Năng lực ngôn ngữ của người Sán Dì uở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 57 - 59)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4.1. Năng lực ngôn ngữ của người Sán Dì uở Thái Nguyên

Trên nguyên tắc, các khái niệm cũng như tiêu chí xác định năng lực ngôn ngữ, đặc biệt là nhận diện khả năng “biết chữ” cần dựa theo các văn bản pháp quy nhất định. Về điều này, các nội dung Quyết định (hay Thông tư) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cơ quan nhà nước quản lí giáo dục ở Việt Nam, công bố từ năm 1956 đến năm 2008 cũng đã có quy định cụ thể. Theo đó, trước hết người đã học từ lớp 1 đến lớp 3 tiểu học đạt yêu cầu được coi là đã “xóa mù”; còn nếu bỏ học giữa chừng được coi là “không mù chữ” và người ở tuổi tiểu học từ lớp 1 đến lớp 3 trở lên nhưng không đi học gọi là người “mù chữ”. Thứ hai, những người tự học (không đến trường) nếu đạt trình độ tương đương lớp 3 thì cũng được coi là người “mù chữ”. Thứ ba, những người đã học qua lớp 3 nhưng khi kiểm tra không đạt trình độ lớp 3 thì được xem là những người “tái mù chữ”. Thứ tư, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, nếu biết chữ dân tộc đạt trình độ lớp 3 cũng được xem là những người “không mù chữ”. Tuy nhiên đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu nên khảo sát năng lực ngôn ngữ ở mức độ khái quát và mối tương quan giữa năng lực ngôn ngữ với các biến xã hội.

Và để đánh giá khả năng ngôn ngữ,chúng tôi phân chia theo 5 mức độ dựa trên khả năng ngôn ngữ thực tế của người dân cùng sự tham khảo của công trình đi trước:

(1) Không biết

(2) Chỉ chào hỏi được

(3) Chỉ có thể giao tiếp đơn giản hàng ngày (4) Nói thạo, không biết chữ

2.4.1.1. Năng lực tiếng Việt

Với 5 mức độ đánh giá năng lực ngôn ngữ mà luận văn đã phân chia, kết quả khảo sát 185 người Sán Dìu ở Thái Nguyên cho thấy khả năng ngôn ngữ của họ như sau:

Bảng 2.7: Năng lực sử dụng tiếng Việt của người Sán Dìu

Khả năng tiếng Việt Tổng Tỉ lệ %

Không biết 0 0%

Chỉ chào hỏi được 0 0%

Chỉ có thể giao tiếp đơn giản 7 3,8%

Nói thạo, không biết chữ 56 30,2%

Nói thạo, biết chữ 122 66%

Tổng 185 100%

Từ kết quả khảo sát có thể thấy 100% người Sán Dìu đều biết tiếng Việt. Số người không biết chữ vẫn chiếm tỉ lệ cao. Để có thể đánh giá cụ thể và chi tiết hơn về năng lực tiếng Việt của người Sán Dìu ở Thái Nguyên, chúng tôi sẽ đánh giá trên những khía cạnh đối lập như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, dân tộc, trình độ học vấn, mức độ thường xuyên của việc đi khỏi làng và tình hình kinh tế của gia đình.

2.4.1.2. Năng lực tiếng Sán Dìu

Cùng với việc khảo sát năng lực tiếng Việt thì năng lực tiếng Sán Dìu cũng là một phần quan trọng để đánh giá năng lực ngôn ngữ của người Sán Dìu. Như kết quả đã phân tích ở trên, hầu hết người được hỏi đều sinh ra và lớn lên trong làng bản: có bố/mẹ và vợ/chồng là người Sán Dìu do đó khả năng nói chuyện bằng tiếng Sán Dìu của người dân kém. Hơn nữa, ngôn ngữ được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu là tiếng Việt nên ngôn ngữ Sán Dìu ít được biết và sử dụng. Bên cạnh đó, chữ viết của người Sán Dìu còn ít người biết đến nên việc học chữ và sử dụng ngôn ngữ Sán Dìu còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một trong những khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển giá trị bản sắc của người Sán Dìu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 57 - 59)