6. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Điều kiện tự nhiên xã hội của Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc trung tâm vùng núi phía Đông Bắc Việt Nam, có diện tích tự nhiên là 3.541,67km2 [31, tr.134].
Vị trí địa lý và ranh giới tiếp giáp cụ thể như sau: - Phía đông tiếp giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang. - Phía tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang. - Phía nam tiếp giáp Thủ đô Hà Nội.
- Phía bắc tiếp giáp tỉnh Bắc Kạn.
Thái Nguyên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc thủ đô Hà Nội, là một địa bàn chiến lược về quốc phòng, nơi đóng trụ sở Bộ tư lệnh, cùng nhiều
cơ quan khác của quân khu 1. Thái Nguyên tuy là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc nhưng địa hình lại không phức tạp lắm so với các tỉnh trung du, miền núi khác ở phía Bắc. Địa hình các tỉnh thấp dần từ Bắc xuống Đông - Nam với ba mặt đều có núi bao bọc. Căn cứ vào cấu trúc địa hình, người ta có thể chia Thái Nguyên thành 3 vùng địa hình chính. Thứ nhất là vùng phía Tây và Tây Bắc bao gồm các huyện Đại Từ, Định Hóa và các xã phần phía Tây của các huyện Phú Lương. Đây là vùng có núi rừng hiểm trở, địa hình bị chia cắt mạnh, xen giữa các dải núi là các khu ruộng nhỏ, dốc và hẹp. Do đó, đây là vùng đi lại rất khó khăn của tỉnh Thái Nguyên.Thứ hai là vùng lãnh thổ phía Đông gồm hai huyện Đồng Hỷ và Võ Nhai, địa hình ở đây cũng phức tạp, nhưng chỉ với độ cao trung bình 500 - 600m nên không hiểm trở như vùng thứ nhất. Thứ ba là vùng trung du phía Nam gồm các xã phía Nam của huyện Phú Lương, phần phía Tây của huyện Đồng Hỷ, thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện Phú Bình, Phổ Yên. Vùng này là vùng đồi núi thấp, điển hình cho địa hình trung du miền Bắc, giao thông đi lại tương đối thuận tiện.
Về khí hậu, Thái Nguyên chia thành hai mùa tương đối rõ rệt: mùa mưa tương ứng với mùa hạ, mùa thu và mùa khô tương ứng với mùa đông và mùa xuân. Đặc điểm địa hình của tỉnh đã làm phân hóa khí hậu nơi đây thành 3 vùng.Vùng phía Tây nóng và mưa nhiều; vùng phía Đông lạnh ít mưa; vùng phía Nam có khí hậu trung gian chuyển tiếp giữa phía đông và phía tây, chuyển giữa các tỉnh miền núi Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 2000 đến 2500mm, cao nhất vào tháng tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai, vùng lạnh vừa gồm các huyện Định Hóa, Phú Lương và phía Nam huyện Võ Nhai.
Theo số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên năm 2003, dân số toàn tỉnh là 1.045.906 người. Trong số đó, dân tộc Kinh có 787.176 người (chiếm tới 75,26% dân số toàn tỉnh) [BDTTTN (2004),1]. Thái Nguyên hiện có 1 thành phố là thành phố Thái Nguyên, 1 thị xã là thị xã Sông Công và 7 huyện là Đại Từ, Định Hóa, Phổ Yên, Phú Bình, Phú Lương, Võ Nhai. Thái Nguyên có tổng số 180 xã, trong đó 125 xã được xếp vào vùng cao và miền núi (chiếm
69,44%), còn lại là các xã thuộc vùng trung du và đồng bằng. Mặc dù Thái Nguyên không phải là tỉnh có số đông DTTS cư trú nhưng có tới 7 dân tộc thiểu số khác nhau định cư. Đó là các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao, H’Mông và Hoa. Số liệu cụ thể về cư dân các dân tộc này cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Thành phần dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên
STT Dân tộc Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 1 Kinh 787.176 75,26 2 Tày 106.238 10,15 3 Nùng 54.628 5,22 4 Sán Dìu 37.365 3,57 5 Sán Chay 29.229 2,79 6 Dao 21.818 2,08 7 H’Mông 4.831 0,46 8 Hoa 2.537 0,24 9 Những dân tộc khác 2351 0,20
(Nguồn: Số liệu thống kê của Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên)
Theo thống kê của cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên những năm trước 2009, Thái Nguyên là một tỉnh mà trình độ học vấn của nhân dân lao động còn thấp. Số người trong độ tuổi lao động (từ 16 đến 35 tuổi) không có việc làm chiếm tỉ lệ cao (42%). Một số huyện vùng cao của Thái Nguyên tỉ lệ bỏ học là 21%. Còn rất nhiều trẻ em không được đến trường. Tuy nhiên những năm trở lại đây nền kinh tế Thái Nguyên đang độ tăng trưởng cao và đã đạt được nhiều thành tựu. Cụ thể là trong năm 2009 Thái Nguyên ghi dấu thắng lợi trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Một vài năm gần đây, kinh tế của tỉnh tăng trưởng ổn định với mức trên 9% so với kế hoạch điều chỉnh; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, giảm tỉ trọng ngành nông - lâm nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ.Thu nhập bình quân đầu người năm 2009 đạt gần 14,6 triệu đồng, vượt mục tiêu kế hoạch và tăng 2,5 triệu đồng /
người so với năm 2008; hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc, các công trình công cộng từng bước được cải thiện. Các lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ nhất là giáo dục, mạng lưới trường học rộng khắp từ bậc Mầm non đến bậc Trung học Phổ thông.