Một số đề xuất và giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 84 - 113)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.3. Một số đề xuất và giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát triển ngôn ngữ

Những đặc điểm trên của bức tranh ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên có thể nói là đặc điểm tương đối điển hình cho vùng dân tộc thiểu số ở Thái

Nguyên. Trên cơ sở những kết quả đã thu được trong quá trình nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu, chúng tôi bước đầu đưa ra một số kiến nghị cho vấn đề bảo tồn, phát triển ngôn ngữ.

3.2.3.1. Xây dựng chữ viết cho người Sán Dìu ở Thái Nguyên

Chữ viết có vai trò quan trọng nên cần có chủ trương tiếp tục hoàn thiện và dạy chữ viết cho người Sán Dìu ngay từ bậc tiểu học. Cần tiếp tục tổ chức những lớp học cơ bản về tiếng dân tộc cho giáo viên Trường Phổ thông dân tộc nội trú, cho cán bộ xã. Người giáo viên không chỉ nắm chắc kỹ năng và các tri thức về tiếng Việt mà còn phải hiểu những đặc điểm cơ bản của tiếng Sán Dìu của học sinh mà còn dạy để lường trước và giúp học sinh hiểu được bản chất các lỗi tiếng Việt khi tạo lập văn bản.

Hiện nay, những tri thức tâm linh, thế giới quan truyện cổ, dân ca, y học dân gian của dân tộc Sán Dìu đang trở thành những kỉ vật ngày xưa để lại, nhưng không được phát huy giá trị đích thực mà ông cha đã kết tinh từ ngàn đời. Mặc dù đã có cơ chế, chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa nói chung, bảo tồn tiếng nói, chữ viết nói riêng nhưng việc nghiên cứu và bảo tồn tiếng nói, chữ viết còn rất khiêm tốn. Một phần do người Sán Dìu biết chữ viết của dân tộc mình quá ít nên không thể truyền tải được những giá trị bản sắc của dân tộc mình. Để bảo tồn ngôn ngữ của người Sán Dìu thì việc xây dựng chữ viết chính thức là yếu tố đầu tiên và giữ vị trí quan trọng nhất. Chữ viết chính là cơ sở và động lực giúp người Sán Dìu có thể học hỏi được những kinh nghiệm từ xa xưa của dân tộc mình. Những tri thức có giá trị sẽ là động cơ giúp người học muốn học chữ và giao tiếp với người cùng dân tộc.

Với mỗi dân tộc ngôn ngữ và bản sắc dân ca là hai nội dung cơ bản góp phần hiệu quả bảo tồn và phát triển nhiều nội dung khác của dân tộc Sán Dìu. Tuy nhiên làm thế nào để giữ được tiếng nói và nghiên cứu phát triển ngôn ngữ Sán Dìu vẫn đang là câu hỏi đặt ra. Đây là một thách thức lớn đối với dân tộc Sán Dìu khi xã hội ngày một phát triển, việc bảo tồn và phát triển tiếng Sán Dìu

lại càng gặp khó khăn hơn khi môi trường giao tiếp tiếng Sán Dìu ngầy càng bị thu hẹp. Nếu không giữ được tiếng Sán Dìu, tất cả những việc bảo tồn di sản văn hóa sẽ dừng lại, không phát huy và phát triển được, có thể thế hệ mai sau con cháu Sán Dìu chỉ nhìn thấy, nghe thấy và xem thấy những giá trị văn hóa vô giá của văn hóa Sán Dìu trong các thư viện, bảo tàng. Để tiếng Sán Dìu được duy trì thì tất cả các thôn xóm ở các địa phương có đông người Sán Dìu sinh sống xây dựng quy ước, vận động người Sán Dìu khi giao tiếp ở ngoài xã hội bằng tiếng phổ thông, khi về nhà hay sinh hoạt cộng đồng dân tộc Sán Dìu phải nói tiếng Sán Dìu nhằm duy trì và phát triển ngôn ngữ Sán Dìu cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Thực tế điều tra cho thấy ở những địa bàn càng xa trung tâm thì việc sử dụng tiếng mẹ đẻ của cư dân tại đó càng nhiều hơn việc sử dụng tiếng phổ thông do đó cần lưu ý hơn đến việc dạy tiếng Việt cho học sinh ở đây. Ở những khu trung tâm thường có nguy cơ người người Sán Dìu từ bỏ tiếng mẹ đẻ của mình. Do vậy, ở khu vực này cần lưu ý hơn đến việc dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh người Sán Dìu. Điều này đặt ra cho chúng ta, đặc biệt là các nhà quản lý nhiệm vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng me đẻ của mỗi dân tộc, tránh nguy cơ diệt vong. Muốn làm được điều này rất cần đến những phương cách giáo dục ngôn ngữ trong nhà trường sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao.

Cần thiết phải đưa chương trình đào tạo giáo viên người Sán Dìu, dạy tiếng dân tộc vào các trường đại học, cao đẳng sư phạm, đặc biệt là những trường sư phạm như Đại học Sư phạm Thái Nguyên - nơi trực tiếp đào tạo đội ngũ giáo viên cho tỉnh. Đây là tiền đề để thực hiện dạy học tiếng Sán Dìu và giáo dục song ngữ trong nhà trường phổ thông. Hình thức giáo dục ngôn ngữ mẹ đẻ không gây nên tác động tiêu cực đối với khả năng hành ngôn của đứa trẻ trong quá trình học các môn. Đối với học sinh người Sán Dìu, trường học là tác nhân cơ bản nhằm phát triển ngôn ngữ mẹ đẻ của các em.

Sán Dìu. Đồng thời kết hợp dạy trẻ nhỏ người Sán Dìu có được khả năng đọc viết ngôn ngữ Sán Dìu tương đối bền vững rồi mới cho học viết và học đọc tiếng Việt. Tuy nhiên, việc đưa chữ viết vào nhà trường vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của cộng đồng người thuộc người Sán Dìu. Chính vì thế, để ngôn ngữ Sán Dìu được sử dụng rộng rãi thì người Sán Dìu phải thấy được lợi ích và môi trường phù hợp để giao tiếp.

Việc xây dựng chương trình và tài liệu dạy học tiếng Sán Dìu được đội ngũ những người có kinh nghiệm dạy học, chuyên môn ở từng môn học trong tỉnh biên soạn theo sự chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo, biên soạn bằng tiếng Việt. Sau khi được thẩm định thì chương trình sẽ được dịch sang tiếng Sán Dìu bởi những người thông hiểu tiếng Sán Dìu. Tuy nhiên, những người dịch ra tiếng Sán Dìu thường không am hiểu được chuyên môn, do vậy, cần thiết phải đào tạo một đội ngũ những người có chuyên môn và thông thạo tiếng Sán Dìu.

Bên cạnh đó, các địa phương có thể tô chức các cuộc thi văn nghệ, thi viết và nói tiếng Sán Dìu để giao lưu văn hóa giữa các thôn xóm, các huyện, tỉnh. Thu hút người tham gia đặc biệt là thế hệ trẻ để họ nhận thức được giá trị độc đáo của văn hóa Sán Dìu. Đồng thời tuyên truyền phối hợp với lực lượng thanh niên, phụ nữ các trường để truyền thụ (vì muốn biết hát thì phải biết tiếng Sán Dìu), vì vậy gia đình chính là cái nôi vô cùng quan trọng nuôi dưỡng và duy trì nét đẹp văn hóa của một dân tộc.

3.2.3.2. Thực hiện chính sách song ngữ và vấn đề dạy song ngữ.

Có thể nói chìa khóa giáo dục là con đường cơ bản để bảo tồn sự đa dạng ngôn ngữ không chỉ với người Sán Dìu ở Thái Nguyên mà còn ở bất cứ dân tộc nào khác. Quan điểm mà nhiều nhà nghiên cứu đi trước mà chúng tôi kế thừa được chính là Việt Nam nên là một quốc gia song ngữ, trong đó bao gồm các cá

nhân song ngữ: trạng thái song ngữ này bao gồm 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và một ngôn ngữ khác. Ngôn ngữ khác ở đây có thể là một ngoại ngữ nào đó hoặc một ngôn ngữ dân tộc thiểu số. Từ quan điểm đó, ứng với đề tài đang nghiên cứu, chúng ta có thể thấy rằng, từ góc độ giáo dục, đẩy mạnh giáo dục ngôn ngữ đối với tiếng Việt và tiếng Sán Dìu là một hướng đi đúng đắn.

Chính sách ngôn ngữ người Sán Dìu cần hiện nay là chính sách song ngữ. Giáo dục song ngữ sẽ góp phần làm chuyển hướng sự biến đổi ngôn ngữ. Nhà trường là nơi thay các bậc phụ huynh dạy ngôn ngữ người Sán Dìu với tư cách là tiếng mẹ đẻ cho con em đồng bào người Sán Dìu. Trường học cũng là nơi giúp các em học tập được ngôn ngữ phổ thông ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Cần phát triển mạnh loại hình giao tiếp tiếng Việt - tiếng Sán Dìu. Trong các gia đình cần tuyên truyền ý nghĩa của việc dạy tiếng Sán Dìu cho con em trước khi đến tuổi đi học và cần tăng cường giao tiếp với con em mình bằng song ngữ tiếng Sán Dìu và tiếng Việt. Trong nhà trường, ngay từ bậc tiểu học cần dạy cho học sinh người Sán Dìu học theo chương trình song ngữ tiếng Việt - tiếng Sán Dìu; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa giữa các trường. Thông qua các chương trình hoạt động giao lưu văn hóa, các trường có điều kiện tổ chức các hoạt động ngoại khóa giúp cho giáo viên có cơ hội gần gũi học sinh, truyền đạt kiến thức cho học sinh dễ hiểu qua việc vừa giảng dạy bằng tiếng Việt vừa giải thích, chuyển ngữ sang tiếng Sán Dìu.

Cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể bằng hình thức đưa tiếng nói của người Sán Dìu thành một môn học trong nhà trường, trong các hội thi giao lưu sinh hoạt văn hóa, hoạt động múa, hát, kể chuyện… ở địa phương để vừa giữ gìn được nét đẹp của văn hóa Sán Dìu, vừa góp phần giúp thế hệ trẻ thấy được giá trị của ngôn ngữ Sán Dìu trong đời sống hàng ngày. Bên cạnh đó, mở các lớp đào tạo đội ngũ giáo viên dạy ở các trường dân tộc nội trú, trường bán trú. Sau khi tốt nghiệp người học các lớp này sẽ trở thành những người song ngữ cân bằng, không chỉ nắm chắc kiến thức, kĩ năng và các tri thức về tiếng Việt

mà còn hiểu được những đặc điểm cơ bản của tiếng Sán Dìu và văn hóa dân tộc của học sinh cư trú nơi mình dạy. Do vậy, hệ giáo dục phổ thông cần chú trọng đào tạo giáo viên người địa phương.

Khi dạy tiếng mẹ đẻ cho học sinh người Sán Dìu nói riêng và đồng bào người Sán Dìu nói chung, chúng tôi kiến nghị cần dạy cả chữ viết cho họ vì khả năng nói - viết sẽ giúp cho văn hóa Sán Dìu được khẳng định và tái sinh. Mặt khác, cần tạo môi trường giao tiếp, chính sách khuyến khích, thi đua - khen thưởng và hỗ trợ người Sán Dìu ở Thái Nguyên trước khi đến trường, ngoài trường và sau khi ra trường đối với việc sử dụng ngôn ngữ Sán Dìu.

Trong quá trình triển khai áp dụng chương trình dạy học tiếng Sán Dìu thí điểm cần phải có sự nghiên cứu, rút kinh nghiệm thực tế thường xuyên để kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế để không ngừng hoàn thiện.

3.2.3.3. Bảo tồn ngôn ngữ Sán Dìu

Ngôn ngữ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp nâng cao dân trí của mọi người, mọi dân tộc; và làm được vai trò đó là nhờ ngôn ngữ có những bản chất đặc biệt, chức năng đặc biệt. Nhìn vào cả quá trình phát triển lịch sử lâu dài của loài người, chúng ta có thể thấy rõ vai trò và tác dụng này của ngôn ngữ. Cùng với sự phát triển của tư duy, của ý thức, ngôn ngữ đã góp phần hoàn thiện con người, là dấu hiệu phân biệt con người với con vật. Ngôn ngữ được coi là một trong những tiêu chuẩn chính, góp phần làm nên diện mạo, bản sắc của một dân tộc, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác. Trong các mặt đời sống của một dân tộc, một đất nước thì ngôn ngữ gắn bó với ý thức về một ngôn ngữ quốc gia chung. Ngôn ngữ cũng thường được coi là tiêu chuẩn chính, góp phần làm nên cái nền tảng về giá trị bản sắc, tinh hoa của nền văn hóa dân tộc, đưa văn hóa trở thành mục tiêu và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Vì thế, muốn xây dựng và phát triển kinh tế của người Sán Dìu ở Thái Nguyên cần phải có sự quan tâm đúng mức, sự chú ý đầy đủ đến việc bảo tồn

và phát triển ngôn ngữ Sán Dìu đặc biệt là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh…

Để bảo tồn ngôn ngữ Sán Dìu giải pháp vận động tất cả các thôn xóm ở các địa phương có đông người Sán Dìu sinh sống xây dựng quy ước, vận động người Sán Dìu khi giao tiếp ở ngoài xã hội bằng tiếng phổ thông, khi về nhà hay sinh hoạt cộng đồng người Sán Dìu phải nói tiếng Sán Dìu nhằm duy trì và phát triển ngôn ngữ Sán Dìu cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu đối với các vấn đề liên quan đến bảo tồn ngôn ngữ Sán Dìu ở các huyện thuộc tỉnh Thái Nguyên, huy động được đội ngũ cán bộ ở các địa phương tham gia. Ngoài ra, nên thường xuyên mở các chuyên đề, hội nghị đúc rút kinh nghiệm đối với vấn đề giáo dục ngôn ngữ Sán Dìu. Đây là vấn đề cần có sự chung tay của các nhà giáo dục, các nhà hoạch định chính sách của cả các nhà khoa học, những người nghiên cứu ngôn ngữ học. Những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn là căn cứ quan trọng để những nhà hoạch định chính sách đưa ra những giải pháp phù hợp, mặt khác giúp đánh giá hiệu quả của những giải pháp đó trong khi được triển khai. Kinh nghiệm cho thấy không thế áp dụng cứng nhắc một mô hình giáo dục ngôn ngữ duy nhất cho mọi nơi. Tùy thuộc vào năng lực tiếng Việt của học sinh Sán Dìu và cảnh huống ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên mà áp dụng một cách linh hoạt những chiến lược giáo dục ngôn ngữ khác nhau. Do đó, cần có sự điều tra nghiên cứu một cách hệ thống làm cơ sở xác định các cách tiếp cận giáo dục đa ngữ phù hợp với bối cảnh cụ thể của đồng bào người Sán Dìu ở Thái Nguyên.

Cần xúc tiến xây dựng ngôi nhà đặc trưng của dân tộc Sán Dìu ở Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam và nhà trưng bày hiện vật văn hóa vật thể dân tộc Sán Dìu gắn với du lịch để quảng bá. Qua đó, tuyên truyền để mọi người biết đến những giá trị bản sắc cần giữ gìn và bảo tồn của dân tộc Sán Dìu qua thời gian trong đó tiếng nói và chữ viết là yếu tố cốt lõi.

Đẩy mạnh tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan đến lịch sử, chữ viết, truyền thống văn hóa của dân tộc. Chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ chức các hoạt động cộng đồng, định hướng cho lớp trẻ Sán Dìu tiếp thu mặt tích cực, tinh hoa của văn hóa hiện đại, đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào văn hóa, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.

3.2.3.4. Sự ủng hộ, đầu tư của Đảng và Nhà nước

Di sản văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta. Việt Nam là quốc gia có cộng đồng 54 dân tộc với đa sắc màu văn hóa, tạo nên tính thống nhất trong đa dạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người đặt nền móng, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trong tư tưởng của Người: “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Giarai hay Êđê, Xê đăng hay Bana và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt” [Hồ Chí Minh (2011), tập 4]; “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”. Thấm nhuần tư tưởng và lời dạy của Người, Đảng và Nhà nước luôn ủng hộ và đầu tư cho việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên thông qua các chủ trương:

- Thành lập Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 84 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)