Khái niệm thái độ ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 27 - 28)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.4. Khái niệm thái độ ngôn ngữ

Khi đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến cảnh huống ngôn ngữ, các nhà ngôn ngữ học đã không quên đưa ra một nhân tố quan trọng đó là thái độ ngôn ngữ của người sử dụng ngôn ngữ. Nếu như cộng đồng xã hội có thái độ tích cực, duy trì và phát triển tiếng nói hiện có, tự hào với truyền thống văn hóa của mình thì sẽ có tác dụng tốt trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển tiếng nói của dân tộc đó. Ngược lại, nếu bản thân họ có thái độ tiêu cực thì sẽ dẫn đến thay đổi ngôn ngữ hoặc làm tiêu vong ngôn ngữ của chính họ.

Thái độ ngôn ngữ (language attitude) theo góc nhìn tâm lý học xã hội, thường tập trung vào lý giải việc các cá nhân tham gia giao tiếp nghĩ gì về ngôn ngữ và làm gì với ngôn ngữ. Thái độ ngôn ngữ thường được nghiên cứu theo hai khuynh hướng: khuynh hướng tinh thần luận (mentalism) và khuynh hướng hành vi luận (behaviorism). Khuynh hướng tinh thần luận cho rằng thái độ là “trạng thái bên trong do một loại kích thích nào đó gây nên và trạng thái đó có thể làm trung gian cho những phản ứng cơ thể xảy ra sau đó” (dẫn theo Fasold [1]). Theo đó, thái độ của cá nhân với đối tượng sẽ quy định sự ứng xử của cá nhân với đối tượng ấy, nghĩa là thái độ sẽ dẫn đến hành vi và hành vi là kết quả của thái độ. Hạn chế của hướng tiếp cận này là ở phương pháp thí nghiệm bởi nếu thái độ được xem như một trạng thái bên trong hơn là những phản ứng có thể quan sát bên ngoài thì chúng ta phải dựa vào những biểu hiện gián tiếp của những trạng thái đó và những biểu hiện này không dễ phát hiện. Còn theo hành vi luận cho rằng thái độ của con người nằm ở ngay chính hành vi và muốn biết thái độ phải quan sát và phân tích hành vi thực tế của người đó. Theo quan điểm này thì không thể dùng hành vi để suy ra thái độ vì thái độ cũng là một loại hành vi.

Thái độ ngôn ngữ được hiểu là thái độ hướng tới ngôn ngữ. Trong giao tiếp ở cộng đồng đa ngữ, thái độ ngôn ngữ là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ. Thái độ ngôn ngữ theo Blair là “một nhận thức hay một quan điểm mà một người nắm giữ đối với các ngôn ngữ

khác nhau được biết đến đối với người đó. Nó có thể được đánh giá là tích cực

hay tiêu cực” (dẫn theo [7, tr.20].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)