Thái độ đối với tiếng Việt của người Sán Dì uở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 65 - 69)

6. Cấu trúc của luận văn

2.5.1. Thái độ đối với tiếng Việt của người Sán Dì uở Thái Nguyên

2.5.1.1. Thái độ đối với mục đích học tiếng Việt

Vấn đề đầu tiên của đề tài đặt ra khi khảo sát thái độ ngôn ngữ của người Sán Dìu là vấn đề sự cần thiết của việc học tiếng Việt. Đối với câu hỏi đặt ra là “Bạn thấy việc học tiếng Việt có cần thiết không?” (câu 25 - phiếu khảo sát) thì 100% người được hỏi cho rằng học tiếng Việt là rất cần thiết bởi tiếng phổ thông là ngôn ngữ giao tiếp chung của toàn xã hội. Theo những người được phỏng vấn thì “Đi ra ngoài, nếu người ta nói tiếng Sán Dìu thì mình nói tiếng Sán Dìu thôi. Nếu họ là người Kinh hoặc họ nói tiếng Kinh thì mình lại phải nói “tiếng đa số”(tiếng đa số được nói đến ở đây chính là tiếng Việt - tiếng phổ thông). Vậy mục đích của việc học tiếng Việt để làm gì? (câu hỏi 26 - phiếu điều tra), chúng tôi đưa ra 4 lí do để người Sán Dìu lựa chọn là:

(1) Để giao tiếp

(2) Để học hành lên cao

(3) Để giao tiếp và phục vụ cuộc sống (4) Cả ba lý do

Kết quả được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.12: Thái độ của người Sán Dìu với mục đích học tiếng Việt

Mục đích Đối tượng (1) (2) (3) (4) Tổng 1. Dân tộc Sán Dìu 10,8(%) 3,2(%) 31,4(%) 54,6(%) 185 (100%) 2. Độ tuổi < 20 23,1% 10,8% 18,4% 47,7% 65 (100%) 21- 40 15,6% 9,4% 28,1% 46,9% 32 (100%) 41 - 60 29,4% 0% 23,5% 47,1% 51(100%) 61- 70 26% 0% 18,5% 55,5% 27(100%) >70 30% 0% 50% 20% 10(100%) 3. Trình độ

Chưa hoặc không đi học 57,1% 0% 34,3% 8,6% 35 (100%) Tiểu học 28% 2(%) 36% 28% 25(100%) Trung học cơ sở 17,6% 5,9 % 21,6% 54,9% 51(100%) Trung học phổ thông 0% 6,7% 30% 63,3% 30(100%) Sơ - Trung cấp 0% 0% 12% 88% 25(100%) Cao đẳng - Đại học 0% 0% 0% 100% 17(100%) Trên Đại học 0% 0% 0% 100% 2(100%) 4. Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 9,1% 3,6% 7,3% 80% 55(100%) Nội trợ 55,6% 0% 33,3% 11,1% 18(100%) Nghề nông 14,9% 2,1% 40,4% 42,6% 47(100%) Công nhân 0% 0% 75% 25% 12(100%) Giáo viên 0% 0% 0% 100% 4(100%) Lực lượng vũ trang 14,3% 0% 28,6% 57,1% 7(100%) Cán bộ, công chức 0% 0% 0% 100% 8(100%) Buôn bán 10,7% 0% 25% 64,3% 28(100%) Nghỉ hưu 0% 0% 0% 100% 6(100%) 5. Kinh tế gia đình Còn khó khăn 11,3% 3,2% 30,6% 54,8% 62(100%) Trung bình 4,9% 0% 32,7% 62,4% 101(100%) Dư dật 0% 0% 81,8% 18,2% 22(100%)

6. Mức độ thường xuyên đi khỏi làng

Không bao giờ ra khỏi làng 40,9% 0% 50% 9,1% 22(100%) Thỉnh thoảng đi ra khỏi làng 0% 0% 67,5% 32,5% 40(100%) Đi thường xuyên nhưng ngắn ngày 0% 0% 21,1% 78,9% 76(100%) Đi thường xuyên và dài ngày 0% 8,5% 14,9% 76,6% 47(100%)

Kết quả ở bảng trên cho thấy:

Đồng bào người Sán Dìu có ý thức cao đối với vai trò của tiếng Việt. Khi tiến hành hỏi 185 người (100% số người được hỏi đều khẳng định cần phải sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp và học tập). Vì vậy, khả năng sử dụng tiếng phổ thông của người Sán Dìu thuộc các đối tượng như học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên, nghỉ hưu đều tốt. Nhận thức được tầm quan trọng của tiếng Việt đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc phổ biến, giảng dạy tiếng Việt nói riêng cho sự phát triển văn hóa xã hội của đồng bào người Sán Dìu ở Thái Nguyên.

Tuy nhiên, khảo sát mục đích của việc học tiếng Việt ở người Sán Dìu thì thu được kết quả có 10,8% số người Sán Dìu được phỏng vấn trả lời để giao tiếp; 31,4% là để giao tiếp và phục vụ cuộc sống. Như vậy có thể thấy số người khảo sát học tiếng Việt có lựa chọn lý do học hành lên cao là mục đích của việc học tiếng Việt và chủ yếu là ở nhóm đối tượng trẻ tuổi (<20 tuổi), học sinh, giáo viên với trình độ cao, nhận thức đầy đủ và có điều kiện giao lưu tiếp xúc nhiều sẽ giúp người dân có ý thức tốt hơn về vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống.

2.5.1.2. Thái độ đối với lý do sử dụng tiếng Việt

Để thấy được thái độ ngôn ngữ của người Sán Dìu với tiếng Việt chúng tôi đã tìm hiểu lí do họ sử dụng tiếng Việt. Với câu hỏi “Bạn nói tiếng Việt vì…” (câu 32 - Phiếu khảo sát) với 4 câu trả lời chúng tôi đưa ra cho người dân lựa chọn là:

(1) Vì người cùng giao tiếp không biết tiếng dân tộc của bạn (2) Để giao tiếp với người khác dân tộc

(3) Vì bạn thích (4) Ý kiến khác

Bảng 2.13: Thái độ của người Sán Dìu với lý do học tiếng Việt Mục đích Đối tượng (1) (2) (3) (4) Tổng 1. Dân tộc Sán Dìu 87,6% 7% 0% 5,4% 185 (100%) 2. Độ tuổi < 20 53,8% 27,7% 6,2% 12,3% 65(100%) 21- 40 34,4% 53,1% 12,5% 0% 32(100%) 41 - 60 74,5% 23,5% 0% 2% 51(100%) 61- 70 59,3% 22,2% 11,1% 7,4% 27(100%) >70 80% 20% 0% 0% 10(100%) 3. Trình độ

Chưa hoặc không đi học 65,7% 25,7% 2,9% 5,7% 35 (100%) Tiểu học 40% 48% 4% 8% 25(100%) Trung học cơ sở 68,6% 17,6% 5,9% 7,9% 51(100%) Trung học phổ thông 40% 50% 6,7% 3,3% 30(100%) Sơ - Trung cấp 32% 52% 12% 4% 25(100%) Cao đẳng - Đại học 23,5% 76,5% 0% 0% 17(100%) Trên Đại học 0% 100% 0% 0% 2(100%) 4. Nghề nghiệp

Học sinh, sinh viên 30,9% 52,7% 7,3% 9,1% 55(100%) Nội trợ 83,3% 16,7% 0% 0% 18(100%) Nghề nông 51,1% 42,6% 4,2% 2,1% 47(100%) Công nhân 25% 75% 0% 0% 12(100%) Giáo viên 0% 100% 0% 0% 4(100%) Lực lượng vũ trang 14,3% 71,4% 0% 14,3% 7(100%) Cán bộ, công chức 0% 87,5% 12,5% 0% 8(100%) Buôn bán 50% 42,9% 0% 7,1% 28(100%) Nghỉ hưu 66,6% 16,7% 0% 16,7% 6(100%) 5. Kinh tế gia đình Còn khó khăn 67,8% 25,8% 1,6% 4,8% 62(100%) Trung bình 76,2% 17,8% 4% 2% 101(100%) Dư dật 77,3% 22,7% 0% 0% 22(100%)

6. Mức độ thường xuyên đi khỏi làng

Không bao giờ ra khỏi làng 50% 36,4% 4,5% 9.1% 22(100%) Thỉnh thoảng đi ra khỏi làng 35% 50% 10% 5% 40(100%) Đi thường xuyên nhưng ngắn ngày 73,7% 23,7% 0% 2,6% 76(100%) Đi thường xuyên và dài ngày 89,4% 10,6% 0% 0% 47(100%)

Tổng số 162 (87,6%) 13 (7%) 0 (0%) 10 (5,4%) 185 (100%)

Như kết quả đã thấy ở bảng trên có thể rút ra một số nhận xét cụ thể như sau:

Xét trên tổng thể, người Sán Dìu phần lớn nói tiếng Việt vì người cùng giao tiếp không biết nói tiếng dân tộc của họ chiếm 87,6%, sử dụng tiếng Việt cho tiện và nhiều người hiểu; nhiều người ngại nói tiếng người Sán Dìu khi giao tiếp nơi công cộng. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ người Sán Dìu >70 tuổi vẫn sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình để giao tiếp.

Xét về tuổi tác, người Sán Dìu ở độ tuổi càng cao thì tỉ lệ nói tiếng Việt càng thấp, người Sán Dìu ở độ tuổi trẻ tỉ lệ không biết tiếng Sán Dìu của họ càng cao. Có đến 74,5% số người Sán Dìu ở độ tuổi 41- ``60 lựa chọn lí do học tiếng Việt để giao tiếp với các dân tộc khác. Những người ở độ tuổi dưới 20 tuổi cũng ưu tiên tiếng Việt khi giao tiếp với người khác dân tộc (27,7%). Kết quả cho thấy tỉ lệ sử dụng tiếng Việt ở độ tuổi trẻ cao hơn do các em được đến trường tiếp xúc với tiếng Việt nhiều, trình độ học vấn của các em càng cao thì khả năng sử dụng tiếng Việt tốt hơn so với người lớn tuổi. Chính vì vậy các em sẽ chủ động trong việc sử dụng tiếng Việt để nói chuyện giao tiếp với mọi người xung quanh mà không cần đến việc có biết tiếng mẹ đẻ hay không.

Xét về một số phân tầng khác như trình độ, nghề nghiêp, mức độ thường xuyên ra khỏi làng thì kết quả cho thấy hầu hết học sinh, cán bộ viên chức, giáo viên, nghỉ hưu, những người thường xuyên ra khỏi làng thường chọn lý do thứ hai (nói tiếng Việt để giao tiếp với người khác dân tộc). Về điều kiện kinh tế cho thấy sự khác nhau giữa 3 nhóm. Nhóm có điều kiện kinh tế dư dật có khả năng sử dụng tiếng Việt cao hơn do có cơ hội tiếp xúc nhiều với tiếng Việt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 65 - 69)