Khái niệm giáo dục ngôn ngữ ở cộng đồng đa ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 30 - 31)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2.6. Khái niệm giáo dục ngôn ngữ ở cộng đồng đa ngữ

Theo cách hiểu chung nhất, “giáo dục” là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến đối tượng nào đó, làm đối tượng ấy có được những phẩm chất hoặc năng lực theo yêu cầu nhất định. Như vậy, giáo dục ngôn ngữ cũng được hiểu là hoạt động của giáo viên tác động tới học sinh (hay người học nói chung) nhằm làm cho học sinh có được một năng lực ngôn ngữ nhất định. Cách quan niệm như vậy mang tính khái quát cao, vì vậy nó gây ra sự mơ hồ trong cách hiểu, tự nó không làm rõ được vai trò của ngôn ngữ trong giáo dục: vai trò của ngôn ngữ như là đối tượng và đích đến là sự hiểu biết về ngôn ngữ với vai trò của ngôn ngữ như một phương tiện để diễn đạt và tiếp nhận trong hoạt động giáo dục.

Vai trò quyết định của ngôn ngữ trong quá trình dạy - học trong nhà trường là điều không thể phủ phận. Việc tổ chức nội dung các môn học ở giáo dục song ngữ song song có thể theo cách luân phiên mỗi ngôn ngữ được sử dụng trong một ngày. Hay theo cách khác, các bài khác nhau có thể sử dụng ngôn ngữ khác nhau, với sự thay đổi đều đặn để đảm bảo việc sử dụng hai ngôn ngữ trong nội dung chương trình. Chẳng hạn, tiếng Việt có thể được sử dụng để dạy môn toán vào thứ hai, thứ tư và thứ sáu, tiếng Anh hay ngôn ngữ thiểu số nào đó được phép dạy trong nhà trường thì dùng dạy toán vào thứ ba và thứ năm. Vào tuần tiếp theo thì đổi ngược lại. Đôi khi, các ngôn ngữ có thể được hòa trộn trong một lớp học. Không khuyến khích sự chuyển đổi giữa các ngôn ngữ trong một bài học. Một số giáo viên là người thành thạo cả hai ngôn ngữ. Khi thiếu các giáo viên song ngữ thì hình thành các cặp giáo viên: một giáo viên “trội về tiếng Việt” có thể cộng tác chặt chẽ với một giáo viên “trội về tiếng Anh hay tiếng DTTS” để cùng làm việc. Những giáo viên này được giao phó cả mục tiêu đào tạo về song ngữ và đa văn hóa” [7, tr.32]. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ và tham gia của cộng đồng vào trường học cũng là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự thành lâu dài. Đối với phụ huynh, việc đặt con em họ vào những chương trình song ngữ song song thường là tự nguyện chứ không được ép buộc.

“Giáo dục song ngữ không chỉ đơn thuần là sự thực hiện việc áp dụng các lí thuyết và nghiên cứu vào các tình huống đời thực. Nó còn là sự thực hiện

chính sách xã hội và ý thức hệ xã hội”. Theo Mackey, giáo dục song ngữ đã tồn

tại dưới hình thức khác từ cách đây trên 5000 năm (dẫn theo [31, tr.32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) cảnh huống ngôn ngữ của người sán dìu ở thái nguyên (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)