Sự đánh giá về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dì uở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 80 - 82)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Sự đánh giá về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dì uở

Tiếng Sán Dìu là phương tiện giao tiếp trong nội bộ nhóm người Sán Dìu, gắn bó máu thịt với truyền thống văn hóa của dân tộc. Ở Thái Nguyên, tiếng Sán Dìu được tuyên truyền rộng rãi thông qua các chương trình văn nghệ nhằm phổ biến đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; truyền bá những kiến thức phổ cập về sản xuất, khoa học kĩ thuật và văn hóa xã hội mà các dân tộc miền núi cần biết nhằm nâng cao dân trí, phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần. Mặt khác, thực tế cho đến hiện nay tiếng Sán Dìu vẫn chưa dược đầu tư nghiên cứu đúng mức. Tư liệu và sự hiểu biết của người Sán Dìu chưa đầy đủ để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của dân tộc mình. Chính vì thế, tiếng Sán Dìu cần được miêu tả và nghiên cứu trên các bình diện để có thể thấy được bức tranh phong phú và đa dạng vốn có của nó. Chỉ ra được sự cần thiết của tiếng Sán Dìu trong mối quan hệ với văn hóa truyền thống của người Sán Dìu (phong tục tập quán, lễ hội, tín ngưỡng, văn học....). Đây không chỉ là yêu cầu đối với việc nghiên cứu khoa học mà còn là căn cứ để góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa trong đó có ngôn ngữ của người Sán Dìu.

Đối với tiếng Sán Dìu, hiện nay có nhiều luồng suy nghĩ khác nhau. Có thể trình bày khái quát như sau:

Thứ nhất, đồng bào Sán Dìu ở Thái Nguyên rất mong muốn tiếng Sán

Dìu được phổ biến và phát triển rộng rãi trong dân tộc.

Thứ hai, một bộ phận đặc biệt là lớp trẻ (học sinh, sinh viên, thanh

niên) đi làm hoặc thoát li đi học không muốn học tiếng Sán Dìu vì khó và mất nhiều thời gian cũng như chưa nhận thức được mục đích của việc học tiếng Sán Dìu.

Thứ ba, không ít cán bộ người Sán Dìu cho rằng khó có khả năng thực hiện việc bảo tồn và phát triển tiếng Sán Dìu vì những lí do:

- Không có kinh phí để tiến hành mở lớp. - Việc đào tạo giáo viên rất khó khăn.

- Học sinh không hào hứng với tiếng dân tộc của mình.

- Công tác tuyên truyền bằng tiếng Sán Dìu trên radio, tivi chưa có.

Đây là những tâm tư của các cán bộ ngành giáo dục - đào tạo luôn tâm huyết và trăn trở đối với việc bảo tồn và phát triển tiếng Sán Dìu vì hơn ai hết họ là người am hiểu sâu sắc tình hình sử dụng tiếng Sán Dìu ở Thái Nguyên và những khó khăn cần giải quyết khi tiến hành dạy tiếng Sán Dìu.

Tuy nhiên, đồng bào Sán Dìu luôn mong muốn tiếng nói của dân tộc mình được sử dụng và tuyên truyền rộng rãi để mọi người cùng biết đến góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Để giải quyết đúng đắn nguyện vọng của người Sán Dìu, Nhà nước cần có những chủ trương cụ thể về vấn đề này cũng như biện pháp chỉ đạo thực hiện đồng bộ, tập trung từ trung ương đến địa phương thông qua cơ quan chức năng là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Trong quá trình thực hiện Quyết định 53 - CP của Hội đồng Chính phủ ngày 22/2/1980 đối với tiếng nói và chữ viết của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực tế đã chỉ ra rằng, xét về mặt chỉ đạo, không thể giao vấn đề này cho các tỉnh tự quyết định và giải quyết, bởi lẽ các địa phương không đủ khả năng đảm nhiệm, mặt khác không đảm bảo được tính thống nhất về chủ trương và biện pháp thực hiện giữa các vùng của cùng một dân tộc.

Việc cung cấp những cứ liệu khảo sát được coi là cơ sở khoa học để Đảng và Nhà nước có chủ trương, chính sách đáp ứng nguyện vọng của người Sán Dìu.

3.2. Các phương hướng và giải pháp đối với cảnh huống ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 80 - 82)