6. Cấu trúc của luận văn
1.3.1. Khái quát về người Sán Dìu
Ở Việt Nam, ngoài Thái Nguyên, người Sán Dìu còn cư trú tại các tỉnh: Tuyên Quang, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc...Tộc danh tự nhận của họ là Sán Dìu (Sán Dao). Các cộng đồng láng giềng gọi họ bằng nhiều tên khác nhau: Trại Đất, Trại Ruộng, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xé, Sán Nhiều, Slán Dao... Tất cả các tên gọi và tên tự gọi của người Sán Dìu đều chỉ ra rằng, họ có quan hệ gần gũi với cộng đồng người Dao (một trong 54 thành phần dân tộc
Việt Nam, có tên tự gọi là Dìu Miền hay Kiềm Miền và thường được các dân tộc khác gọi chung là Mán). Theo các tài liệu đã được công bố, người Sán Dìu ở Việt Nam phần lớn đều có nguồn gốc Quảng Đông (Trung Quốc). Họ mới di cư sang sinh sống tại Việt Nam cách đây vài trăm năm. Cộng đồng người Sán Dìu ở Thái Nguyên cũng là những người có tổ tiên xa kia là người Quảng Đông. Theo gia phả của gia đình ông Lê Hữu Nhất, xã Dân Chủ, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, tổ tiên xa kia của có nguồn gốc tại thôn Phong Lưu, xã Bách La, huyện Phương Thành, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Vào đời Càn Long, Nhà Thanh, tổ tiên họ di cư sang Việt Nam đến nay đã 13 đời (trên dưới 300 năm). Gia phả của dòng họ Lê này ghi rõ: người đầu tiên dẫn con cháu chuyển cư tới Việt Nam là ông Lê Dược Tiến. Quảng Ninh là điểm định cư đầu tiên của họ tại Việt Nam. Sau đó, họ di cư tới Thanh Trà, Phú Lương, Thái Nguyên. Đến đời cụ Lê Hữu Nhất, lại chuyển đến Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Hiện nay, Thái Nguyên là tỉnh có đông người Sán Dìu nhất ở nước ta (29,59%). Năm 1999 với 37.365 người (3,57%) họ đứng ở vị trí thứ 4 trong các dân tộc của tỉnh và có mặt ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố của Thái Nguyên. Người Sán Dìu phân bố chủ yếu ở vùng bán sơn địa, đông nhất là huyện Đồng Hỷ (40,8%) tiếp đến là Phổ Yên (21,8%), Phú Lương (12,2%), thành phố Thái Nguyên (9,2%) và ít nhất là huyện Định Hóa (0,09%). Năm 1960, người Sán Dìu có mặt ở 63/ 162 xã, phường của tỉnh trong đó huyện Đại Từ có 22 xã, huyện Đồng Hỷ có 21 xã, còn huyện Định Hóa và Võ Nhai không có xã nào có người Sán Dìu cư trú, số xã có người cư trú chiếm tỉ lệ thấp (59/63 xã chỉ chiếm đến 40%), chỉ có 3 xã chiếm trên 40% dân số là Phúc Thuận (44,9%) huyện Phổ Yên, Phúc Thọ (48,5%) huyện Đại Từ và Quang Trung (69%) huyện Đồng Hỷ.
Bảng 1.1: Tỉ lệ dân số người Sán Dìu chia theo xã năm 1960 và 1999 TT Địa phương Số xã Đến 40% 41 - 60% 61 - 100% 1960 1999 1960 1990 1960 1990 1960 1990 Tổng số xã Số xã có người Sán Dìu cư trú Tổng số xã Số xã có người Sán Dìu cư trú Toàn tỉnh 162 63 180 154 59 151 3 2 1 1 T.P.Thái Nguyên 5 4 25 25 4 25 0 0 0 0 Tx. Sông Công - - 9 9 - 9 - 0 - 0 Định Hóa 23 0 24 14 0 14 0 0 0 0 Đại Từ 31 22 31 28 21 28 1 0 0 0 Phú Lương 15 10 16 16 10 16 0 0 0 0 Võ Nhai 19 0 15 12 0 12 0 0 0 0 Đồng Hỷ 29 21 20 20 19 18 1 1 1 1 Phú Bình 23 2 22 15 2 14 0 1 0 0 Phổ Yên 17 4 18 15 3 15 1 0 0 0
Năm 1999, người Sán Dìu có mặt ở 154/182 xã phường của Thái Nguyên, dân số Sán Dìu ở mỗi xã vẫn chiếm tỉ lệ thấp, có 151/154 xã chiếm tỉ lệ từ 0,01 đến 40%, còn lại 3 xã chiếm tỉ lệ hơn 40% là Nam Hòa (61,6%), Tân Lợi (42,5%) thuộc huyện Đồng Hỷ và Bàn Đạt (41,3%) huyện Phú Bình.