phần địa ốc đất xanh giai đoạn 2016 2020 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)