Nguyên nhân dẫn đến tình hình sử dụng ngôn ngữ Sán Dì uở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 82 - 84)

6. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình hình sử dụng ngôn ngữ Sán Dì uở Thái Nguyên

hiện nay

Thực trạng sử dụng ngôn ngữ của người Sán Dìu ở Thái Nguyên nói riêng và người Sán Dìu trên cả nước nói chung là kết quả của nhiều nhân tố tác động. Trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan từ phía những người Sán Dìu.

3.2.1.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do đặc điểm cư trú của người Sán Dìu ở Thái Nguyên không

đồng đều, tập trung đông ở các huyện Đồng Hỷ, Phú Lương, Định Hóa, Phổ Yên. Những huyện này gần thành phố nên người Sán Dìu được tiếp xúc với tiếng Việt nhiều từ đó đánh mất dần tiếng dân tộc mình. Bên cạnh đó tình hình cư trú còn tác động đến môi trường sử dụng tiếng Sán Dìu. Nhiều người nói được tiếng Sán Dìu nhưng trong môi trường xung quanh là người Kinh thì người Sán Dìu cũng quên dần tiếng nói dân tộc.

Thứ hai, do nghề nghiệp của người Sán Dìu khác nhau cũng có tác động

nhất định đến ngôn ngữ Sán Dìu, những người nội trợ, nghề nông chủ yếu không ra khỏi làng, ít tiếp xúc với tiếng Việt hơn nên khả năng nói tiếng Sán Dìu cao. Bên cạnh đó, học sinh, giáo viên,cán bộ công chức thường xuyên sử dụng tiếng Việt cho công việc hàng ngày nên dần đánh mất tiếng mẹ đẻ của dân tộc mình.

Thứ ba, như chúng ta đã biết phương tiện được sử dụng trong giảng dạy

và truyền đạt kiến thức của nhà trường, sách giáo khoa đều bằng tiếng Việt nên việc học tiếng Sán Dìu còn gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, các phương tiện truyền thông phát thanh tiếng Sán Dìu chưa có. Đặc biệt là một số khu vực người Sán Dìu cư trú xa đường giao thông nên cuộc sống của họ biệt lập với thế giới bên ngoài làm cho mối quan hệ xã hội bị hạn chế, tiếng Việt không có

điều kiện trở thành ngôn ngữ phổ thông của người Sán Dìu mà họ chủ yếu nói bằng tiếng Sán Dìu.

Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, bản sắc văn hóa người Sán Dìu cũng chịu ảnh hưởng chung của những yếu tố tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc nên trong nhiều năm qua những nét đặc sắc văn hóa của cộng đồng người Sán Dìu cũng có phần nào bị mai một, chưa được chú trọng lưu giữ và bảo tồn, trong đó đáng lưu ý nhất về tiếng nói, chữ viết… Dường như, giới trẻ sinh ra từ những thập niên 90 của thế kỷ XX đến nay đang có xu hướng quên dần tiếng mẹ đẻ mà chuyển hẳn sang nói tiếng phổ thông, đây là một trong những nguy cơ làm mất tiếng nói, bản sắc văn hóa Sán Dìu.

Ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân kinh phí đầu tư cho chính sách bảo tồn và phát triển ngôn ngữ Sán Dìu chưa được đúng mức. Các xã, phường chưa tổ chức được nhiều buổi giao lưu văn hóa giữa những người đồng bào người Sán Dìu ở các địa phương khác nhau. Bên cạnh đó, khả năng và trình độ của đội ngũ giáo viên được đào tạo dạy tiếng Sán Dìu trẻ tuổi hầu như không biết gì về tiếng mẹ đẻ của học sinh Sán Dìu. Điều này cũng là một trở ngại lớn nếu như công tác giảng dạy ở những vùng đặc thù như ở xã Nam Hòa huyện Đồng Hỷ, việc truyền đạt kiến thức sẽ không mấy dễ dàng. Những yếu tố khách quan trên ảnh hưởng đến sự phát triển của ngôn ngữ Sán Dìu và nó được thể hiện ngay trong bản thân của ngôn ngữ. Trong tiếng nói của người Sán Dìu hiện nay, số lượng người nói tiếng mẹ đẻ giảm đã tác động rất lớn đến sự phát triển và bảo tồn ngôn ngữ Sán Dìu.

3.2.1.2. Nguyên nhân chủ quan

Một trong những nguyên nhân chủ quan đó chính là bản thân của người Sán Dìu. Tiếng Sán Dìu đang dần thu hẹp phạm vi sử dụng chủ yếu dùng khi cầu cúng và hát dân ca Sán Dìu còn tiếng Việt được sử dụng trong môi trường giao tiếp rộng. Các con cháu Sán Dìu trên dưới 20 tuổi nhiều em không nói

được tiếng Sán Dìu, một số người lớn tuổi ngại nói tiếng Sán Dìu. Trong giao tiếp với người cùng dân tộc, ngôn ngữ được sử dụng là tiếng phổ thông, ngay cả trong gia đình có ông bà, bố mẹ, con cháu là người Sán Dìu nhưng trong hoạt động hàng ngày vẫn sử dụng tiếng phổ thông. Đây là thách thức lớn đối với người Sán Dìu. Khi xã hội ngày càng phát triển, việc bảo tồn tiếng Sán Dìu lại càng gặp nhiều khó khăn khi môi trường giao tiếp tiếng Sán Dìu ngày càng thu hẹp. Nếu không giữ được tiếng Sán Dìu, tất cả những công việc bảo tồn di sản văn hóa sẽ dừng lại, không phát huy và phát triển được, cả có thế hệ mai sau là con cháu Sán Dìu chỉ nhìn thấy, nghe thấy và xem thấy những giá trị văn hóa vô giá của dân tộc mình. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, một bộ phận không nhỏ, đặc biệt là lớp thanh, thiếu niên đã có những biểu hiện coi nhẹ, thờ ơ hoặc không quan tâm nhiều đến các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Điều nguy hiểm khi một bộ phận giới trẻ sùng bái, thần tượng những văn hóa ngoại lai, quan tâm nhiều đến thị hiếu giá trị tầm thường, chạy theo lối sống thực dụng… những điều này đang gây hại và làm mất dần đi các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc trong đó đặc biệt là ngôn ngữ.

Hiện nay, cộng đồng người Sán Dìu, những người sử dụng tiếng mẹ đẻ ngày càng bị thu hẹp và nhiều người không biết nói tiếng Sán Dìu. Tiếng Sán Dìu bị mai một nhanh chóng, kéo theo hậu quả vốn ca dao, dân ca, vốn từ cổ… cũng mất dần theo các bậc cao niên. Những người biết đọc, biết viết lại càng hiếm hơn, đặc biệt là sách cổ, có một khoảng trống lớn đang bị bỏ quên. Những tri thức về tâm linh, thế giới quan, truyện cổ, dân ca, y học dân gian đã được cất vào hòm và trở thành những kỉ vật của người xưa để lại, chúng kết tinh từ ngàn đời.

3.2.3. Một số đề xuất và giải pháp cho vấn đề bảo tồn, phát triển ngôn ngữ Sán Dìu ở Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 82 - 84)