Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dì uở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 59 - 65)

6. Cấu trúc của luận văn

2.4.2. Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dì uở Thái Nguyên

Ở phần 2.4.1, luận văn đã nghiên cứu và phân tích năng lực của người Sán Dìu ở Thái Nguyên trên 2 khía cạnh năng lực tiếng Việt và năng lực tiếng Sán Dìu. Trong phần này luận văn của chúng tôi nghiên cứu về tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

2.4.2.1. Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu trong giao tiếp gia đình

- Đối với phạm vi giao tiếp gia đình, chúng tôi đưa ra 10 tình huống giao tiếp:

(1) Ngôn ngữ thường dùng khi nói với ông,bà (2) Ngôn ngữ thường dùng khi nói với cha,mẹ (3) Ngôn ngữ thường dùng khi nói với vợ, chồng

(4) Ngôn ngữ thường dùng khi nói với anh, chị, em ruột (5) Ngôn ngữ thường dùng khi nói với con, cháu

- Những tình huống chung khi nói chuyện với người thân trong những ngữ cảnh cụ thể:

(1) Ngôn ngữ nói với người thân khi ăn cơm

(2) Ngôn ngữ nói với người thân khi thực hiện nghi lễ

(3) Ngôn ngữ nói với người thân khi trao đổi các vấn đề mang tính chính trị, hành chính

(4) Ngôn ngữ nói với người thân khi tranh luận, cãi nhau (5) Ngôn ngữ sử dụng khi tức giận với con cái

- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình theo từng đối tượng giao tiếp

Kết quả khảo sát về tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình theo từng đối tượng giao tiếp được trình bày cụ thể như sau:

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của người Sán Dìu (theo đối tượng giao tiếp)

Đối tượng giao tiếp Ngôn ngữ sử dụng Kết quả (Số lượng, tỉ lệ %) Ông, bà Tiếng Việt 25 (13,5%) Tiếng Sán Dìu 160 (86,5%) Cha, mẹ Tiếng Việt 43 (23,2%) Tiếng Sán Dìu 142 (76,8%) Vợ, chồng Tiếng Việt 68 (36,8%) Tiếng Sán Dìu 117 (63,2%) Anh, chị em ruột Tiếng Việt 123 (66,5%) Tiếng Sán Dìu 62(33,5%) Con cháu Tiếng Việt 155 (83,8%) Tiếng Sán Dìu 30 (16,2%)

(Nguồn: Phiếu điều tra)

Kết quả này đã phản ánh phần nào thực tế sử dụng tiếng Sán Dìu của các thành viên trong gia đình: Khi nói với những người già cả, lớn tuổi thì hầu như lớp trẻ tuổi nói tiếng Sán Dìu. Mức độ nói tiếng mẹ đẻ giảm dần ở các thành viên trẻ trong gia đình. Họ sử dụng tiếng Việt chiếm tỉ lệ cao hơn : Khi giao tiếp với con cháu là 83,8%, còn anh chị em ruột nói chuyện với nhau thì tỉ lệ là 33,5% sử dụng tiếng Sán Dìu so với 66,5% sử dụng tiếng Việt.

Quan sát và phỏng vấn sâu hơn, chúng tôi nhận thấy, trong gia đình, cha mẹ khi nói với con cái nhất là việc học hành thì dùng tiếng Việt nhiều hơn.

Khi giao tiếp giữa anh, chị em ruột, họ sử dụng tiếng Việt nhiều vì chủ đề của các câu chuyện liên quan đến giới trẻ như phim ảnh, ca nhạc. Đây là những lĩnh vực mà ngôn ngữ Sán Dìu có nhiều từ khó diễn đạt.

Như vậy, xét trên tổng thể, ở phạm vi giao tiếp trong gia đình thì sự lựa chọn ngôn ngữ của người Sán Dìu có sự khác nhau tùy vào mục đích giao tiếp để lựa chọn ngôn ngữ phù hợp.

- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp với người thân trong gia đình theo ngữ cảnh giao tiếp

Kết quả khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp với người thân trong gia đình theo ngữ cảnh giao tiếp được trình bày cụ thể:

Bảng 2.9: Tình hình sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình của người Sán Dìu (theo ngữ cảnh giao tiếp)

Hoàn cảnh Ngôn ngữ Tổng

Khi ăn cơm Tiếng Việt 35 (18,9%)

Tiếng Sán Dìu 150 (81,1%)

Khi thực hiện các nghi lễ Tiếng Việt 4 (2,2%)

Tiếng Sán Dìu 181(97,8%)

Khi trao đổi các vấn đề chính trị, thời sự

Tiếng Việt 167 (90,3%)

Tiếng Sán Dìu 18 (9,7%)

Khi tranh luận, cãi nhau Tiếng Việt 11 (5,9%)

Tiếng Sán Dìu 174 (94,1)

Khi tức giận với con cái Tiếng Việt 85 (45,9%)

Tiếng Sán Dìu 100 (54,1%)

Trong tất cả các tình huống giao tiếp với người thân ở những ngữ cảnh khác nhau mà đề tài đặt ra, tỉ lệ người Sán Dìu sử dụng nhiều nhất tiếng mẹ đẻ khi ăn cơm, trong nghi lễ cúng bái; tranh luận, cãi nhau. Tình huống giao tiếp gia đình có tỉ lệ người dân sử dụng cả tiếng Việt và tiếng Sán Dìu là khi tức giận với con cái và khi trao đổi các vấn đề mang tính chính luận hay việc học hành của con cái. Nhìn chung, có thể thấy, với những tình huống giao tiếp mang tính chất suồng sã, thân mật (khi tranh luận, cãi nhau hay tức giận với con cái) thì người Sán Dìu ưu tiên ngôn ngữ của dân tộc mình. Tình huống nghi lễ trong gia đình là tình huống hầu hết người Sán Dìu sử dụng ngôn ngữ của mình. Với những người sử dụng tiếng Việt khi trao đổi các vấn đề mang tính chính luận, học hành, theo khảo sát của chúng tôi phần lớn là do ngôn ngữ Sán Dìu có nhiều từ ngữ khó diễn đạt được vấn đề chính trị... Mặt khác, có nhiều cụm từ mang tính hành chính, chính trị như “ủy ban nhân

dân, hội đồng nhân dân...” thì không có trong ngôn ngữ dân tộc mà dùng luôn từ tiếng Việt.

2.4.2.2. Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu trong giao tiếp cộng đồng

Đối với giao tiếp ở cộng đồng, luận văn đưa ra các tình huống giao tiếp cụ thể và kết quả sẽ được trình bày như sau:

- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi thực hiện các hoạt động cộng đồng

Để khảo sát tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi thực hiện các hoạt động xã hội, luận văn đã đưa ra 6 tình huống giao tiếp cụ thể:

(1) Hát dân ca Sán Dìu (2) Hát nhạc mới

(3) Kể chuyện cổ tích Sán Dìu (4) Cầu cúng, lễ bái

(5) Cưới hỏi, tang ma (6) Ghi chép

Và kết quả được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.10: Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi thực hiện các hoạt động cộng đồng

Hoàn cảnh Ngôn ngữ Tổng

Hát dân ca Sán Dìu Tiếng Việt 0 (0%)

Tiếng Sán Dìu 185 (100%)

Hát nhạc mới Tiếng Việt 185 (100%)

Tiếng Sán Dìu 0 (%)

Kể chuyện cổ tích Sán Dìu Tiếng Việt 15 (8,1%)

Tiếng Sán Dìu 170 (91,9%)

Cầu cúng, lễ bái Tiếng Việt 0 (%)

Tiếng Sán Dìu 185 (100%)

Cưới hỏi, tang ma Tiếng Việt 31 (16,8%)

Tiếng Sán Dìu 154 (83,2%)

Ghi chép Tiếng Việt 181 (97,8%)

Những số liệu trên cho thấy khi thực hiện các hoạt động trong cộng đồng, người Sán Dìu luôn ưu tiên lựa chọn tiếng mẹ đẻ của mình. Hoạt động hát dân ca Sán Dìu và cầu cúng, lễ bái là hoạt động được sử dụng hoàn toàn tiếng dân tộc. Trong các hoạt động nghi lễ, cưới hỏi, kể chuyện cổ tích Sán Dìu cũng được người Sán Dìu lựa chọn với tỉ lệ cao (> 90%). Trong ghi chép có 4 người sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình chủ yếu là người già và thầy cúng còn tuyệt đại đa số đều sử dụng tiếng Việt để ghi chép. Điều này cho thấy tiếng Việt có sự ưu thế vượt trội ở khía cạnh viết so với ngôn ngữ Sán Dìu...

Những kết quả vừa được phân tích ở trên đã khẳng định vai trò của ngôn ngữ Sán Dìu trong hoạt động cộng đồng. Điều đó phần nào thể hiện vị thế của tiếng Việt nói chung và tiếng Sán Dìu nói riêng.

- Đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà

Với tình huống khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà thì chúng tôi chia làm 6 tình huống nhỏ tùy thuộc vào đối tượng giao tiếp:

(1) Đến nhà người Sán Dìu (2) Đến nhà người dân tộc khác (3) Đến nhà người dân tộc Kinh (4) Nói với khách là người Sán Dìu (5) Nói với khách là người dân tộc khác (6) Nói với khách là người Kinh

Bảng 2.11: Tình hình sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu khi đến nhà người khác và khi có khách đến nhà

Hoàn cảnh Ngôn ngữ Người Sán Dìu

Đến nhà người Sán Dìu Tiếng Việt 0 Tiếng Sán Dìu 145(78,4%) Cả hai ngôn ngữ 24(13%) Tùy trường hợp 16 (8,6%) Tổng 185(100%) Đến nhà người dân tộc khác Tiếng Việt 168 (90,8%) Tiếng Sán Dìu 0 Cả hai ngôn ngữ 0 Tùy trường hợp 17 (9,2) Tổng 185 (100%)

Đến nhà người dân tộc Kinh

Tiếng Việt 184 (99,5%) Tiếng Sán Dìu 0 Cả hai ngôn ngữ 0 Tùy trường hợp 1 (0,5%) Tổng 185 (100%) Nói với khách đến nhà là người người Sán Dìu

Tiếng Việt 89 (48,1%) Tiếng Sán Dìu 36 (19,5%) Cả hai ngôn ngữ 60 (32,4%) Tùy trường hợp 0 Tổng 185 (100%) Nói với khách đến nhà là người khác dân tộc Tiếng Việt 185 (100%) Tiếng Sán Dìu 0 Cả hai ngôn ngữ 0 Tùy trường hợp 0 Tổng 185 (100%)

Nói với khách là người Kinh

Tiếng Việt 185 (100%)

Tiếng Sán Dìu 0

Cả hai ngôn ngữ 0

Tùy trường hợp 0

Tổng 185 (100%)

Từ kết quả trên có thể thấy đối với khách đến nhà là người người Sán Dìu hay đến nhà người khác cùng dân tộc, người Sán Dìu ưu tiên nói tiếng mẹ

đẻ. Trong trường hợp đến nhà người Kinh, người Sán Dìu chủ yếu sử dụng tiếng Việt vì hầu hết người Kinh sống cạnh người Sán Dìu nhưng lại không nói được tiếng Sán Dìu nên khi đến nhà người Kinh, người Sán Dìu thường dùng tiếng Việt để giao tiếp. Đối với trường hợp khi có khách đến nhà là người khác dân tộc, tình hình cũng tương tự đại đa số người Sán Dìu sử dụng tiếng Việt để thuận lợi cho việc giao tiếp, trao đổi thông tin.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 59 - 65)