Chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số của Trung ương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 49 - 52)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số của Trung ương

địa phương

2.2.3.1. Chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Từ khi thành lập và nhận nhiệm vụ lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc. Đối với vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam, chính sách ngôn ngữ tập trung vào 3 nội dung chính là: Xác định vị thế của tiếng mẹ đẻ các dân tộc thiểu số; Vấn đề chữ viết cho ngôn ngữ các dân tộc thiểu số; Vấn đề các ngôn ngữ có quá ít người nói.

2.2.3.2. Xác định vị thế của tiếng mẹ đẻ các dân tộc thiểu số

Bên cạnh việc xác định vai trò ngôn ngữ phổ thông của tiếng Việt trong giao tiếp chung giữa các dân tộc, Đảng và Nhà nước còn nhận thức đúng giá trị của tiếng mẹ đẻ các dân tộc trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là phát triển bản sắc văn hóa của họ. Biểu hiện của quan niệm này hết sức nhất quán và rõ ràng trong suốt quá trình phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ nhất, bên cạnh việc khuyến khích, tổ chức và tạo điều kiện để tiếng Việt thực sự trở thành công cụ giao tiếp, là ngôn ngữ có vai trò động lực phát triển của các dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn tôn trọng và quan tâm đến quyền được sử dụng và phát triển tiếng mẹ đẻ của các dân tộc thiểu số. Từ năm 1941, khi chưa có điều kiện nắm chính quyền, Đảng ta xác định trong nghị quyết của mình là “Văn hóa của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển, tồn

tại và được bảo đảm”. Sau khi giải phóng nửa đất nước, tư tưởng ấy được thể

hiện đầy đủ trong Hiến pháp năm 1960. Hiến pháp năm 1960 ghi nhận “Các

dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục, tập quán, dùng tiếng nói, chữ

định trong Hiến pháp năm 1980 và năm 1992 (Hiến pháp có giá trị pháp luật hiện nay ở Việt Nam). Với điều khoản ghi trong Hiến pháp năm 1992: “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc và

phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp của mình”, Nhà nước đã

xác lập đầy đủ vị thế của ngôn ngữ dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.

2.2.3.3. Vấn đề chữ viết cho ngôn ngữ các dân tộc thiểu số

Nhà nước đã xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể trong các Nghị quyết của Chính phủ và của các Bộ chức năng. Quyết định 53/CP của Hội đồng Chính phủ (năm 1980), một quyết định sinh động nhất trong việc thực hiện tư tưởng nói trên, ghi rõ “Tiếng nói và chữ viết hiện có của các dân tộc thiểu số

được Nhà nước tôn trọng, duy trì, giúp đỡ và phát triển”. Năm 1997, Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Bộ chủ quản trong lĩnh vực này đã có thông tư số 1/GD - ĐT cụ thể hóa tư tưởng đó. Thông tư của Bộ ghi rõ: “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cùng tiếng Việt để thực hiện

giáo dục tiểu học”. Đồng thời, cơ quan quản lí Nhà nước này cũng đề ra một

loạt những biện pháp cụ thể nhằm hướng dẫn việc tổ chức dạy và học tiếng nói, chữ viết dân tộc theo tinh thần Quyết định 53/CP và Luật phổ cập giáo dục tiểu học ở các trường phổ thông thuộc địa bàn dân tộc miền núi.

Quyết định 53/CP ngày 22/2/1980 của Chính phủ nêu rõ: “Nhiều dân tộc chưa có chữ viết có yêu cầu sử dụng bộ vần chữ riêng để ghi tiếng nói của dân tộc mình. Một số dân tộc thiểu số đã có chữ viết lối cổ muốn có chữ viết mới theo chữ cái Latinh cho gần gũi với chữ phổ thông. Những yêu cầu này cần được coi trọng và từng bước giải quyết”...

“Các dân tộc thiểu số chưa có chữ viết đều được giúp đỡ xây dựng chữ viết theo hệ chữ Latinh. Các dân tộc thiểu số đã có chữ viết cổ, nếu có yêu cầu, thì được giúp đỡ xây dựng chữ viết mới theo hệ chữ Latinh”..

“Để dạy và học chữ dân tộc và chữ phổ thông được dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện cho cả đồng bào các dân tộc thiểu số và đồng bào người Kinh học chữ dân tộc, cần xây dựng mới hoặc cải tiến chữ viết dân tộc theo bộ vần chữ phổ thông.

Trong kho chữ viết mới của các dân tộc được sử dụng phổ biến, các chữ dân tộc kiểu cổ và kho tàng sách cổ của các dân tộc vẫn được giữ gìn và

khai thác” (dẫn theo [7, tr.35]).

2.2.3.4. Vấn đề ngôn ngữ Sán Dìu có ít người nói

Trong số các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, ngôn ngữ Sán Dìu có số lượng người nói ít và được xếp vào danh sách ngôn ngữ nguy cơ mai một. Chính sách đối với nhóm ngôn ngữ này cũng là một phần quan trọng trong nội dung của chính sách ngôn ngữ.

Xét về dân số, người Sán Dìu ở Thái Nguyên chiếm 3,92% cư trú không đồng đều trong toàn tỉnh. Chính vì thế, mặc dù Đảng và Nhà nước ta luôn xác định nhiệm vụ bảo tồn tiếng nói, chữ viết của người Sán Dìu là việc làm cần thiết để bảo tồn văn hóa dân tộc nhưng cần phải có những chủ trương và biện pháp cụ thể để triển khai có hiệu quả.

2.2.3.5. Thực tiễn triển khai chính sách ngôn ngữ đối với vùng dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên

Hiện nay, Đài phát thanh truyền hình Thái Nguyên đang phát sóng chương trình Phát thanh bằng tiếng Dao và tiếng H’Mông, trong đó chương trình tiếng Dao và tiếng H’Mông có thời lượng khoảng 20 phút. Ngoài ra còn có các bộ phim tài liệu ngắn giới thiệu về văn hóa Dao bằng tiếng mẹ đẻ. Chương trình truyền hình tiếng dân tộc gồm 6 số (4 số phát thanh tại Đài và 2 số gửi VTV5 với thời lượng từ 20 đến 30 phút một chương trình).

Nội dung chương trình của buổi phát sóng tin tức bằng tiếng Tày - Nùng , Dao được thực hiện theo những cách sau: Dựa vào nội dung chương trình đã phát bằng tiếng Việt để chuyển dịch sang tiếng Tày - Nùng, Dao; Thực hiện chương trình trực tiếp nhằm phản ánh đời sống của DTTS. Bằng hình thức chuyển tải những câu chuyện có thật, những con người cụ thể, Đài PT- TH Thái Nguyên đã chuyển tải tới đồng bào các DTTS tiếng nói của dân tộc mình, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình dự án đầu tư phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc nhằm giúp nhiều hộ dân

tộc hiểu được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước đối với họ. Đến nay, đã qua hơn 45 năm kế thừa lịch sử của Đài Phát thanh Khu tự trị Việt Bắc, các chương trình Phát thanh tiếng dân tộc của Đài PT - TH Thái Nguyên vẫn được duy trì và phát triển. Chương trình truyền hình tiếng Dao với Đề án truyền hình tiếng Dao qua 5 năm thực hiện, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và của tỉnh, đang ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin.

Trong định hướng xây dựng Đài PT- TH Thái Nguyên thành một cơ quan thông tin truyền thông mạnh của vùng miền núi phía Bắc, thực hiện Nghị quyết 37 của Bộ chính trị, nội dung công tác thông tin, tuyên truyền về lĩnh vực dân tộc, miền núi, vùng cao là một trong những nhiệm vụ quan trọng và đang đứng trước những yêu cầu phát triển mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)